Bizfly Cloud chính thức cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu tại Hà Nội & TP Hồ Chí Minh
Các trung tâm dữ liệu là môi trường được thiết kế riêng để giúp các doanh nghiệp lưu trữ, quản lý, vận hành phần cứng và phần mềm của doanh nghiệp. Trong thời kỳ đầu của ngành công nghiệp máy tính, các phòng máy tính chính là sơ khai của trung tâm dữ liệu ngày nay. Các hệ thống này cần một môi trường đặc biệt với thiết kế các loại cáp kết nối phức tạp với nhau. Với sự phát triển của ngành công nghiệp máy tính và nhu cầu của doanh nghiệp hiện đại, các trung tâm dữ liệu cũng có sự phát triển và phổ biến rộng rãi.
Trung tâm dữ liệu là gì?
Trung tâm dữ liệu hay (Datacenter - DC) là một cơ sở vật chất (có thể là phòng hoặc tòa nhà) được xây dựng với mục đích chứa và bảo vệ các hệ thống máy tính, server, thiết bị mạng và lưu trữ đặt bên trong đó. Các dữ liệu liên quan đến các ứng dụng và dịch vụ của doanh nghiệp cũng được lưu trữ và quản lý tại đây. Datacenter cần phải được thiết kế để đảm bảo các yêu cầu ổn định cho hệ thống bên trong.
Trung tâm dữ liệu ban đầu là các cơ sở dạng on-premises, tức là trung tâm dữ liệu đặt tại công ty, doanh nghiệp, tổ chức tư nhân, thuộc sở hữu tư nhân. DC chứa cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thống để sử dụng riêng cho một công ty và được kiểm soát chặt chẽ. Cùng với thời gian và sự phát triển của công nghệ, các trung tâm dữ liệu hiện nay có thể truy cập từ xa hoặc là mạng lưới các cơ sở do các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) sở hữu. Các trung tâm dữ liệu thuộc nhà cung cấp đám mây chứa cơ sở hạ tầng công nghệ vật lý và ảo hóa để cung cấp cho nhiều công ty và doanh nghiệp thuê và sử dụng.
Các thành phần trong một trung tâm dữ liệu
Máy chủ - Server
Máy chủ là máy tính mạnh mẽ cung cấp các ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu cho thiết bị của người dùng cuối. Máy chủ trung tâm dữ liệu có các dạng khác nhau:
Rack-mount server: được gắn trên kệ hoặc trong tủ máy, hình phẳng, được xếp độc lập. Mỗi máy chủ tủ mạng đều có nguồn điện, quạt làm mát, công tắc mạng và cổng riêng, cùng với bộ xử lý, bộ nhớ và lưu trữ thông thường.
Máy chủ Blade có thiết kế nhỏ gọn để tiết kiệm không gian hơn nữa. Mỗi blade chứa bộ xử lý, bộ điều khiển mạng, bộ nhớ và các thành phần cần thiết. Mặc dù kích thước nhỏ hơn và chiếm ít diện tích hơn nhưng máy chủ blade có tốc độ xử lý nhanh hơn, giúp tiết kiệm năng lượng và dây cáp.
Mainframes là máy tính hiệu suất cao với nhiều bộ xử lý có thể thực hiện công việc của toàn bộ phòng máy chủ Rack-mount server hoặc blade server. Máy chủ lớn có thể xử lý hàng tỷ tính toán và giao dịch theo thời gian thực.
Lưu trữ
Hầu hết các máy chủ đều có một số khả năng lưu trữ cục bộ—lưu trữ trực tiếp (DAS)—để cho phép dữ liệu được sử dụng thường xuyên nhất (dữ liệu nóng) luôn ở gần CPU.
Hai cấu hình lưu trữ khác bao gồm thiết bị lưu trữ gắn vào mạng (NAS) và mạng lưu trữ khu vực (SAN).
Lưu trữ dữ liệu dạng khối (block) cho hiệu suất cao với dung lượng lên tới hàng terabyte. Thiết bị lưu trữ khối gồm các ổ cứng và ổ đĩa thể rắn. Mô hình SAN tập trung các ổ đĩa lại với nhau, tạo thành một kho lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu khối với hiệu suất cao.
Lưu trữ dạng tệp với NAS (Network Attached Storage) là một thiết bị lưu trữ chuyên dụng được kết nối với mạng và cho phép lưu trữ khối lượng lớn tệp. Lưu trữ NAS được sử dụng để tạo kho lưu trữ hình ảnh và video.
Mạng
Trong một trung tâm dữ liệu sẽ thực hiện kết nối các thành phần với nhau với end-user (người dùng cuối) và di chuyển dữ liệu dễ dàng giữa các thành phần và người dùng. Các thiết bị gồm cáp, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến, tường lửa,... sẽ được sử dụng để triển khai kết nối.
