Đặt nền tảng cho một chiến lược sao lưu đám mây bền vững

796
27-06-2019
Đặt nền tảng cho một chiến lược sao lưu đám mây bền vững

Đằng sau mỗi một chiến lược sao lưu đám mây và phục hồi thảm họa hiệu quả là một kế hoạch dự phòng vững chắc. Áp dụng nhanh chóng một vài phương pháp sao lưu, công cụ và sao chép phổ biến sẽ giúp bạn có được những bước khởi đầu tốt nhất.

Để đối mặt với những nguy cơ mất dữ liệu rất có thể xảy ra, quản trị viên cần đầu tư thời gian (không quá nhiều) để xây dựng một kế hoạch dự phòng vững chắc.

Các bản sao lưu trên nền tảng đám mây nói chung, sẽ đảm bảo cho bạn dữ liệu được sao chép và lưu trữ tại một vị trí thứ cấp, có thể là tại dịch vụ lưu trữ chẳng hạn. Nếu dữ liệu nguồn bị xâm phạm, doanh nghiệp có thể truy xuất dữ liệu sao lưu và khôi phục về trạng thái trước thời điểm xảy ra sự cố.

Quá trình sao lưu và phục hồi thảm họa (DR) có liên quan chặt chẽ với nhau. Chiến lược DR của một công ty dựa vào các bản sao lưu để đưa các hệ thống trở lại trạng thái trực tuyến. Một số vấn đề phổ biến cần đảm bảo thực hiện để kích hoạt kế hoạch sao lưu đám mây và sẵn sàng trước mọi tình huống.

Một số phương pháp sao lưu đám mây cần phải áp dụng

Một bước quan trọng trong bất kỳ chiến lược sao lưu đám mây nào là cân nhắc các tùy chọn có sẵn. Phương pháp cần áp dụng đầu tiên là thực hiện sao lưu một ứng dụng trong cùng một đám mây mà đang lưu trữ ứng dụng. Mặc dù việc áp dụng thường dễ dàng và rẻ hơn so với các phương pháp sao lưu thay thế, phương pháp này thiếu đi tính độc lập - đặc biệt nếu việc sao lưu không diễn ra trong một khu vực đám mây riêng biệt. Nếu nhà cung cấp đang hợp tác ngừng hoạt động hoặc gặp phải vi phạm an ninh, toàn bộ hệ thống có thể rơi vào ngưng trệ.

Đặt nền tảng cho một chiến lược sao lưu đám mây bền vững - Ảnh 1.

Tùy chọn thứ hai là áp dụng phương pháp lai. Sao lưu các ứng dụng được lưu trữ trên đám mây cục bộ, nơi các nhóm CNTT có toàn quyền kiểm soát việc lưu trữ và bảo mật. Cách thức này sẽ tạo ra mức độ độc lập cao cho dữ liệu nguồn và giảm thiểu ảnh hưởng từ sự cố đám mây. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sẽ tạo ra các vấn đề về độ trễ do sự cách biệt về mặt vật lý giữa đám mây và môi trường tại chỗ.

Cuối cùng, doanh nghiệp có thể thực hiện sao lưu từ nền tảng đám mây này sang nền tảng đám mây khác. Ví dụ: nếu họ lưu trữ dữ liệu trên AWS, họ có thể sao lưu dữ liệu trên Bizfly Cloud. Cách tiếp cận này cũng tạo ra sự cô lập, như phương pháp sao lưu tại chỗ nhưng cho khả năng phục hồi nhanh. Tuy nhiên, có thể sẽ xuất hiện các tác động về chi phí do các nhà cung cấp đưa ra các mức giá khác nhau. Ngoài ra, các thành phần bổ sung - như VPN liên đám mây – cũng có thể làm tăng chi phí.

Các phương pháp replicate và bảo vệ tốt nhất

Để bảo vệ dữ liệu công việc quý giá, failover và replication trong chiến lược sao lưu đám mây sẽ là hai thành phần có vai trò quan trọng thiết yếu. Các nhà cung cấp đám mây thường có trung tâm dữ liệu tại nhiều khu vực khác nhau, các nhóm CNTT có thể lựa chọn cho các mục tiêu failover và replication - nhưng cần phải xem xét các vấn đề về độ trễ trước khi chọn địa điểm. Khoảng cách từ mục tiêu sao lưu càng xa dữ liệu nguồn, độ trễ ảnh hưởng đến quá trình sao lưu càng nhiều.

Các quy trình sao lưu dựa trên đám mây cần một lượng băng thông thích hợp để duy trì hiệu suất ổn định. Vì chi phí băng thông có thể tăng lên nhanh chóng, doanh nghiệp nên kiểm tra chặt chẽ lượng dữ liệu và tốc độ cần để di chuyển.

Khi cần sao lưu dữ liệu công việc, hãy xác định chuỗi các sự kiện để tránh các vấn đề về băng thông. Tạo một lịch trình sao cho công việc quan trọng sẽ được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo khả năng tải cho hệ thống trong trường hợp xảy ra lỗi.

Theo Bizfly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao doanh nghiệp cần phải tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ công nghệ?

SHARE