Tuyệt chiêu check ram trên máy tính Mac và Windows phải cập nhật ngay

1316
21-07-2020
Tuyệt chiêu check ram trên máy tính Mac và Windows phải cập nhật ngay

Bạn có thường xuyên gặp tình trạng máy tính "ì ạch", "rung giật cấp 6, cấp7, biển động dữ dội"? Hãy thữ check ram PC, laptop của mình để kiểm tra và phát hiện những sự cố của ram máy tính. Vậy kiểm tra ram như thế nào cho chính xác, check ram ra sao cho hiệu quả, hãy Bizfly Cloud nhau tìm hiểu nhé.

Ram là gì? Tại sao phải check ram?

Ram là chữ viết tắt của Random Access Memory, là một thiết bị trên máy tính hay smartphone… giúp lưu trữ thông tin tạm thời để CPU, GPU có thể truy xuất thông tin và xử lý. Một thanh ram có dung lượng bộ nhớ càng lớn thì lượng thông tin, dữ liệu nó có thể lưu trữ cùng lúc càng nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc máy tính có thể chạy đồng thời nhiều chương trình với tốc độ cao và mượt mà hơn.

Vậy tại sao cần phải check ram (kiểm tra ram)? Bởi ram đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xử lý thông tin, quyết định tốc độ máy tính. Sau một thời gian dài sử dụng, chắc chắn ít nhiều ram cũng sẽ phát sinh lỗi. Bằng chứng là có lúc bạn sẽ nhận thấy máy tính "nhõng nhẽo" giật lag "đùng đùng", khi lại "tạo nét lạnh lùng" đơ nguyên cả ngày. Hoặc những lỗi màn hình xanh, lỗi Not responding, máy tính tự restart lại… đều có thể là biểu hiện khi thanh ram gặp vấn đề. Chính vì thế, kiểm tra ram thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện và khắc phục lỗi, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc cho máy tính.  

Vậy làm thế nào để test ram một cách hiệu quả và chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu hai phương pháp dưới đây…

>> Xem thêm: Google sẽ sử dụng một tính năng mới của Windows 10 để hạn chế việc Chrome ngốn RAM

Vậy làm thế nào để test ram một cách hiệu quả và chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu hai phương pháp dưới đây…

Check ram bằng Windows Memory Diagnostic (hay Apple Diagnostics)

Nếu máy tính của bạn sử dụng hệ điều hành Windows thì việc check ram khá dễ dàng vì công cụ Windows Memory Diagnostic đã có sẵn trên máy (còn nếu bạn dùng máy Mac thì lướt nhẹ xuống dưới nhé). Để khởi động công cụ này bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác sau:

Vào Start, chọn Run và gõ "mdsched.exe", sau đó nhấn Enter.

Khi Windows Memory Diagnostic hiện lên bảng yêu cầu khởi động lại máy tính, bạn hãy click vào Restart nowand check for problems (recommended). Bạn hãy nhớ hoàn thành mọi công việc trên máy trước khi click vào nhé, vì máy tính sẽ restart ngay lập tức. 

Tuyệt chiêu check ram trên máy tính Mac và Windows phải cập nhật ngay - Ảnh 1.

Restart để tiến hành check ram

Sau khi máy khởi động lại, bạn chờ đợi để quá trình check lỗi ram diễn ra. Trong lúc chờ bạn có thể theo dõi màn hình, nếu tìm thấy lỗi ram thì mục Status sẽ đưa ra thông báo phát hiện lỗi. Nếu bạn không thích ngồi nhìn màn hình thì có thể đi du lịch đâu đó 30 phút và về xem kết quả.

Sau khi hoàn tất quá trình test ram, máy của bạn sẽ trở về màn hình Windows bình thường. Để xem kết quả cụ thể thì hãy mở công cụ Event Viewer bằng cách vào Start, chọn Run và gõ "eventvwr.msc" sau đó Enter.