Các thiết bị hỗ trợ
Nguồn điện và máy phát điện dự phòng
Hệ thống nguồn phụ
Máy thông gió và làm mát (bao gồm điều hòa không khí, thông gió và trong một số trường hợp là làm mát bằng chất lỏng, giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm tối ưu trong cơ sở để ngăn ngừa tình trạng quá nhiệt và hỏng hóc thiết bị)
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Bảo mật trung tâm dữ liệu
Các tiêu chuẩn của một trung tâm dữ liệu
Trước tiên một trung tâm dữ liệu cần đáp ứng về không gian đủ để triển khai hệ thống DC trong mạng viễn thông và đáp ứng môi trường cho các thiết bị được lắp đặt và sử dụng. Các tiêu chí về tiêu chuẩn cũng được áp dụng cho các thiết bị công nghệ nhằm đáp ứng các nhu cầu:
Cung cấp băng thông lớn và ổn định, đảm bảo khả năng đáp ứng cho các thiết bị
Các ứng dụng cung cấp cho khách hàng từ trung tâm dữ liệu
Hoặc các ứng dụng cung cấp cho các đại lý để cung cấp tới khách hàng của họ
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp, người dùng dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu hiện đại cũng gia tăng. Tuy nhiên, với việc chứa đựng lượng dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp, người dùng, trung tâm dữ liệu phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Có 4 chuẩn Tier chia ra theo các cấp độ khác nhau được xây dựng để bao quát toàn bộ các khía cạnh của một trung tâm dữ liệu, qua đó đảm bảo độ an toàn và hoạt động hiệu quả.
Trung tâm dữ liệu cấp 1: có công suất cơ bản nhất, chỉ có một đường dẫn duy nhất cho nguồn điện và làm mát, không thể chống lại sự cố bất ngờ nhưng có hạn chế lỗi do con người, cung cấp thời gian hoạt động - uptime 99,671%.
Trung tâm dữ liệu cấp 2: cung cấp một số dự phòng trong hệ thống nguồn điện và làm mát để dự phòng sự cố, cho phép bảo trì và nâng cấp mà không bị gián đoạn dịch vụ, với uptime 99,741%, tương đương thời gian ngừng hoạt động - downtime 22 giờ mỗi năm.
Trung tâm dữ liệu cấp 3: có các thành phần cấp nguồn kép và nhiều đường dẫn cho nguồn điện và làm mát, cho khả năng dự phòng tốt hơn, cung cấp uptime là 99,982%, tương đương khoảng 1,6 giờ downtime hàng năm.
Trung tâm dữ liệu cấp 4: có tất cả các tính năng của các cấp thấp hơn với khả năng dự phòng và khả năng chịu lỗi tăng cường. Cung cấp nhiều đường dẫn phân phối nguồn điện và làm mát để đảm bảo hoạt động ổn định, uptime 99,995% và downtime chỉ khoảng 26 phút mỗi năm.
Bizfly Cloud - Nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu Multi - Datacenter Việt Nam
Tháng 5/2025 này, Bizfly Cloud chính thức cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu sau thời gian trải qua đánh giá và thẩm định khắt khe từ Cục Viễn Thông. Bizfly Cloud hiện đang vận hành các trung tâm dữ liệu tại cả 2 đầu Hà Nội và HCM theo mô hình Multi Data center với 4DC 2 AZ. Đây là mô hình ưu việt cho phép hạ tầng ĐTĐM và ứng dụng doanh nghiệp hoạt động thông suốt 24/7 trong mọi điều kiện, đồng thời giúp tăng tốc độ truyền tải dữ liệu giữa các ứng dụng triển khai tại 2 khu vực Hà Nội và HCM. Bizfly Cloud hiện là nhà cung cấp Việt Nam đạt tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.
Các dịch vụ trung tâm dữ liệu Bizfly Cloud cung cấp:
- Hạ tầng trung tâm dữ liệu thiết lập, thuê để phục vụ cung cấp dịch vụ
Bao gồm: không gian chỗ đặt, các thiết bị liên quan cần thiết, hệ thống điện, thông gió, làm mát đạt các tiêu chuẩn thẩm định. Đường truyền mạng và tốc độ kết nối được đảm bảo tối ưu kèm hỗ trợ kỹ thuật 24/7. Doanh nghiệp với nguồn tài chính dồi dào, ổn định và muốn kiểm soát toàn bộ hệ thống hạ tầng của mình có thể lựa chọn hình thức thuê này để quản trị dài hạn.
- Cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ (một phần hoặc toàn bộ máy chủ)
Bizfly Cloud cung cấp cho thuê các máy chủ riêng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Cùng với đó là các thiết bị mạng, lưu trữ và bảo mật,… Các máy chủ Bizfly Cloud có cấu hình đa dạng, thiết bị ổ cứng hiện đại, đời mới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu triển khai của từng doanh nghiệp. Các công việc bảo trì, bảo dưỡng sẽ do đội ngũ của Bizfly Cloud phụ trách hoàn toàn. Doanh nghiệp khi cần triển khai một hệ thống công nghệ từ đầu có thể không cần đầu tư ngân sách quá lớn cho việc mua mới thiết bị và quản trị vận hành.
Ngoài ra, Bizfly Cloud cũng cung cấp hệ giải pháp cloud đa dạng giải pháp, đáp ứng đa dạng nhu cầu phát triển cho doanh nghiệp, dễ dàng tích hợp, đầy đủ tính năng như Bizfly Cloud Server, Bizfly Private Cloud, Bizfly Kubernetes Engine, Bizfly Simple Storage, GPU Cloud,…