Reactjs là gì? Những thành phần chính của Reactjs

1736
11-05-2022
Reactjs là gì? Những thành phần chính của Reactjs

ReactJS là thư viện JavaScript front-end phổ biến nhất để xây dựng xây dựng giao diện người dùng. ReactJS được sử dụng rộng rãi bởi các trang web và ứng dụng di động hàng đầu hiện nay như Asana, Facebook, Airbnb… Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ReactJS là gì và khi nào chúng ta nên sử dụng ReactJS thay vì các framework JavaScript khác. Cùng tìm hiểu nhé!

Reactjs là gì?

ReactJS là một thư viện chứa nhiều JavaScript mã nguồn mở được Facebook xây dựng và phát triển. Thư viện này được sử dụng để tạo ra các ứng dụng trang web hấp dẫn với hiệu quả cao, tốc độ load nhanh và mã tối thiểu. Mỗi website sử dụng ReactJS phải chạy nhanh, mượt và có khả năng mở rộng cao, thao tác thực hiện đơn giản.

Có thể nói, hầu hết các tính năng hay sức mạnh của ReactJS thường bắt đầu từ việc tập trung vào các phần riêng lẻ. Do đó thay vì làm việc trên toàn bộ ứng dụng của website thì ReactJS lại cho phép các Developer phá vỡ giao diện phức tạp của người dùng trở nên đơn giản hơn nhiều. Điều này có nghĩa là các Render dữ liệu không chỉ được thực hiện ở vị trí server mà còn có thể thực hiện ở vị trí Client khi sử dụng ReactJS.

ReactJS là một thư viện chứa nhiều JavaScript mã nguồn mở được Facebook xây dựng

ReactJS là một thư viện chứa nhiều JavaScript mã nguồn mở được Facebook xây dựng

Các thành phần chính của Reactjs

Một ReactJS bao gồm các thành phần chính dưới đây:

  • Redux: là một phần cực kỳ quan trọng đối với ReactJS và được sử dụng phổ biến. Trong một ReactJS không có các module chuyên dụng để xử lý dữ liệu nên nó được thiết lập một cách độc lập bằng việc chia nhỏ view thành các thành phần khác nhau giúp chúng liên kết chặt chẽ với nhau tốt hơn. Sự liên kết và các mối quan hệ giữa các component trong ReactJS cần được quan tâm đặc biệt bởi chỉ có một luồng dữ liệu duy nhất là luồng dữ liệu từ cha sang con. Việc sử dụng luồng dữ liệu một chiều này có phần khó khăn đối với những người mới tìm hiểu sử dụng và ứng dụng vào các dự án. Bên cạnh các mặt hạn chế, ReactJS có thể phát huy được tất cả chức năng cũng như vai trò của mình trong quá trình sử dụng cơ chế một chiều này. Bởi các chức năng của view trở nên phức tạp hơn rất nhiều. 
  • Virtual Dom: là một phần quan trọng mà hầu như các framework đều sử dụng nó như một ReactJS. Người dùng không cần thao tác trực tiếp trên Dom mà vẫn có thể thấy được view và các thay đổi đó. Bởi Virtual Dom đóng vai trò là một model và kiêm cả vai trò là một view nên sự thay đổi một trong hai nhân tố sẽ kéo theo các nhân tố khác thay đổi. Ngược lại, nếu bạn không thao tác trực tiếp trên các phân tử Dom, bạn vẫn có thể thực hiện được các cơ chế Data Binding. 
Các thành phần chính của Reactjs

ReactJS có thể phát huy được tất cả chức năng cũng như vai trò của mình

Những lợi ích khi sử dụng Reactjs

ReactJS mang lại nhiều lợi ích cho người dùng công nghệ hiện nay:

  • ReactJS tạo ra cho bản thân nó một Dom ảo, nơi các Component được tồn tại trên đó và việc tạo ra Dom giúp cải thiện hiệu suất làm việc tốt hơn. Khi bạn cần cập nhật các thông tin lên Dom hoặc thay đổi gì đó, ReactJS đều có thể tính toán trước và thực hiện chúng. Nhờ đó mà ReactJS sẽ tránh được các thao tác cần có trên Dom và không tốn thêm bất cứ hành động nào khác. 
  • Việc viết code trở nên dễ dàng hơn bởi nó sử dụng một cú pháp đặc biệt là JSX, cho phép trộn được giữa code HTML và JavaScript. Bên cạnh đó người dùng có thể sử dụng đoạn code này để thêm vào hàm Render mà không cần thực hiện việc nối chuỗi. Điều này được đánh giá là một trong những đặc tính mới cực kỳ thú vị của ReactJS. Đồng thời, việc chuyển đổi các đoạn HTML thành các hàm khởi động đều được thực hiện từ bộ biến đổi chính là JSX. 
  •  ReactJS có nhiều công cụ phát triển nhờ cài đặt thêm ứng dụng mở rộng của Chrome chuyên sử dụng cho ReactJS. Các lập trình viên có thể debug code một cách dễ dàng hơn, giúp bạn quan sát trực tiếp vào Virtual Dom. 
  • Thư viện ReactJS thân thiện với SEO, được sự hỗ trợ từ các Render, trả về trình duyệt dưới dạng khi bạn chạy ReactJS trên server và Virtual Dom.
Những lợi ích khi sử dụng Reactjs

