7 nguyên nhân và cách khắc phục mạng internet bị chậm

1357
06-01-2021
7 nguyên nhân và cách khắc phục mạng internet bị chậm

Có bao giờ bạn phải giành cả thanh xuân để load một trang web? Vì sao mạng internet bị chậm như thế và làm thế nào để khắc phục tình trạng này là câu hỏi nhiều người đang thắc mắc. Vậy hãy cùng BizFly Cloud tìm hiểu 7 nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng mạng internet bị chậm này nhé!

Những nguyên nhân khiến tốc độ mạng internet bị chậm

Nguyên nhân do nhà cung cấp dịch vụ

Mạng internet bị chậm có thể do nguyên nhân cháy  hộp tín hiệu, hay dây đường truyền mạng từ trụ điện dẫn vào nhà bạn gặp trục trặc... Do chịu tác động của thời tiết như mưa, nắng, sấm chớp nên đường dây dẫn có thể bị đứt, hư hỏng làm chậm kết nối internet của bạn. Đây là một nguyên nhân khách quan vì nhà cung cấp không thể kiểm soát được hoàn toàn. 

Hơn nữa, người dùng mạng cũng không thể tự sửa chữa được vì vậy khi gặp vấn đề này bạn cần phải liên hệ trực tiếp với nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ mạng (VNPT, FPT hay Viettel) để được hỗ trợ và sửa chữa sớm nhất có thể.

Nguyên nhân do đứt cáp quang biển

Một trong những nguyên nhân phổ biến gần đây thường khiến mạng internet bị chậm đó là đứt cáp quang biển. Tại Việt Nam, cáp quang AAG và APG là những tuyến cáp quang lớn ảnh hưởng đến kết nối mạng của hầu hết các nhà cung cấp tại Việt Nam. Nếu những tuyến cáp này bị trục trặc vì một lý do nào đó như mưa bão, thiên tai hay cá mập cắn thì kết nối mạng của cả nước ta sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

7 nguyên nhân và cách khắc phục mạng internet bị chậm - Ảnh 1.

Đứt cáp quang từ năm 2017 đến nay xảy ra ngày càng nhiều và bạn có thể dễ dàng nhận biết nguyên nhân làm chậm internet này thông qua những tin tức được cập nhật trên các phương tiện truyền thông.

Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề khiến mạng internet bị chậm này? Nếu bạn không có chuyên môn để giải quyết sự cố hoặc gieo mình xuống biển để làm mồi cho cá mập khỏi cắn cáp thì cách giải quyết chỉ có thể là chờ đợi các nhà cung cấp mạng khắc phục tình hình mà thôi. 

Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế truy cập vào các trang web có máy chủ đặt tại nước ngoài để tránh phải mất quá nhiều thời gian load một trang web. Vì đứt cáp quang trên biển sẽ làm kết nối quốc tế bị chậm hơn so với kết nối trong nước. Một giải pháp khác là bạn có thể sử dụng các dịch vụ 3G để cải thiện tốc độ mạng trong những trường hợp đứt cáp này.

Nguyên nhân do máy tính bị lỗi hoặc dính virus

7 nguyên nhân và cách khắc phục mạng internet bị chậm - Ảnh 2.

Mạng internet bị chậm hoặc thậm chí không vào được mạng có thể là do thiết bị của bạn bị lỗi phần mềm nào đó nhất là các phần mềm hệ thống. Để giải quyết thì bạn có thể cài lại các phần mềm bị lỗi hoặc cài lại toàn bộ chương trình máy tính nếu có thể.

Một nguyên nhân khác làm chậm internet cũng khá phổ biến đó là do máy tính bị nhiễm virus, mã độc. Virus có thể kiểm soát, chiếm dụng tài nguyên hệ thống cũng như đường truyền mạng của máy tính cho các mục đích như tấn công DDoS... Điều này sẽ khiến kết nối Internet của bạn trở nên chậm chạp và thậm chí là mất luôn kết nối. Khi thấy mạng bị chậm mà máy tính lại khởi động chậm chạp, hoạt động ì ạch hơn so với bình thường hay thường xuyên bị lag, đơ, treo máy... thì rất có thể máy đã bị dính virus.

