RAM Server là gì và cách phân biệt RAM Server

1509
04-06-2021
RAM Server là gì và cách phân biệt RAM Server

RAM Server là một linh kiện quen thuộc đối với người dùng máy tính, giúp cho việc lưu trữ dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả. Vậy RAM Server cụ thể là gì? Bài viết sau đây của Bizfly Cloud sẽ giúp bạn có được những thông tin cơ bản về RAM Server cũng như cách phân biệt RAM Server.

RAM Server là gì?

RAM Server (RAM máy chủ) là thuật ngữ được dùng để chỉ một linh kiện máy tính trong hệ điều hành của server hoặc server system. Linh kiện này quyết định đến số lượng, kích cỡ của chương trình được chạy hoặc xử lý cùng lúc. Đồng thời, RAM Server cũng quyết định đến lượng dữ liệu có thể được truyền tải và xử lý ngay lập tức.

Memory cell (hay còn gọi là ô nhớ) chỉ chứa dữ liệu bit, tức là 1 hoặc 0. Tập hợp các memory cell được "đóng" thành một memory chip (hay còn gọi là chip nhớ). Thường memory chip sẽ có màu đen trên các thanh RAM hay trên mainboard gần CPU hoặc GPU.

RAM Server là gì - Ảnh 1.

Memory chip hay chip nhớ

Ưu, nhược điểm nổi bật của RAM Server

Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm nổi bật của RAM Server:

Ưu điểm

  • Điều khiển dòng dữ liệu ra vào.
  • Do không có khả năng quản lý dòng dữ liệu nên RAM sẽ nạp lại toàn bộ dữ liệu khi có xung đột xảy ra. Theo đó, RAM sẽ có xu hướng ổn định và tin cậy hơn.

Nhược điểm

  • RAM Server chậm hơn so với RAM thường
  • Chi phí đắt hơn so với các loại RAM truyền thống

Lý do cần nâng cấp RAM Server

RAM server giúp đảm bảo tốc độ của ứng dụng, có khả năng chạy nhiều nền tảng mà không bị chậm, lag hay đứng máy. Để nâng cấp RAM Server, người dùng có thể nâng cao dung lượng bằng cách đổi sang RAM với dung lượng cao hơn hay cắm thêm thanh RAM khác. Vậy khi nào cần nâng cấp RAM server?

Việc sử dụng những phần mềm hiện đại với nhiều tính năng phức tạp sẽ tiêu tốn khá nhiều dung lượng RAM khi vận hành. Theo đó, sẽ có lúc dung lượng RAM server trong máy tính của bạn sẽ không đủ để chạy được các nền tảng và ứng dụng này. Đến một lúc nào đó, RAM server sẽ bị trì trệ. Đây là dấu hiệu để bạn nhận biết phải nâng cấp RAM.

Các thông số cần biết của RAM Server

Bus

Bus là tốc độ xử lý dữ liệu của RAM server, gồm nhiều dây dẫn điện gộp lại với nhau. Đây là hệ thống hành lang để đưa dữ liệu từ các bộ phận của máy tính (Memory, CPU, IO Devices). Bus có chức năng tương tự với hệ thống dẫn nước, nếu ống to thì nước sẽ chảy nhiều và ngược lại. RAM bus 1333 và 1600 là những loại RAM thông dụng ở Việt Nam.

Latency

Latency hay CAS là khoảng thời gian dòng lệnh được truyền đến thanh RAM cho đến khi nó phản hồi CPU.

Refresh Rate

Refresh Rate là quá trình mà các bộ nhớ động nạp điện chof tế bào điện tử của RAM server. Nhờ đó mà tế bào điện tử của RAM server không bị mất dữ liệu.

ECC

Bộ nhớ ECC là thành phần quan trọng của hệ thống máy chủ, bao gồm 2 loại là Registered ECC và Unbuffered ECC.

Capacity

Capacity là dung lượng của RAM, đồng thời cũng là lượng thông tin mà RAM có thể lưu trữ. Mỗi loại RAM (RAM 64GB, RAM 128GB,...) sẽ có Capacity khác nhau.

Cách RAM Server tìm và sửa lỗi

Có hai cách để RAM có thể phát hiện lỗi và sửa lỗi đó là sử dụng Hamming code (mã Hamming) hoặc TMR (Triple modular redundancy).

RAM Server là gì - Ảnh 3.