Sau khi màn hình Event Viewer hiện lên hãy chọn Windows Logs, click vào System và chọn Find ở bên phần bên phải. Gõ "MemoryDiagnostic" vảo Find what và ấn Find Next. Sau đó kết quả sẽ hiện ra, nếu không có lỗi thì bạn sẽ thấy dòng chữ "…detected no errors". 

Tuyệt chiêu check ram trên máy tính Mac và Windows phải cập nhật ngay - Ảnh 2.

Kết quả check ram

Trên hệ điều hành Mac OS bạn có thể check ram khá dễ dàng với công cụ Apple Diagnostics. Bạn tiến hành restart lại thiết bị và ấn giữ phím D trong khoảng vài giây ngay khi vừa khởi động. Lúc này công cụ Apple Diagnostics sẽ xuất hiện và tiến hành kiểm tra lỗi. Nếu ram có lỗi, bạn sẽ nhận được thông báo và mã lỗi liên quan để tìm cách khắc phục.

Check ram bằng công cụ Memtest86

Nếu bạn đã check ram bằng phương pháp trên nhưng vẫn còn chút nghi ngờ thì bạn có thể tải thêm ứng dụng Memtest86 để kiểm tra. Phần mềm này thích hợp với cả hệ điều hành Windows và MacOS, bao gồm bản trả phí và bản free, nhưng có lẽ bản free cũng đã làm khá tốt việc test lỗi ram trên máy tính nên các bạn không cần thiết phải mua bản trả phí. 

Trước khi tiến hành kiểm tra ram máy tính, bạn cần tạo một USB được cài đặt Memtest86 bằng cách tải Memtest86 USB Installer về máy tính. Bạn có thể vào link www.memtest86.com/download.htm để tiến hành download nhé. Cắm USB vào, chạy file cài đặt vừa tải về, nhấn chọn I Agree. Sau đó điều hướng đến vị trí USB của bạn tại mục Select your USB Flash Drive, click Create, Next và cuối cùng là Finish. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm cách tạo một chiếc USB boot đa năng cứu hộ máy tính có tích hợp sẵn công cụ Memtest86... Như vậy là bước chuẩn bị đã xong.

Bạn có thể bắt đầu quá trình check ram bằng cách khởi động lại máy với USB đã cắm sẵn. Khi máy vừa khởi động thì bạn truy cập vào BOOT MENU bằng cách ấn một trong các phím F2, F10, F12… (tùy từng dòng máy khác nhau). Sau đó bạn tìm đến USB của bạn và tiến hành boot. 

Tuyệt chiêu check ram trên máy tính Mac và Windows phải cập nhật ngay - Ảnh 3.

Quá trình check ram của Memtest86

Cuối cùng là ngồi chờ để Memtest86 kiểm tra ram của bạn, quá trình này sẽ không kết thúc cho đến khi bạn yêu cầu dừng lại. Công cụ Memtest86 đang trong quá trình chạy sẽ chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau, tương ứng là Pass 1, Pass 2, Pass 3,… Thông thường bạn nên chờ chương trình chạy ít nhất đến Pass 7, tức chờ khoảng 20-30 phút để xem kết quả chính xác nhất. Nếu phát hiện ram bạn có lỗi, chương trình sẽ hiển thị nó ở mục Errors. Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu những công dụng khác hay muốn thay đổi tùy chọn trong quá trình check ram thì bạn có thể bấm phím tắt C (Configuration) để hiển thị các tính năng từ 1-9, còn nếu không muốn thay đổi gì thì ấn phím tắt 0 để quay trở lại quá trình test ram.

Như vậy chúng ta đã biết được vai trò của việc check ram và những phương pháp kiểm tra ram chính xác trên máy tính của mình. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và áp dụng thành công việc check ram trên pc, laptop… Hãy theo dõi BizFly Cloud để theo dõi những bài viết hot nhất về công nghệ nhé!

Theo BizFly Cloud

>> Có thể bạn quan tâm: 5 cách test ổ cứng máy tính trên Windows 10 mới nhất

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web, security..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những lời khuyên hữu ích và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi online nhanh chóng, an toàn. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.
SHARE