Để khắc phục tình trạng này bạn cần cài đặt các phần mềm diệt virus chất lượng cho máy tính như Avira, Kaspersky,... và chạy các tiến trình quét mã độc thường xuyên. Ngoài ra, để hạn chế virus làm mạng internet bị chậm, bạn nên tránh cắm các thẻ nhớ, USB lạ vào máy tính, tránh tải các phần mềm lậu, crack, hay bấm vào các trang web không đáng tin trên internet...

Nguyên nhân do lỗi thiết bị modem

7 nguyên nhân và cách khắc phục mạng internet bị chậm - Ảnh 3.

Mạng internet bị chậm cũng có thể do các thiết bị modem của bạn bị lỗi. Tình trạng này cũng hay xảy ra vì modem thường xuyên phải làm việc liên tục, quá tải. Nếu bạn thấy việc kết nối với modem bị chậm hơn bình thường và đặc biệt khi sờ vào cục modem thấy chúng nóng phừng phực thì rõ ràng đây là nguyên nhân làm chậm internet. Nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ kết nối mạng bị chậm mà có thể bạn sẽ không thể vào internet với modem đó được nữa.

Vì vậy, giải pháp cho vấn đề này là bạn nên thường xuyên bấm nút reset, khởi động lại modem khoảng 2 ngày 1 lần cũng như tắt nó đi một lúc để có thể hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đã khởi động lại modem mà tình hình không thay đổi thì bạn nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ mạng để được hỗ trợ.

Nguyên nhân do trang web bị chặn hoặc giảm tốc độ

Một nguyên nhân khiến không vào được mạng mà người dùng không thể làm gì được đó là khi website bị chặn. Google có thể đã phát hiện trang web đó lừa đảo, hay chứa các nội dung, phần mềm độc hại nên đã tiến hành chặn truy cập web. Trường hợp này thì bạn nên tạm thời từ bỏ việc mở trang web đó đi nhé!

Ngoài ra, có một số trang web bị chủ sở hữu hoặc các nhà mạng hạn chế tốc độ truy cập khiến cho mạng internet bị chậm lại. Có thể bạn đã nghe qua việc Chính phủ Việt Nam tiến hành giảm tốc độ truy cập Facebook vào hồi đầu năm 2020 nhằm yêu cầu mạng xã hội này kiểm duyệt cẩn thận hơn các nội dung liên quan đến việc chống phá chính phủ. Trong những trường hợp này thì bạn cũng không thể làm gì khác ngoài chờ đợi...

Nguyên nhân do nhiều người truy cập cùng lúc

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mạng internet bị chậm, nhất là với các website hot, trang web thương mại điện tử... Chẳng hạn, nhiều người hùng hục truy cập một trang web bán hàng để săn sale sẽ khiến tốc độ load web bị chậm lại. Những ai có kết nối tốc độ cao hơn sẽ vào web nhanh hơn, mượt hơn những người còn lại. Để giải quyết tình trạng này thì bạn cần tìm cách nâng cấp tốc độ mạng của mình chẳng hạn nhu nâng cấp gói cước băng thông mạng, nâng cấp 3G lên 4G, 5G...

Chia sẻ Internet cho nhiều người sử dụng

Một trong những nguyên nhân hay khiến mạng internet bị chậm là do có quá nhiều sử dụng cùng lúc một kết nối mạng. Nhiều gia đình thường chia sẻ wifi hay dây mạng với hàng xóm vì tình nghĩa hoặc để tiết kiệm chi phí gói cước hàng tháng nên khiến kết nối internet bị chập chờn.

Giải pháp cho vấn đề này đơn giản chỉ là hạn chế số người dùng chung một mạng Internet bằng cách thường xuyên đổi password wifi. Ngoài ra, nếu muốn chia sẻ internet cho nhiều người thì bạn có thể nâng cấp gói cước mạng để có tốc độ cao hơn, “gánh” được nhiều truy cập hơn.

Trên đây là 7 nguyên nhân thường khiến kết nối mạng bị ì ạch, chập chờn. Hy vọng bài viết cũng đã giúp bạn biết cách khắc phục nhanh chóng một số trường hợp mạng internet bị chậm hoặc mất kết nối. Hãy để lại email của bạn bên dưới để được cập nhật những bài viết công nghệ mới nhất từ BizFly Cloud nhé!

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

SHARE