10 lợi ích hàng đầu của tích hợp liên tục & phân phối liên tục (CI/CD)
Tích hợp liên tục (CI) cho phép bạn liên tục tích hợp mã vào một kho lưu trữ được chia sẻ và dễ dàng truy cập. Phân phối liên tục (CD) cho phép bạn lấy mã được lưu trữ trong kho lưu trữ và liên tục chuyển đến sản xuất. CI/CD tạo ra một quy trình nhanh chóng và hiệu quả giúp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh chóng, dễ dàng phát triển các tính năng mới và sửa lỗi để giữ cho khách hàng hiện tại của bạn hài lòng.
Trong bài viết này, Bizfly Cloud sẽ đi sâu vào 10 lợi ích hàng đầu của Tích hợp Liên tục và Phân phối Liên tục để giúp bạn quyết định xem đây có phải là bước đi đúng đắn mà tổ chức của bạn nên thực hiện hay không.
1. Thay đổi ít code hơn
Một lợi thế kỹ thuật của CI/CD là nó cho phép bạn tích hợp các đoạn code nhỏ cùng một lúc. Những thay đổi code này đơn giản và dễ xử lý hơn so với những đoạn code khổng lồ. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có ít vấn đề cần được sửa chữa sau này.
Khi sử dụng thử nghiệm liên tục, những phần nhỏ này có thể được kiểm tra ngay sau khi chúng được tích hợp vào code repository, cho phép các nhà phát triển sớm phát hiện ra vấn đề trước khi quá nhiều công việc được hoàn thành sau đó. Điều này thực sự hiệu quả đối với các nhóm phát triển lớn, những người làm việc từ xa cũng như những người làm việc nội bộ. Bởi giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm có thể là một hạn chế lớn.
2. Cô lập lỗi
Cô lập lỗi là việc thiết kế các hệ thống sao cho khi một lỗi xảy ra, các hậu quả đều nằm trong phạm vi giới hạn và kiểm soát được. Điều này giúp làm giảm khả năng hư hỏng và giúp bảo trì hệ thống dễ dàng hơn.
Thiết kế hệ thống của bạn với CI/CD giúp việc cô lập lỗi được phát hiện nhanh hơn và dễ thực hiện hơn. Cô lập lỗi kết hợp giám sát hệ thống, xác định thời điểm xảy ra lỗi và kích hoạt vị trí của nó. Sự cố đột ngột có thể được ngăn chặn xảy ra với khả năng cô lập sự cố trước khi nó có thể gây ra thiệt hại cho toàn bộ hệ thống.
3. Giảm thời gian xử lý lỗi (MTTR)
MTTR (Mean Time To Resolution) đo lường khả năng bảo trì của các tính năng và xác định thời gian trung bình để sửa lỗi một tính năng. Về cơ bản, nó giúp bạn theo dõi lượng thời gian cần có để phục hồi sau mỗi lần sửa lỗi.
CI/CD làm giảm MTTR vì các code thay đổi nhỏ hơn và cô lập lỗi dễ phát hiện hơn. Một trong những yếu tố giảm thiểu rủi ro kinh doanh quan trọng nhất là giữ cho các sai sót ở mức tối thiểu và nhanh chóng phục hồi sau bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Các công cụ giám sát ứng dụng rất quan trọng giúp tìm và sửa lỗi nhanh chóng đồng thời ghi log các vấn đề để nhận thấy xu hướng nhanh hơn.
4. Tăng độ tin cậy của kiểm thử
Sử dụng CI/CD, độ tin cậy của kiểm thử được cải thiện do những thay đổi nhỏ và hiệu quả được đưa vào hệ thống. Điều này cho phép tiến hành các negative test và positive test chính xác hơn. Độ tin cậy kiểm thử trong CI/CD cũng có thể được coi là Continuous Reliability. Với việc liên tục hợp nhất và phát hành các sản phẩm và tính năng mới, chất lượng chính là tiêu chí hàng đầu trong toàn bộ quá trình này.
5. Tăng tốc độ release
Các lỗi được phát hiện nhanh hơn kéo theo việc sửa lỗi cũng nhanh chóng hơn, từ đó tốc độ release cũng tăng tốc hơn. Tuy nhiên, chỉ có thể release thường xuyên nếu code được phát triển trong một hệ thống hoạt động liên tục.
CI/CD liên tục merges code và liên tục triển khai chúng vào production sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, giữ cho code ở trạng thái sẵn sàng release. Trong quá trình triển khai, điều quan trọng là phải có một môi trường production được thiết lập gần giống với môi trường mà người dùng cuối cuối cùng sẽ sử dụng. Containerization là một phương pháp tuyệt vời để kiểm tra code trong môi trường production để kiểm tra khu vực sẽ bị ảnh hưởng bởi việc release.
