4 lý do tại sao các công ty cần đầu tư vào công nghệ
Theo Bizfly Cloud tìm hiểu công nghệ ngày càng đổi mới phát triển không ngừng và đang trở thành yếu tố không thể thiếu trong hầu hết các doanh nghiệp. Giữ vai trò điều hành doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp sẽ phải nắm được xu hướng phát triển trong tất cả các lĩnh vực công nghệ: từ AI và internet of things cho đến 3D printing, năng lượng tái tạo và làm việc từ xa. Nếu không theo kịp tốc độ phát triển mới nhất trong các lĩnh vực này, doanh nghiệp có nguy cơ bị tụt hậu.
Sự tích hợp toàn diện của internet vào cuộc sống, kết nối nâng cao trên toàn thế giới, mức độ sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và vui chơi. Báo cáo năm 2018 của GSMA tiết lộ rằng trong năm 2016, công nghệ và dịch vụ di động đã tạo ra 5,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở châu Á Thái Bình Dương (1,3 nghìn tỷ đô la giá trị kinh tế), đến năm 2020, sẽ tăng lên 1,6 nghìn tỷ đô la, tương đương 5,4% GDP trong khu vực.
Hơn nữa, theo nghiên cứu của American Express, CNTT hiện chiếm 19% chi phí kinh doanh. Công nghệ có rất nhiều lợi ích, lợi ích trong hoạt động và gắn kết nhân viên với khách hàng, lợi ích cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm/dịch vụ, lợi ích trong việc quản lý dữ liệu của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp đã thành công khi tận dụng được những lợi thế của CNTT. Theo một báo cáo của Deloitte, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ có mức tăng trưởng doanh thu cao gấp bốn lần so với các công ty không áp dụng.
Tiết kiệm thời gian
Công nghệ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian bằng cách tối ưu hóa, tự động hóa, đơn giản hóa quy trình hoạt động, thậm chí loại bỏ được một số công việc mà nhân viên sẽ mất nhiều ngày để hoàn thành.
Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu giao tiếp nhanh chóng và nhất quán giữa nhân viên và khách hàng, hãy đầu tư vào các thiết bị phục vụ cho làm việc từ xa như máy tính xách tay, các công nghệ di động. Nếu ngân sách không có nhiều, doanh nghiệp có thể thiết lập một hệ thống quản lý nội dung trực tuyến, toàn bộ nhân viên có thể truy cập thông qua internet chứ không cần phải sử dụng một thiết bị hoàn toàn riêng biệt. Đó là lý do mà các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây và các ứng dụng quản lý nhóm phát triển mạnh mẽ đến như vậy. Một báo cáo cho thấy đầu tư vào công nghệ có thể giúp tăng năng suất lên 20% và những nhân viên dành 60-80% thời gian làm việc từ xa có mức độ tham gia làm việc cao nhất.
Cải thiện an ninh
Đầu tư vào bảo mật công nghệ thông tin là điều quan trọng đối với bất kỳ công ty nào muốn đạt được thành công. Vi phạm dữ liệu sẽ gây lên những chấn động trong dư luận, lấy mất lòng tin của khách hàng, khách hàng cảm thấy không an toàn và sẽ từ bỏ doanh nghiệp. Chúng ta mỗi người đều có ý thức phải khóa xe khi đi mua sắm và khóa cửa nhà khi đi làm, vì vậy không có lý do gì mà doanh nghiệp lại không quan tâm đến vấn đề bảo mật. Bảo mật tốt sẽ giúp doanh nghiệp giữ an toàn được tất cả các thông tin của nhân viên và khách hàng, tránh khỏi được những truy cập trái phép.
Nổi bật trong đám đông
Công nghệ và đổi mới luôn đi đôi với nhau. Nếu không bắt kịp xu hướng thị trường, đón đầu xu hướng thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh vượt mặt. Doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ để tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt nổi trội của mình trên thị trường, vượt qua được đối thủ đồng thời cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Tương tác tốt hơn với khách hàng
Khách hàng ngày càng thông minh hơn. Họ yêu thích và bắt kịp với công nghệ, doanh nghiệp cần phải ở cùng bước sóng để tương tác và kết nối với họ. Chẳng hạn, nếu khách hàng của bạn sử dụng Instagram để gửi các khiếu nại và yêu cầu đặt hàng, nhưng doanh nghiệp lại kiểm tra tài khoản Instagram mỗi tuần có một lần, chẳng mấy mà chốc khách hàng sẽ không còn hứng thú gì với thương hiệu nữa vì trả lời quá chậm trễ. Trên thực tế, 84% doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ sử dụng ít nhất một nền tảng truyền thông xã hội để cung cấp thông tin cho khách hàng và 80% doanh nghiệp nhỏ sử dụng công nghệ kỹ thuật số, như ứng dụng nhắn tin tức thời, để liên lạc với các đối tác và khách hàng.
Chatbots trên các website cũng là một điểm nhấn với các thế hệ trẻ, 60% millennials đã tương tác với một chatbot ít nhất một lần trong đời. Khách hàng giờ đây luôn mong đợi những phản hồi ngay lập tức, giải đáp và đáp ứng tất cả các thắc mắc và nhu cầu của họ. Do đó thị trường chatbot dự kiến sẽ đạt 1,23 tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2025.
Nick Bawa, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập tại Convintus tuyên bố: Các doanh nghiệp không để tâm đến internet vào đầu thế kỷ 21 đã gặp khó khăn trong việc theo kịp các đối thủ cạnh tranh. Điều tương tự cũng đúng cho đến ngày hôm nay khi nói đến công nghệ. Cho dù bạn là một phần của một công ty mới thành lập hay một doanh nghiệp nhỏ, bạn nên luôn luôn tìm kiếm sự đổi mới lớn tiếp theo - không chỉ là để tồn tại mà còn là bàn đạp để xây dựng một doanh nghiệp tỷ đô tiếp theo.
Kết luận
Đầu tư vào công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Công nghệ giúp giải phóng thời gian cho các tác vụ thủ công, giúp dữ liệu an toàn hơn, thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài sẽ được cải thiện và doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn so với đối thủ.
Dù lựa chọn mô hình nào, khi đầu tư và sử dụng CNTT cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, các nhà quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp, là người dùng của các HTTT doanh nghiệp, cũng cần trang bị cho mình một khung kiến thức để hiểu và sử dụng hiệu quả các HTTT. Có như vậy, các đầu tư CNTT mới đem lại hiệu quả cao nhất và thực hiện hóa được kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.
>> Có thể bạn quan tâm: Thực hư chuyện công cụ miễn phí python anaconda đem lại thu nhập hàng trăm ngàn USD/ năm cho các data scientist