VGA là gì? Bí quyết chọn card màn hình (VGA) phù hợp cho máy tính
Nếu bạn đang muốn mua hoặc nâng cấp máy tính thì không thể không biết VGA là gì. Bởi VGA hay còn gọi là card màn hình hay card đồ họa đóng vai trò quyết định đối với hiệu suất, khả năng chạy chương trình “khủng” trên PC, laptop. Vậy VGA là gì, gồm có những loại nào, cách lựa chọn ra sao để phù hợp với người sử dụng? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu nhé!
Giải đáp VGA là gì?
VGA, viết tắt của Video Graphic Adaptor, còn được gọi là card màn hình hay card đồ họa. Nó là một thiết bị quan trọng có nhiệm vụ xử lý các thông tin đồ họa, hình ảnh, đường nét, màu sắc chúng ta nhìn thấy trên màn hình PC, laptop. VGA sẽ quyết định chất lượng hình ảnh có sống động, có sắc nét hay không khi bạn xem phim hay chơi các trò chơi điện tử… Ngoài ra thì card màn hình còn ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy tính. VGA chất lượng sẽ giúp máy hoạt động mượt mà, xử lý các tác vụ nhanh chóng và ngược lại card đồ họa kém thì máy hoạt động ì ạch.
Chính vì vậy, việc lựa chọn VGA phù hợp là vô cùng cần thiết khi mua hay nâng cấp máy tính. Hãy cùng Bizfly Cloud xem tiếp những phần bên dưới để biết cách chọn card màn hình tối ưu nhất cho máy tính của bạn nhé.
VGA có bao nhiêu loại?
Khi chọn mua card màn hình cho máy tính, có hai loại card bạn cần phải cân nhắc vì giữa chúng có nhiều điểm khác biệt về chất lượng cũng như giá thành. Vậy hai loại VGA này là gì?
Card Onboard
Card Onboard, còn được gọi là VGA Share, là loại card đồ họa được nhà sản xuất tích hợp sẵn trên mainboard (bo mạch chủ) của máy tính. Khả năng hoạt động của Card Onboard phụ thuộc vào khả năng, chất lượng của bộ nhớ RAM và CPU máy tính. Tuy nhiên, hiện nay các Card Onboard đã được nâng cấp hơn nhiều so với trước vì vậy những VGA Onboard mới đã có thể hỗ trợ khá tốt việc chơi game, xử lý đồ họa… Nhưng hiệu suất của nó sẽ không mạnh bằng loại VGA rời dưới đây.
Card VGA rời
Card màn hình rời cũng có những vai trò giống như Card Onboard, nhưng có khả năng vượt trội hơn về xử lý hình ảnh, đồ họa. Điểm khác biệt lớn là VGA rời hoạt động hoàn toàn độc lập, được trang bị bộ nhớ riêng, bộ tản nhiệt riêng cũng như một GPU riêng biệt. Không giống như Card Onboard hoạt động phụ thuộc vào sức mạnh của RAM và CPU.
Đánh giá ưu nhược điểm của Card Onboard và Card VGA rời
Để biết được nên chọn mua loại card nào trong hai loại trên, bạn cần tham khảo ưu, nhược điểm của từng loại VGA.
Card Onboard:
+ Ưu điểm:
- Giá thành rẻ hơn so với VGA rời
- Tránh được nhiều lỗi khi sử dụng, nhất là những xung đột về phần cứng vì Card Onboard được nhà sản xuất thiết kế phù hợp, tối ưu cho bo mạch chủ của từng máy tính.
+ Nhược điểm:
- VGA Onboard do phải “dùng ké” RAM máy tính nên tốc độ xử lý các tác vụ sẽ khá chậm, chỉ phù hợp với người dùng phổ thông có nhu cầu lướt web, làm việc văn phòng. Còn với những chương trình nặng như game bom tấn, ứng dụng xử lý đồ họa, edit video… thì Card Onboard không thể đem lại trải nghiệm mượt mà.
- Do phải phụ thuộc vào khả năng của RAM và CPU nên sẽ gây hao tổn tài nguyên có sẵn của máy tính. Có thể làm cho máy rơi vào tình trạng đơ, giật, lag…
- Card Onboard thường khiến RAM máy tính hoạt động với công suất lớn, liên tục, dẫn đến giảm tuổi thọ của bộ nhớ máy tính.
Card VGA rời:
+ Ưu điểm:
- Hoạt động độc lập với các bộ phận khác của máy tính và sở hữu một khe cắm riêng
- VGA rời có bộ xử lý GPU và bộ nhớ riêng nên sẽ không gây hao tổn cho các tài nguyên khác của máy tính. Điều này giúp máy tránh tình trạng giật, lag, hay tránh ảnh hưởng tuổi thọ bộ nhớ RAM như Card Onboard.
- Do có bộ xử lý riêng và hoạt động độc lập nên card màn hình rời là lựa chọn tốt cho những bạn có nhu cầu chạy các chương trình nặng như xử lý đồ họa, video, game bom tấn…
+ Nhược điểm:
- “Tiền nào của đầy”, VGA rời chắc chắn sẽ có giá “chát” hơn so với VGA OnBoard.
- Những card màn hình rời không được trang bị hệ thống tản nhiệt tốt sẽ dễ khiến laptop của bạn bị nóng và gây hao pin…
Như vậy, bạn có thể lựa chọn một trong hai loại card màn hình trên khi mua hay nâng cấp máy tính tùy vào nhu cầu và điều kiện tài chính của mình. Tuy nhiên, ngoài vấn đề về loại VGA, vẫn còn nhiều yếu tố khác bạn cần cân nhắc khi chọn mua card đồ họa. Hãy xem tiếp phần dưới đây nhé!
