9 cách giảm thiểu nguy cơ website thương mại điện tử của bạn bị tấn công
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các cách bảo mật một trang web thương mại điện tử. Dưới đây là những cách Bizfly Cloud chia sẻ đến bạn đọc.
Làm cách nào để giảm thiểu nguy cơ website thương mại điện tử của bạn bị tấn công
Nhưng trước tiên, hãy tưởng tượng bạn đang điều hành một shop bán hàng tại địa phương.
Liệu bạn có mong muốn việc khách hàng cung cấp thông tin chi tiết thanh toán giả mạo hoặc để họ thoát ra mà không trả tiền cho bất kì mặt hàng nào trên website không?
Dễ tưởng tượng hơn, hãy cùng lấy ví dụ về các vấn đề an ninh mang tính vật lí, bạn có khóa cửa nhà vào buổi đêm hay không? Bạn có cài đặt các cơ chế báo cháy hoặc chuẩn bị bình chữa cháy sẵn có cho những trường hợp bất ngờ xảy đến không?
Mình chắc chắn câu trả lời sẽ là "Có" cho tất cả những câu hỏi phía trên.
Nhưng nếu bạn là nhà bán lẻ trực tuyến thì sao? Chỉ vì bạn đang bán hàng trực tuyến không có nghĩa là bạn có quyền được hạ thấp cảnh giác.
Ngày nay, quan sát và để mắt về các vấn đề an ninh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng dành cho các nhà bán lẻ trực tuyến, những người muốn ngăn chặn các cuộc tấn công trực tuyến và giữ cho trang web thương mại điện tử của họ được bảo mật và an toàn trên mạng.
9 cách giảm thiểu nguy cơ website thương mại điện tử của bạn bị tấn công
Hãy áp dụng những cách dưới đây nhằm bảo mật website thương mại điện tử của doanh nghiệp.
Website thương mại điện tử của bạn bị tấn công
1. Sử dụng bảo mật HTTPS Hosting
HTTPS là hình thức an toàn của HTTP, là giao thức mà người dùng sử dụng khi họ duyệt website của bạn.
Là chủ sở hữu của website thương mại điện tử, có thể bạn đang chỉ sử dụng HTTPS cho các trang thanh toán, nhưng mình khuyên bạn hãy chuyển tất cả trang web sang HTTPS để ngăn chặn các vấn đề gian lận về bảo mật.
Sau đây là các lí do bạn nên chuyển toàn bộ website sang HTTPS:
- Thứ nhất, HTTPS hiện là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng đên xếp hạng của Google. Điều đó có nghĩa là Google thích các trang web sử dụng HTTPS thay vì HTTP, đây là yếu tố được Google cân nhắc để xếp hạng cao hơn cho website của bạn. Về cơ bản, các trang web sử dụng HTTPS có cơ hội nhận được thứ hạng cao hơn, kèm theo cơ hội được nhiều khách truy cập hơn.
- Thứ hai, HTTPS là cấp độ bảo vệ khá cơ bản mà bạn có thể cung cấp cho khách truy cập của mình. Nó tạo ra một liên kết bền vững giữa trình duyệt của khách truy cập và máy chủ web của bạn, nhờ đó, tin tặc không có khả năng chặn bất kỳ lưu lượng truy cập hoặc dữ liệu nào trên đường truyền.
Để chuyển sang HTTPS, bạn cần phải cài đặt Chứng chỉ SSL và thực hiện một số thay đổi cho website. Một nhà phát triển có kinh nghiệm có thể giúp bạn làm điều này một cách trơn tru nhất.
2. Luôn cập nhập phần mềm thường xuyên
Chỉ vì trang web của bạn được thiết lập và hoạt động không có nghĩa là trang web đã được bảo mật. Việc cập nhật phần mềm là một quá trình liên tục và vô cùng quan trọng, bởi vì nhà phát triển phần mềm sẽ liên tục thêm các tính năng mới và update các bản vá cho các vấn đề bảo mật.
Nếu bạn đang sử dụng một công cụ Thương mại điện tử phổ biến (như Magento, Prestashop hoặc WooCommerce dành cho WordPress) thì bạn sẽ thấy rằng họ phát hành các bản cập nhật khá thường xuyên liên tục.
Việc cập nhập thật sự rất đơn giản, nhiều khi chỉ bằng một cú click trên website chính thức của nhà cung cấp. Đôi khi với bản cập nhập lớn, bạn sẽ mất thời gian một chút để làm việc lại với website của mình.