6. Backlog nhỏ hơn
Việc kết hợp CI/CD vào quy trình phát triển của tổ chức giúp giảm số lượng các lỗi không nghiêm trọng trong backlog của bạn. Những lỗi nhỏ này được phát hiện trước khi sản xuất và sửa lỗi trước khi đưa ra thị trường cho người dùng cuối.
Lợi ích của việc giải quyết các vấn đề không quan trọng trước thời hạn là rất lớn. Ví dụ: các nhà phát triển có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các vấn đề lớn hơn hoặc cải thiện hệ thống. Một lợi ích khác là cải thiện sự hài lòng của người dùng, tránh gặp lỗi khi sử dụng sản phẩm của bạn.
7. Cải thiện sự hài lòng của khách hàng
Ưu điểm của CI/CD không chỉ rơi vào khía cạnh kỹ thuật mà còn ở phạm vi tổ chức. Đừng lãng phí ấn tượng đầu tiên vì chúng là chìa khóa để biến khách hàng mới thành khách hàng trung thành của bạn. Thêm các tính năng và thay đổi mới vào kênh CI/CD dựa trên cách khách hàng sử dụng sản phẩm sẽ giúp bạn giữ chân người dùng hiện tại và có được những người dùng mới. Hãy giữ cho khách hàng của bạn hài lòng với sự thay đổi nhanh chóng của các tính năng mới và các bản sửa lỗi. Việc sử dụng phương pháp tiếp cận CI/CD cũng giúp sản phẩm của bạn luôn cập nhật công nghệ mới nhất và cho phép bạn có được những khách hàng mới, những người sẽ lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì đối thủ thông qua truyền miệng và đánh giá tích cực.
8. Tăng cường tính minh bạch
CI/CD là một công cụ tuyệt vời để nhận được phản hồi liên tục không chỉ từ khách hàng mà còn từ nhóm của chính bạn. Điều này làm tăng tính minh bạch của bất kỳ vấn đề nào trong nhóm và đề cao tinh thần trách nhiệm.
CI chủ yếu tập trung vào nhóm phát triển, vì vậy phản hồi từ phần này của quy trình ảnh hưởng đến lỗi xây dựng, sự cố merge, thay đổi về kiến trúc hệ thống, v.v. CD tập trung nhiều hơn vào việc đưa sản phẩm nhanh chóng đến tay người dùng cuối để có được khách hàng cần thiết phản hồi. Cả CI và CD đều cung cấp phản hồi nhanh chóng, cho phép bạn cải tiến đều đặn và liên tục sản phẩm của mình.
9. Giảm chi phí
Tự động hóa trong đường ống CI/CD làm giảm số lượng lỗi có thể xảy ra trong nhiều bước lặp đi lặp lại của CI và CD. Ngoài ra cũng giải phóng thời gian của các Dev có thể dành cho việc phát triển sản phẩm vì không có nhiều thay đổi code để sửa nếu lỗi được phát hiện nhanh chóng. Tăng chất lượng mã bằng tự động hóa cũng làm tăng ROI của bạn.
10. Bảo trì và cập nhật dễ dàng
Bảo trì và cập nhật là một phần quan trọng để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý trong quy trình CI/CD là thực hiện bảo trì trong khoảng thời gian downtime. Không gỡ hệ thống xuống trong thời gian lưu lượng truy cập cao điểm để cập nhật các thay đổi về code.
Trải nghiệm khách hàng kém là một phần của vấn đề, nhưng cố gắng cập nhật các thay đổi trong thời gian này cũng có thể làm tăng vấn đề triển khai. Một cách hữu hiệu để đảm bảo việc bảo trì không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống là tạo các microservices trong kiến trúc hệ thống để chỉ một vùng của hệ thống được gỡ xuống cùng một lúc.
Trong thời gian gần đây, các Dev đã trở nên quen thuộc hơn với CI/CD. Kubernetes đang nhanh chóng trở nên phổ biến và tất cả các công cụ đang được nâng cấp để tích hợp với Kubernetes. Bạn không thể nghĩ đến việc tạo phần mềm mới mà không có CI/CD pipeline thích hợp.
Nếu bạn đang muốn bắt đầu với Kubernetes ngay hôm nay, hãy truy cập: https://bizflycloud.vn/kubernetes-engine để trải nghiệm miễn phí. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến Kubernetes, hãy theo dõi thêm những bài viết tiếp theo của Bizfly Cloud nhé.