Kinh nghiệm chọn Card đồ họa để nâng hiệu suất
Bước 1: Tìm hiểu xem card đồ họa của máy tính có thể nâng cấp hay không
Kiểm tra thông tin của card đồ họa trên máy tính hoặc xem tài liệu của máy tính cũng như dung lượng nguồn điện.
Card đồ họa có nhiều kích thước khác nhau. Người dùng có thể kiểm tra trên máy tính và so sánh với card đồ họa mà bạn đang xem xét lựa chọn.
Các yêu cầu về nguồn điện của card đồ họa sẽ được liệt kê tại mục thông số kỹ thuật. Thông tin này sẽ có trên nhãn của thiết bị, nhưng người dùng có thể phải kiểm tra thêm tài liệu của máy tính.
Một số máy tính xách tay sẽ có card màn hình tích hợp, được gắn vào bo mạch chủ của máy tính và không thay thế được. Trong số đó, máy tính xách tay Mac của Apple được xem là khó nâng cấp nhất.
Bước 2: Tìm hiểu các thuật ngữ về card đồ họa
- GPU (Graphics Processing Unit): Đây là bộ xử lý đồ họa, được sử dụng để thao tác, truy cập bộ nhớ đồ họa cũng như đẩy nhanh việc tạo ra hình ảnh đến màn hình hiển thị. GPU có khả năng xử lý đồ họa hiệu quả hơn CPU của máy tính.
- Xung nhịp lõi: Đây là phép đo tốc độ GPU, xung nhịp cao hơn thì tốc độ xử lý sẽ nhanh hơn.
- Video RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên): Đây là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu hình ảnh. VRAM giúp hình ảnh hiển thị ở độ phân giải cao hơn.
- Băng thông bộ nhớ: Đây là phép đo tốc độ của RAM video, giúp xác định tốc độ hiển thị của đối tượng, có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu suất.
- Giao diện: Đây là kết nối giữa card đồ họa và bo mạch chủ. Phần lớn card đồ họa hiện đại đều sử dụng giao tiếp PCI Express 3.0.
- Yêu cầu về nguồn điện: Đây là lượng điện năng cần thiết cho nguồn điện của máy tính, được đo bằng watt.
Bước 3: Xem xét cách mà người dùng đang sử dụng card đồ họa
Các hoạt động về video như thiết kế đồ họa, video 4K, chơi game sẽ đ cải thiện tốt hơn nếu người dùng nâng cấp lên card đồ họa.
Nếu bạn sử dụng máy tính chủ yếu cho các hoạt động như soạn thảo văn bản, gửi email, lướt web hoặc nghe nhạc trực tuyến, việc nâng cấp card đồ họa sẽ trở nên không thực sự cần thiết.
Với hoạt động thiết kế đồ họa hay kết xuất 3D, một bộ nhớ lớn có khả năng hiển thị nhiều kết cấu sẽ giúp ích rất nhiều.
Bước 4: So sánh thông số kỹ thuật của card đồ họa
Tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng có thể cân nhắc những điểm mạnh, yếu cho từng loại thẻ. Nếu bạn cần VGA đủ mạnh để chơi game, bạn nên chú ý nhiều đến băng thông hơn là RAM. Thông thường, băng thông được đo bằng megahertz (MHz) và gigahertz (GHz), còn RAM sẽ được đo bằng Gigabyte (GB).
Bước 5: Xác định các yêu cầu của phần mềm đang chạy
Hầu hết các phần mềm, đặc biệt là phần mềm trò chơi, sẽ có một số yêu cầu tối thiểu về phần cứng được khuyến nghị để có thể chạy một cách trơn tru. Đây cũng được xem là một chỉ dẫn tốt để người dùng lựa chọn loại card phù hợp để chơi trò chơi hoặc chạy phần mềm đó.
Bước 6: Chọn loại card phù hợp với nhu cầu tài chính
Nếu người dùng có nhu cầu chạy các phần mềm chuyên sâu hơn trong tương lai thì có thể mua card đồ họa vượt quá nhu cầu hiện tại. Lý do là vì card đồ họa giá rẻ có thể trở nên lỗi thời nhanh chóng, trong khi card chất lượng cao có thể giảm giá ngay khi có sản phẩm mới ra mắt.
Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy một card đồ họa tốt với giá dưới $400. Ngoài ra, nếu người dùng nhắm đến card đồ họa thuộc dòng cao cấp thì giá của chúng có thể lên đến hàng nghìn USD.
Bước 7: Nhận hệ thống làm mát (nếu cần thiết)
Các card đồ họa cao cấp thường gây ra các vấn đề về nóng thiết bị do yêu cầu sử dụng điện năng cao. Đa số các card đồ họa sẽ đi kèm với quạt hoặc bộ tản nhiệt, tuy nhiên người dùng có thể sẽ phải mua thêm nếu máy tính có hệ thống thông gió kém.
Việc làm mát bổ sung này sẽ được lấy từ nguồn điện. Trong trường hợp nguồn điện vượt quá giới hạn của card đồ họa, người dùng có thể cân nhắc về việc nâng cấp nguồn điện.
Trên đây là một vài thông tin về card màn hình và cách lựa chọn VGA phù hợp. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu được VGA là gì, gồm những loại nào và nên cân nhắc điều gì khi mua card đồ họa. Tiếp tục theo dõi để cập nhật những bài viết hữu ích về công nghệ từ Bizfly Cloud nhé!
Theo Bizfly Cloud chia sẻ