3. Đảm bảo áp dụng các bảo mật quản trị cơ bản
Đôi khi chỉ cần thực hiện một vài những thay đổi bảo mật cơ bản là bạn đã có thể ngăn chặn nguy cơ tấn công từ các hacker lười biếng rồi.
Thường thì hacker sẽ sử dụng các công cụ tự động được thiết kế để khai thác các lỗi bảo mật cơ bản. Những thứ này dường như không thay đổi tên người dùng mặc định hoặc URL mặc định cho quyền truy cập quản trị viên.
Các tính năng nâng cao hơn một chút có thể kể đến như thiết lập danh sách trắng whitelist các địa chỉ IP có thể truy cập khu vực quản trị. Bằng cách này, chỉ có bạn và nhà phát triển của bạn mới có thể truy cập whitelist này.
Bạn cũng có thể thiết lập các ngưỡng nhằm phát hiện ra bất kỳ nỗ lực đăng nhập đáng ngờ không thành công hoặc các nỗ lực truy cập khu vực quản trị từ các địa chỉ IP không được phê duyệt.
Cũng đừng quên các bảo mật mang tính địa phương. Đồng thời hãy đảm bảo việc tăng cường bảo mật trên mạng nội bộ của công ty bằng cách sử dụng tường lửa thực và cẩn thận với các kết nối wifi.
4. Thực hiện sao lưu (Backups) thường xuyên
Cho dù điều tồi tệ nhất đến với bạn, đó là website bị tấn công, tin vui là bạn vẫn có khả năng để khôi phục lại chúng.
Nhưng việc mất dữ liệu thì lại khác, chúng thường là những thứ bạn khó có thể thể phục hồi lại.
Và hãy nhớ rằng: dữ liệu của bạn chính là trách nhiệm của bạn. Đó là tài sản quý giá và do đó bạn cần phải chắc chắn 100% tài sản này đã được sao lưu.
Bạn có thể tiến hành các thao tác sao lưu thủ công cho dữ liệu của mình, nhưng vấn đề ở đây là công việc này khá tốn thời gian và có khả năng bạn sẽ quên mất việc phải thực hiện thao tác này vì lí do bận rộn chẳng hạn. Và bạn biết không, một bản backup cách đây những 3 tháng là đã đủ điều kiện trở nên vô dụng rồi.
Cách tốt nhất là bạn hãy sử dụng dịch vụ sao lưu tự động để giúp đặt lịch và tự động backup, bạn không cần phải tốn tâm trí để tâm đến những việc gây xao nhãng mất tập trung, bù lại sẽ luôn yên tâm khi bạn luôn biết rằng luôn có bản sao lưu dữ liệu của ngày hôm qua.
5. Đừng lưu trữ những dữ liệu nhạy cảm
Khi nhắc đến các dữ liệu nhạy cảm, chúng ta thường đang đề cập đến các dữ liệu về thẻ thanh toán.
Một số công cụ thương mại điện cung cấp sẵn các khả năng lưu trữ chi tiết thẻ nhưng bạn nên tránh sử dụng tính năng này.
Một lựa chọn tốt hơn là sử dụng giải pháp thanh toán của bên thứ ba, nơi có một web server được sử dụng riêng cho các giao dịch, đảm bảo tính an toàn cho khách hàng. Những thông tin chi tiết này sau đó có thể được sử dụng cho các khoản thanh toán lặp lại nếu được yêu cầu.
Bằng giải pháp thanh toán của bên thứ ba, bạn sẽ sở hữu mức độ bảo mật cao cũng như khiến cho khách hàng cảm thấy thuận tiện hơn trong việc đặt hàng và thanh toán, vì họ không phải liên tục nhập đi nhập lại chi tiết thẻ cho mỗi giao dịch mua bán nữa.
6. Sử dụng phần mềm phòng ngừa gian lận Geo-Location
Thông thường, tin tặc sẽ lấy thông tin chi tiết thẻ bị đánh cắp từ một quốc gia và kiểm tra chúng từ một quốc gia khác.
Vì vậy, bạn có thể loại trừ việc theo dõi này bằng cách sử dụng phần mềm chống gian lận Geo-Location để phân tích địa chỉ chủ thẻ với địa chỉ IP của người đặt hàng.
