Doanh nghiệp nên sở hữu máy chủ riêng hay thuê dịch vụ lưu trữ đám mây?
Tuy nhiên việc lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ đám mây liệu có khó như vậy không? Tại sao lại phải bỏ ra quá nhiều chi phí, nhân lực để tự vận hành máy chủ mà không nhờ đến bên thứ 3 cung cấp dịch vụ? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Những điều cần biết về máy chủ vật lý
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý đó là khi doanh nghiệp muốn đầu tư vào hệ thống máy chủ vật lý sẽ có 2 trường hợp đó là: mua hoặc thuê máy chủ vật lý. Tuy nhiên ở bài viết này chúng ta sẽ nhắc đến việc doanh nghiệp muốn tự mình đầu tư máy chủ vật lý.
Tiếp theo, nếu xác định đầu tư Server riêng, doanh nghiệp không chỉ mất một ngân sách lớn cho việc thiết lập hệ thống máy chủ mà còn cần phải tính toán chi phí bảo trì hàng tháng. Để tránh sự cố xảy ra hoặc đơn giản là việc vận hành máy chủ được trơn tru thì doanh nghiệp cũng cần thuê đội ngũ IT để quản trị, giám sát.
Ngoài ra vấn đề mở rộng tài nguyên cũng là điều mà các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng máy chủ vật ý nên lưu ý đó chính là tốn nhiều chi phí, thời gian thay thế phần cứng cấu hình.
Cuối cùng, máy chủ vật lý có thể gặp sự cố khiến toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động. Do vậy để cho dữ liệu được an toàn doanh nghiệp sẽ cần sao lưu cơ sở dữ liệu vào một máy chủ dự phòng để khôi phục.
Để vận hành máy chủ vật lý chúng ta cần đi theo các bước như sau:
Mua tên miền
Đầu tiên, bạn sẽ cần một miền cho doanh nghiệp. Có những công ty chỉ chuyên đăng ký tên miền hoặc server của riêng bạn có thể cung cấp dịch vụ này. Hãy nghiên cứu và xem đâu là lựa chọn phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình những vấn đề như: tên dễ nhớ, giá cả,...
Lựa chọn tên miền rất quan trọng, vì miền duy nhất của bạn sẽ dùng để đặt máy chủ DNS trong miền của từng khách hàng của bạn. Nghĩa là, bạn có thể có các tên miền phụ như: myname1.yourcompany.com và myname2.yourcompany.com.
Mua một máy chủ
Có một số máy chủ chuyên dụng, từ rẻ nhất đến đắt. Hãy tham khảo giá từ công ty khởi nghiệp đến các công ty đã được thành lập và chuyên về máy chủ. Hãy xác định nhu cầu của doanh nghiệp để lựa chọn mua một máy chủ phù hợp nhất có thể.
Cài đặt bảng quản lý lưu trữ trên máy chủ
Có một số tùy chọn bảng điều khiển và chúng cần thiết để quản lý tài nguyên được phân bổ trên máy chủ. Từ đó bạn sẽ có thể thực hiện các cài đặt từ cơ bản đến nâng cao, quản lý tệp, cài đặt hoặc gỡ bỏ ứng dụng,...
Nếu công ty của bạn không có đội ngũ nhân viên CNTT, bạn sẽ cần thuê người để thực hiện việc này.
Mua IP bổ sung
Bạn cần ít nhất hai IP để có một máy chủ hoạt động đầy đủ ngay cả trong dịch vụ lưu trữ đám mây. Vì vậy, điều cần thiết là phải tìm kiếm thêm ít nhất một IP nữa.
Bước cuối cùng, thiết lập bảng điều khiển. Nếu như không may máy chủ gặp phải một vấn đề nào đó và bắt buộc bị dừng hoạt động. Lúc này doanh nghiệp sẽ cần sự trợ giúp của các nhân viên CNTT, hoặc nếu vấn đề ngoài xử lý của những nhân viên này thì sẽ cần đến sự hỗ trợ của bên thứ 3.
Điều này sẽ gây ra nhiều rắc rối cũng như mất nhiều thời gian và chi phí hơn. Chính vì thế mà giải pháp lưu trữ đám mây Cloud server nhận được sự ưu ái hơn từ các doanh nghiệp.
Khám phá giải pháp Cloud Server
Một giải pháp tối ưu cho nhiều công ty đó chính là Cloud server. Khi sử dụng Cloud server từ nhà cung cấp, doanh nghiệp sẽ không cần mất thời gian cài đặt cũng như không cần bỏ ra một số vốn quá lớn để vận hành máy chủ.
Điều quan trọng hơn cả, khi bạn không cần bỏ công sức vào việc vận hành máy chủ thì toàn bộ nhân lực của công ty cũng như chi phí đầu tư máy chủ sẽ được sử dụng để thực hiện các công việc khác quan trọng hơn.
Điều thú vị của loại giải pháp này đó chính là yếu tố tự động: doanh nghiệp của bạn có thể chuyển tất cả các thông tin cần thiết cho công ty thuê ngoài và để họ chịu trách nhiệm thực hiện các cài đặt.
Nghĩa là, email, CDN, cơ sở dữ liệu,.. của bạn sẽ được định cấu hình và giám sát đầy đủ bằng lưu trữ đám mây 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.
Ngoài ra bạn sẽ không phải lo lắng về bất kỳ điều gì về yếu tố kỹ thuật, nhà cung cấp dịch vụ sẽ hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào.
Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thực hiện chạy đến 43% khối lượng công việc của họ trên nền tảng điện toán đám mây công cộng và con số này được dự báo sẽ tăng lên. Với những ưu điểm kể trên, thật khó có thể bỏ qua lợi ích của việc chuyển hoàn toàn sang điện toán đám mây đúng không nào?
Tìm hiểu thêm về các tùy chọn đám mây dành cho cho doanh nghiệp của bạn, cũng như các giải pháp nền tảng điện toán đám mây của Bizfly Cloud qua các bài viết tiếp theo nhé.