5 lý do khiến máy chủ bị treo và đóng băng dẫn tới "sập" website
Theo Bizfly Cloud chia sẻ khi lượng người dùng truy cập website của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên không ngừng theo thời gian, thì đến một lúc nào đó các sự cố máy chủ sẽ xảy ra thường xuyên hơn và các sự cố này được coi như một phần trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Server có thể hiểu là các PC được sử dụng chỉ nhằm mục đích lưu giữ một số loại thông tin nhất định và xử lý các thông tin này theo yêu cầu bất cứ khi nào cần thiết. Các máy chủ nội bộ với bộ nhớ khổng lồ sẽ chứa một số dòng mã để thực hiện nhiệm vụ này. Đây là cách để phân biệt giữa computers, laptops, tablets, với một server. Khi website của doanh nghiệp bị treo hoặc đóng băng, đa số người dùng đang lầm tưởng rằng trang web bị sập nhưng vấn đề là ở server chứ không phải trang web.
3 vấn đề thường gặp trong sự cố máy chủ là:
Máy chủ không hoạt động được.
Máy chủ hoạt động nhưng hiển thị Blue Screen Of Death (BSOD).
Máy chủ khởi động, hệ điều hành cũng khởi động nhưng một số dịch vụ không chạy được.
Nếu đang gặp phải một trong 3 tình trạng trên, chứng tỏ máy chủ của bạn đang gặp sự cố. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:
1. Sự cố mạng
Người dùng không thể khởi chạy website của doanh nghiệp có thể do họ đang sử dụng một kết nối Internet chậm. Vì vậy, trong trường hợp như vậy, đây không phải là lỗi của máy chủ mà là ở phía máy khách.
2. Lỗi cấu hình
Cấu hình sai là nguyên nhân thứ hai gây nên sự cố cho máy chủ. Doanh nghiệp cần phải luôn có các bản sao lưu để tránh các tình huống không mong muốn xảy ra gây nên việc dữ liệu bị xóa vĩnh viễn khỏi hệ thống. Lúc này máy chủ cần được cấu hình lại với sự giúp đỡ của chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ.
3. Quá tải hệ thống
Đến một ngày website của công ty trở nên nổi tiếng, số lượng khách truy cập gia tăng đột biến. Đây thực sự là một tin tốt nhưng đi kèm đó là một cơn "ác mộng" thực sự. Tin tốt là doanh nghiệp của bạn đã phát triển, được nhiều người quan tâm và biết đến, vậy còn cơn ác mộng, đó là việc máy chủ của doanh nghiệp không thể xử lý nổi lượng request khổng lồ gia tăng đột biến này, dẫn đến sự cố cho server và website.
4. Sự cố phần cứng
Khi website gặp vấn đề do server có vấn đề, đa số nguyên nhân đến từ đĩa cứng.
5. Sao lưu
Việc thường xuyên tạo ra các bản sao lưu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu, tuy nhiên việc này đồng thời sẽ gây ra sự chậm chạp vì tiêu thụ một lượng CPU đáng kể. Dẫn đến việc máy chủ bị đóng băng. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ cần sự hỗ trợ kỹ kỹ thuật từ các chuyên gia có kinh nghiệm.
6. Overheating
Overheating là nguyên nhân gây cản trở chức năng và dẫn đến sự cố máy chủ. Đây là lý do tại sao các phòng máy chủ luôn được giữ trong phòng máy lạnh.
Làm thế nào để biết máy chủ đã bị sập?
Hãy xét một ví dụ cụ thể sau đây: Nếu doanh nghiệp chỉ có một máy chủ duy nhất để xử lý databases, websites và music. Đột nhiên database gặp sự cố nhưng các websites và music vẫn hoạt động bình thường, thì rất có thể vấn đề nằm ở database server software. Chúng ta có thể xác định nguyên nhân bằng cách cô lập từng dịch vụ.
Mẹo và thủ thuật để tránh sự cố máy chủ
1. Giữ phòng máy chủ mát nhất có thể và tốt nhất nên khóa chúng lại. Không để bụi bẩn xâm nhập vào bên trong. Việc làm mát nên được thực hiện với sự trợ giúp của redundant A/C được thiết kế đặc biệt dành riêng cho máy tính. Nhiệt độ không vượt quá 77 độ F.
2. Trong trường hợp bạn có nhiều hơn 1 máy chủ, phải luôn giữ chúng cách nhau bởi một khoảng cách tiêu chuẩn để khí lạnh được truyền đều xung quanh. Không khí sẽ đi vào từ phía trước và đi ra ở phía sau.
3. Duy trì môi trường sạch sẽ xung quanh các máy chủ. Các hạt bụi có thể góp phần là nguyên nhân gây nên sự quá nhiệt, do đó việc làm sạch kịp thời là cần thiết. Ngoài ra, trong khi vệ sinh cần phải nhẹ nhàng và cẩn thận tối đa, tránh cho dây hoặc phích cắm có thể bị xáo trộn và máy chủ có thể ngừng nhận điện.
4. Chèn các tấm trống ở giữa trên giá máy chủ để chặn hoàn toàn không khí xung quanh.
5. Để giảm lượng nhiệt được tạo ra, hãy xem xét ảo hóa. Đó là phiên bản ảo (không có thực) của storage space, network resources, OS, server, hardware platforms
6. Giữ bản sao lưu mọi dữ liệu và thông tin, phòng cho các trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn hoặc lũ lụt.
Đừng hoảng sợ nếu hệ thống của bạn gặp sự cố. Đây là việc sẽ xảy ra trong tương lai. Ngay cả với các trang web lớn như Facebook, Google, Twitter, YouTube,... cũng phải đối mặt với điều đó. Máy chủ YouTube có nguy cơ sập sau mỗi 10 phút. Luôn luôn có giải pháp cho mọi vấn đề. Vì vậy, hãy luôn nhớ rằng những trang web đang xử lý hàng triệu người dùng còn thể giải quyết sự cố vậy tại sao trang web của bạn lại không cơ chứ?
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: 8 thuật toán cân bằng tải đẩy nhanh tốc độ hiệu suất (hiệu suất cao hơn) cho máy chủ
Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành Bizfly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: Bizfly Cloud Server, Bizfly CDN, Bizfly Load Balancer, Bizfly Pre-built Application, Bizfly Business Mail, Bizfly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của Bizfly Cloud tại đây.