Sau đó, phần mềm này sẽ tiến hành tính toán và cho ra một điểm số rủi ro, cho phép bạn quyết định có nên nghi ngờ và tiến hành điều tra thêm về đơn đặt hàng hay không. Ví dụ: trong trường hợp khi bạn không chắc chắn mình có thể chạy séc điện thoại hoặc yêu cầu bằng chứng ID trước khi thực hiện đơn hàng.
7. Sử dụng phần mềm bảo vệ khỏi hacker
Ngoài chứng chỉ SSL, làm thế nào để bạn có khả năng biết được một trang web là an toàn hay không?
May mắn thay có khá nhiều phần mềm khác nhau nhằm ngăn chặn tấn công từ các hacker. Phạm vi của các phần mềm này trải rộng từ Website Security Shields đến các tưởn lửa ứng dụng web đầy đủ (WAF).
Tất cả chúng đều hoạt động theo một cách tương tự nhau, đó là quét malware cho các trang web, và tùy thuộc vào cấp độ của dịch vụ mà bạn có, chúng sẽ quét với tần suất thường xuyên hoặc ít hơn, sau đó loại bỏ hoặc xóa hẳn malware đó.
Bằng cách có một lá chắn bảo mật cho website được hiển thị nổi bật trên trang, sẽ giúp khách hàng của bạn biết website là an toàn và khách hàng sẽ đánh giá cao website vì họ biết rằng bạn là người rất coi trọng vấn đề bảo mật, do đó website sẽ không hề có bất kì malware nào.
8. Tạo các bảo mật bằng thủ công
Có một tập hợp các chính sách và thủ tục bảo mật là bước đầu tiên trong trận chiến nhằm giữ an toàn cho website và doanh nghiệp của bạn.
Những dữ liệu như chính sách mật khẩu hoặc bảo mật vật lý (thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp) cũng quan trọng như những bảo mật trực tuyến vậy.
Ngoài ra, bạn nên ghi chép và lưu trữ lại những hình thức gian lận và giải pháp đi kèm thành tài liệu, giúp cho nhân viên của bạn biết chính xác cách xử lý khi gặp vấn đề tương tự, tránh việc giải quyết tùy hứng.
9. Sử dụng CDN - mạng phân phối nội dung
Mạng phân phối nội dung (CDN) là một bộ máy chủ phân tán theo vị trí địa lý, giúp lưu trữ bản sao của website trong hệ thống của chúng.
Vai trò chính của CDN là cung cấp nội dung các trang của bạn từ máy chủ gần với vị trí của người dùng nhất, giúp họ tận hưởng những trải nghiệm nhanh chóng trên website.
Đồng thời, CDN góp phần trong việc bảo mật cho website chống lại các cuộc tấn công DDoS, vì chúng có khả năng nhận ra các mẫu lưu lượng truy cập độc hại và malware, từ đó và có thể bảo vệ trang web của bạn khỏi các tổn thương không đáng do những tấn công không mong muốn.
Tổng kết
Không tồn tại một cách duy nhất nào đảm bảo hoàn toàn an toàn cho website
Vậy là chúng ta đã hoàn thành điểm qua 9 cách giúp cải thiện bảo mật và các cách bảo mật đa lớp dành cho website.
Trên thực tế, chắc chắn không tồn tại một cách duy nhất nào đảm bảo hoàn toàn an toàn cho website của bạn.
Hãy chắc chắn rằng nền tảng lưu trữ của bạn là an toàn và không bị ảnh hưởng xấu từ những cuộc tấn công nhằm vào hàng xóm của bạn. Đừng quên chuyển sang bảo mật HTTPS và giữ cho phần mềm luôn được cập nhật, đây là những thao tác cơ bản và dễ dàng nhất bạn có thể thực hiện ngay bây giờ.
Ngoài ra hãy chắc chắn rằng bạn tiến hành sao lưu định kì dữ liệu của mình, bằng cách này bạn sẽ luôn sẵn sàng cho những tình huống tấn công tồi tệ nhất không may xảy ra với website.
Nhưng cũng đừng quên các thao tác thủ công truyền thống như thay đổi thông tin đăng nhập cũng sẽ giúp bạn bảo mật trang web thương mại điện tử của mình hiệu quả hơn.
Hy vọng bạn hãy áp dụng ngay 9 điều trên để tăng bảo mật và an toàn cho website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc đóng góp, đừng ngần ngại để lại bình luận ở phía dưới nhé!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Nguồn bài viết: https://www.pickaweb.co.uk/blog/10-ways-to-secure-an-ecommerce-website/
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Tấn công XSS và phòng thủ