ReactJS tạo ra cho bản thân nó một Dom ảo, nơi các Component được tồn tại trên đó

Một số điều cần biết Reactjs

Khi sử dụng ReactJS, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng để khai thác tốt nhất tiềm năng của nó:

  • ReactJS chỉ là một view Library của Facebook nên nó giúp Render ra phần view và không phải là một framework JS nào. Bên cạnh đó, nó hỗ trợ xây dựng các thành phần UI tính tương tác cao, trạng thái và có thể sử dụng lại. Cả hai phần này đều là nơi xây dựng các Component và có thể kết nối với nhau khi hoạt động React trên cả Client và Render trên Server. Hơn nữa, react không phải là một MVC Framework nên khi thao tác có thể không cần Model và Controller mà cần phải kết hợp với các thư viện khác.
  • State Components được sử dụng ít do nó gây khó khăn cho quá trình làm test và liên quan tới việc có Render lại hay không. Bên cạnh đó, State chỉ tồn tại trong một Component với khả năng trao đổi các dữ liệu với bên ngoài và việc sử dụng state là không cần thiết. Bạn cần hiểu rằng chỉ nên sử dụng state khi cần thiết và phản ánh đúng các trạng thái của Component.
  • Component phải luôn luôn nhỏ để phần mềm dễ hiểu và dễ bảo trì hơn: Với các ReactJS, việc giữ cho Component nhỏ nhất có thể tái sử dụng và đạt được hiệu năng cao nhất cùng với độ chia nhỏ phù hợp theo mức độ của team.
  • Kết hợp ReactJS với Redux.JS, flux hay bất cứ luồng dữ liệu nào. Trong đó, Redux là một trong những nguồn dữ liệu được sử dụng nhiều nhất và tư duy của React tương đối hay.
  • Bên cạnh đó có thể sử dụng JSX, ES6, Babel, Webpack và NPM. JSX là một trong những tính năng thú vị nhất của React và toàn bộ những thứ mà người dùng viết đều được hiển thị lên nếu bạn kết hợp cùng Babel biên dịch và tận dụng được tính năng mới của ES6. Hai nhân tố NPM và webpack đóng vai trò hỗ trợ quá trình đóng gói cũng như tận dụng các thư viện triệt để.
  • Các trình Dev Tools của Redux và React được sử dụng để giúp lập trình viên Debug nhanh chóng và tìm ra các lỗi trong ứng dụng. Thậm chí nó còn có thể Inspect ngược lại các Component của React trong trạng thái Props và State của từng Component. Hay bạn cũng có thể quan sát trạng thái action và các lý do thay đổi State và back lại state trước.
Một số điều cần biết Reactjs

Điểm khác biệt giữa ReactJS và React Native

ReactJS và React Native - gà cùng một mẹ liệu có giống nhau? Đây đều là những công nghệ hiện đại được Facebook đưa vào để đẩy nhanh quá trình phát triển web. Việc so sánh hai công nghệ này khác nhau như thế nào sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt phù hợp với nhu cầu của mình. Cùng tìm hiểu trong bảng so sánh dưới đây:

Reactjs là gì? Những thành phần chính của Reactjs - Ảnh 5.

Tương lai của Reactjs

Tính đến thời điểm hiện tại, Facebook cũng như các đội ngũ phát triển ReactJS vẫn đang cam kết nâng cao tính hiệu quả của ReactJS. Đây là một vấn đề có ý nghĩa tiên quyết, chứng tỏ được sự phát triển nhanh chóng của ReactJS và vượt qua cả Framework khác như VueJS. Một số cập nhật được người dùng mong đợi nhất như:

  • Được cung cấp thêm các loại Render mới với chức năng như thêm các đoạn cú pháp mới độc đáo hơn nhiều trong JSX mà không cần tới keys.
  • Cải thiện tính năng xử lý các lỗi phát sinh hay còn được gọi là Component có nguy cơ làm hỏng State của Component hoặc gây lỗi cho quá trình Render. Những thông báo lỗi này thường phức tạp nên việc khắc phục gặp nhiều khó khăn. Do đó, phiên bản sau được kỳ vọng sẽ cung cấp cách thức mới để bắt và xử lý lỗi hoặc phục hồi khi xảy ra lỗi rõ ràng hơn trong Component.

Có thể nói, Bizfly Cloud đã cung cấp cho bạn đọc toàn bộ thông tin giải đáp ReactJS là gì, lợi ích và lưu ý khi sử dụng thư viện này để tạo ra các trang web hấp dẫn. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với những người làm công nghệ muốn tối ưu hoá tốc độ và truy cập. Bài viết cũng là nguồn tham khảo để bạn hiểu hơn về React để mở rộng nghề nghiệp cho mình trong tương lai.

>> Có thể bạn quan tâm: 5 Best Practices về kiến trúc khi làm việc với React JS

Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Reactjs
SHARE