5 lưu ý cần cân nhắc trước khi lựa chọn giải pháp sao lưu dữ liệu

1028
18-03-2022
5 lưu ý cần cân nhắc trước khi lựa chọn giải pháp sao lưu dữ liệu

Dữ liệu là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Việc mất dữ liệu sẽ làm tê liệt mọi hoạt động kinh doanh và gây thiệt hại nặng nề. Vì lý do này, một kế hoạch sao lưu phù hợp cũng như quy trình sao lưu dữ liệu đáng tin cậy là yếu tố rất cần thiết, ngay cả đối với các công ty khởi nghiệp.

Sao lưu dữ liệu là gì?

Trong công nghệ thông tin, sao lưu dữ liệu là quá trình tạo một bản sao dữ liệu trên hệ thống của bạn và lưu trữ ở nơi khác để khôi phục dữ liệu gốc trong trường hợp dữ liệu của bạn bị mất, bị hỏng hoặc bị xóa khỏi hệ thống.

Hãy đảm bảo bạn đang sao lưu toàn diện, không chỉ sao lưu các tệp và cơ sở dữ liệu mà còn cả hệ điều hành, cấu hình và ứng dụng. Nếu bạn sử dụng ảo hóa, bạn cần sao lưu máy chủ và bảng điều khiển quản lý, không chỉ riêng máy ảo của bạn. Các thiết bị như máy tính bảng và máy tính xách tay của công ty cũng có thể chứa dữ liệu quan trọng.

Dưới đây là 5 điều cần xem xét khi lập kế hoạch quá trình sao lưu dữ liệu của bạn.

5 lưu ý cần cân nhắc trước khi lựa chọn giải pháp sao lưu dữ liệu

1. Chọn phương tiện phù hợp

Bạn có thể lựa chọn phương tiện lưu trữ dữ liệu khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của mình. Tuy nhiên, phương tiện lưu trữ sẽ quyết định thời gian mà bạn có thể trở lại làm việc hiệu quả nếu có sự cố máy chủ và dữ liệu bị mất. Phương tiện lưu trữ tốt nhất cho phép bạn lưu trữ lượng lớn dữ liệu nhưng cũng giúp phục hồi dữ liệu nhanh chóng. Ví dụ, DVD có thể tiện lợi và rẻ tiền, nhưng sẽ khó quản lý khi bạn có hàng terabyte dung lượng. Ổ cứng có thể hữu ích hơn, đặc biệt nếu bạn đang tìm kiếm phương tiện dự phòng trong giải pháp sao lưu của mình.

5 lưu ý cần cân nhắc trước khi lựa chọn giải pháp sao lưu dữ liệu - Ảnh 1.

Một tùy chọn sao lưu ngày càng phổ biến hiện nay là giải pháp dựa trên đám mây. Có nhiều công ty CNTT cung cấp giải pháp sao lưu dưới dạng dịch vụ (Backup as a Service) - một dịch vụ sao lưu và khôi phục thảm họa dựa trên đám mây cho phép bạn chạy các bản sao lưu của mình từ cơ sở hạ tầng đám mây của nhà cung cấp bằng cách cài đặt ngay trên máy của bạn. BaaS thậm chí còn đơn giản hơn phần mềm vì không có hệ thống cung cấp và không có hệ điều hành nào phải cấu hình.

2. Kiểm tra các bản sao lưu

Một lỗi phổ biến không lường trước được trong các kế hoạch sao lưu dữ liệu là các tệp bị hỏng chỉ được tìm thấy khi xảy ra vấn đề nghiêm trọng. Bạn chỉ đơn giản là không biết tính toàn vẹn của các bản sao lưu của mình trừ khi bạn kiểm tra chúng.

Tần suất kiểm tra các bản sao lưu cuối cùng phụ thuộc vào giá trị của dữ liệu cụ thể của bạn. Bạn nên kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng các bản sao lưu hoạt động như mong đợi và khôi phục đúng cách. Quá trình này sẽ không chỉ đảm bảo tính toàn vẹn của các bản sao lưu mà còn giúp kiểm tra thường xuyên rằng các bản sao lưu vẫn đang hoạt động trong khoảng thời gian được chỉ định.

3. Lên lịch sao lưu trong giờ thấp điểm

Việc lên lịch truyền số lượng lớn dữ liệu qua mạng có thể kéo theo một vài vấn đề. Đầu tiên, việc di chuyển hàng terabyte dữ liệu có thể mất hàng giờ và nó sẽ ngốn băng thông của bạn. Việc sao lưu được thực hiện trong ngày sẽ ảnh hưởng đến năng suất của người dùng. Chẳng hạn như các cuộc họp ảo, các cuộc gọi VoIP hoặc truyền dữ liệu bị gián đoạn. Do đó, hãy lên lịch sao lưu vào giờ thấp điểm, chẳng hạn như ban đêm.

5 lưu ý cần cân nhắc trước khi lựa chọn giải pháp sao lưu dữ liệu - Ảnh 2.

4. Kiểm tra dữ liệu của bạn

Việc sao lưu sẽ dễ dàng hơn khi bạn có một máy chủ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi công ty của bạn mở rộng và bạn có nhiều hơn một máy chủ và máy trạm để bảo trì? Cách duy nhất để đảm bảo rằng bạn sao lưu tất cả dữ liệu quan trọng của mình là thực hiện kiểm tra một cách thường xuyên.

Bạn nên kiểm tra tất cả các máy chủ trong mạng của bạn và phải nắm rõ người dùng sao lưu dữ liệu ở đâu. Các máy chủ tệp này chứa các tài liệu quan trọng của người dùng. Thứ hai, bạn luôn cần sao lưu các máy chủ cơ sở dữ liệu. Các máy chủ này chứa dữ liệu quan trọng của công ty. Cuối cùng, bất kỳ máy chủ ứng dụng nào cũng phải có bản sao lưu. Các máy chủ ứng dụng thường có thể có các bản sao lưu không thường xuyên hơn vì chúng thường không có nhiều thay đổi.

5. Ưu tiên Bảo mật

Cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng đó là vấn đề bảo mật. Bạn không thể sao lưu tất cả dữ liệu của mình và để nó ở một vị trí ngẫu nhiên. Các bản sao lưu được bảo mật kém không chỉ để lại một số tài liệu cho tin tặc mà còn để lại hàng tấn dữ liệu. Các bản sao lưu thường bị quên khi bảo mật mạng của bạn, nhưng bạn nên có các tiêu chuẩn cao về bảo mật của chúng.


Tóm lại, việc sao lưu dữ liệu là hoạt động không thể thiếu với mọi tổ chức, doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ sao lưu trên đám mây sẽ giúp quá trình này trở nên dễ dàng, thuận tiện và an toàn hơn bao giờ hết.

SHARE