Những nhận định của chuyên gia về Big data và quyền riêng tư

1009
09-03-2019
Những nhận định của chuyên gia về Big data và quyền riêng tư

Một số bàn luận và nhận xét của các chuyên gia hàng đầu về việc sử dụng dữ liệu và quyền riêng tư dữ liệu trong hiện tại và tương lai. CùngBizfly Cloud tổng hợp những thông tin về Big data ngay tại bài viết này nhé. 

Big data đem lại nhiều lợi ích hơn chúng ta tưởng tượng 

Trích dẫn trong cuộc phỏng vấn gần đây của Alexis Madrigal với Gibu Thomas, người định hướng cho các cải tiến và đổi mới tại Walmart:

Triết lý của chúng tôi khá đơn giản: Khi chúng ta sử dụng dữ liệu, hãy minh bạch với khách hàng để họ có thể biết những gì diễn ra. Cần có một cơ chế từ chối rõ ràng. Và, quan trọng hơn, các giá trị cũng phải rõ ràng. Nếu chúng ta tiết kiệm tiền cho khách hàng hoặc nhắc nhở khách hàng về những thứ họ có thể cần, sẽ không có ai hỏi, "làm thế nào anh/chị có được dữ liệu đó?" hay "tại sao anh/chị lại sử dụng dữ liệu đó?". Có lẽ tất cả chúng ta đều có thể đoán điểm mấu chốt nằm ở đâu. Hãy cư xử với người khác như cách bạn muốn họ cư xử với mình.

Những nhận định của chuyên gia về Big data và quyền riêng tư - Ảnh 1.

Sử dụng dữ liệu phục vụ lợi ích con người có thể đem lại nhiều tiến bộ xã hội

Đây có lẽ sẽ là những nút thắt cơ bản khi nói đến các quy định về quyền riêng tư trong tương lai. Khi các công ty sử dụng dữ liệu của chúng ta cho chính lợi ích của chúng ta, chúng ta đều biết và cảm thấy thoải mái về điều đó. 

Chúng ta sẽ vui vẻ cho Google biết vị trí của mình để họ có thể chỉ cho chúng ta đường đi hoặc cho Lozi, Foody… tìm kiếm những địa điểm ăn uống thú vị gần đó. Chúng ta thậm chí không cảm thấy phiền khi họ giữ lại những dữ liệu đó nếu chúng giúp họ đưa ra các khuyến nghị tốt hơn trong tương lai. Những việc như dự đoán bạn sẽ mất bao lâu để đi làm vào giờ cao điểm hay hiển thị những tìm kiếm phù hợp nhất với bạn chỉ là vài trong số ít những gì big data có thể làm.

Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát con người cũng rất dễ trở thành những nạn nhân bất đắc dĩ

Nhưng chúng ta cũng ý thức được rằng các công ty có thể sử dụng dữ liệu của chính chúng ta để gây bất lợi hoặc bán nó cho những người không đem lại lợi ích cho chúng ta.

Đó là khi thẻ của bạn bị từ chối không phải do khả năng thanh toán của bạn mà là vì nơi bạn sinh sống hoặc sắc tộc của bạn, trường hợp có thể xảy ra là trên bản đồ sẽ xuất hiện các đường màu đỏ để phân định địa lý nơi các khoản vay hoặc bảo hiểm sẽ bị từ chối hoặc mất nhiều phí hơn. Đây là một loại hình rất có thể sẽ xuất hiện trong thế kỷ 21 và được tạm gọi là "phân vùng lại dữ liệu".

"Khi một người tiêu dùng đăng ký bảo hiểm ô tô, bảo hiểm tài sản cho sở hữu nhà cửa hay mở thẻ tín dụng, các công ty sẽ có thể đưa ra các dự đoán tương đối chính xác về loại nhóm rủi ro mà họ nên xếp cho người đó. Người tiêu dùng với rủi ro cao hơn sẽ không bao giờ được thông báo hoặc cung cấp các giao dịch tốt nhất. Sự lựa chọn của họ sẽ bị giới hạn".

Cách đúng đắn để xử lý việc phân vùng lại dữ liệu là không cấm thu thập dữ liệu, vì như đã nói dữ liệu có thể thúc đẩy sự tiện nghi và phát triển của xã hội con người, nhưng thay vào đó, cấm sử dụng sai khi công ty có dữ liệu đó.

Những nhận định của chuyên gia về Big data và quyền riêng tư - Ảnh 2.

Thu thập và phân vùng dữ liệu cần thực hiện song song

Hơn thế nữa, dữ liệu còn rất hữu ích trong việc cá nhân hóa các dịch vụ để phục vụ lợi ích của con người, mọi nỗ lực ngăn cấm việc thu thập dữ liệu sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi dưới những đòi hỏi theo sở thích của người tiêu dùng.

Ví dụ: ngày nay chúng ta thường được các ứng dụng trên điện thoại hỏi liệu nó có thể sử dụng vị trí hiện tại của chúng ta hay không. Phần lớn, chúng ta đều sẽ đồng ý vì nếu không, ứng dụng sẽ không thể hoạt động. Được hỏi là một bước quan trọng, nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự hiểu những gì đang xảy ra với dữ liệu mà chúng ta đã đồng ý cung cấp?

Cách đúng đắn để xử lý việc phân vùng lại dữ liệu là cân nhắc về những tác hại có thể có đối với những người có dữ liệu đang được thu thập và chủ yếu để điều chỉnh những tác hại đó, thay vì chỉ thu thập dữ liệu, phục vụ cho mục đích của một số nhóm người. Khi mọi người bị từ chối bảo hiểm y tế vì các tiền sử trong bệnh án, có nghĩa là dữ liệu của họ đã được sử dụng để chống lại họ; điều này hiện bị hạn chế bởi Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe - Affordable Care Act. Ngược lại, các quy tắc về quyền riêng tư trong HIPAA, Đạo luật Trách nhiệm và Khả năng Giải quyết Thông tin Y tế năm 1996, tìm cách thắt chặt quyền riêng tư của dữ liệu, thay vì sử dụng chúng, và như vậy, gây ra những hạn chế trong khả năng nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh mới!

Theo Bizfly tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao Điện toán đám mây lại là lựa chọn thích hợp để triển khai kho dữ liệu Big data

SHARE