Hamming code (7, 4)

Hamming code được hiểu đơn giản là sử dụng các bit parity (bit sửa lỗi - nghĩa đen của bit parity là bit chẵn lẻ), sắp xếp vào trong đoạn dữ liệu thành một đoạn mới, sau đó được gửi đi và được sử dụng. Nếu như có lỗi xảy ra, giá trị của các bit sửa lỗi sẽ chỉ chính xác vị trí lỗi trong đoạn dữ liệu.

Hamming code có thể sửa lỗi ở một bit (với các Hamming code truyền thống) hoặc hai bit (với Hamming code có thêm một bit sửa lỗi nữa (SECDED)). Một trong những ưu điểm rất lớn của Hamming code đó là tỉ lệ giữa bit dữ liệu và tổng số bit sẽ tăng dần khi lượng bit dữ liệu tăng lên.

RAM Server là gì - Ảnh 4.

Triple modular redundancy

Trong khi đó, TMR (Triple modular redundancy) có cách thức thực hiện đơn giản hơn: Một bit dữ liệu được ghi 3 lần, sau đó đọc cả 3 bit dữ liệu đó, lấy giá trị mà 2 bit dữ liệu có giá trị giống nhau. Tỉ lệ bit dữ liệu và tổng số bit luôn là 1/3.


Phân biệt với RAM thông thường hay non-ECC RAM

Cách phân biệt ECC RAM với non-ECC RAM tốt nhất là đọc trên thông tin được dán trên thanh RAM (đối với các thanh RAM rời) hoặc đọc thông số của mainboard/laptop với các RAM hàn trên mainboard.

Với các RAM có ECC, có hai loại kí hiệu đối với hai loại RAM ECC là ECC RDIMM (ECC Registered) và ECC UDIMM (ECC Unbuffered). Với loại ECC RDIMM, trong thông số được ghi sẽ có chữ R, REG hoặc tương tự. Với loại ECC UDIMM, trong thông số sẽ được ghi chữ E, ECC hoặc ECC-UDIMM.

RAM Server là gì - Ảnh 5.

non-ECC RAM

RAM Server là gì - Ảnh 6.

RDIMM

RDIMM hay Registered DIMM là một loại RAM có thanh ghi (Register) trên RAM, cho phép RAM chứa nhiều memory chip hơn. Registered DIMM là công nghệ khác với ECC, tuy nhiên hầu hết RDIMM đều hỗ trợ ECC, vì vậy chỉ cần thanh RAM có ghi RDIMM tức là thanh RAM đó hỗ trợ cả ECC.

Khi mua RAM hoặc thay thế RAM cho bất kì máy tính nào (cá nhân, server,...), đều phải đảm bảo tính tương thích phần cứng giữa RAM, mainboard và CPU. Một CPU, hay Mainboard không hỗ trợ ECC RAM không thể sử dụng tính năng ECC của ECC RAM được. Ngược lại, một Mainboard hỗ trợ ECC cũng không thể sử dụng non-ECC RAM.

Các RAM cùng thế hệ (DDR3, DDR4,...) đều có cùng loại chân cắm, vì vậy, có thể cắm các loại RAM vào các cổng RAM tương ứng. Nếu như mainboard hoặc CPU không hỗ trợ, Power-on self-test (POST) sẽ phát hiện và thông báo lỗi nếu RAM (ECC, non-ECC, Unbuffered và Registered) không tương thích.

Việc cắm nhần loại RAM cùng thế hệ không làm hỏng RAM.

Một số CPU và mainboard không hỗ trợ ECC vẫn có thể nhận Unbuffered ECC RAM và chạy như non-ECC RAM bình thường [3], nhưng không nhà sản xuất nào khuyến khích cách sử dụng này.

Trước đây, việc phân biệt ECC RAM có một cách là đếm số memory chip trên thanh RAM. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ không còn đúng nữa.

DDR5 và tương lai của ECC RAM

DDR5 là thế hệ tiếp theo của các thế hệ RAM Double Data Rate. Một trong những đặc tính của DDR5 khác với các thế hệ trước là có sẵn On-die ECC và đồng thời là RDIMM. Vì vậy tương lai có thể các thế hệ DDR RAM sau này chỉ còn một loại duy nhất là RDIMM.

RAM Server là gì - Ảnh 7.

Thông số của DDR5 so với DDR4

Việc này có thể dẫn đến RAM Server và RAM máy tính cá nhân đều sử dụng chung một loại RAM. Mặc dù vậy, việc nâng cấp RAM hay phần cứng nói chung với các máy tính cho server hay cơ sở dữ liệu đang sử dụng có thể sẽ mất một khoản chi phí rất lớn. Nên hiện tại cho đến một vài năm nữa, RAM Server vẫn sẽ được sử dụng với ưu điểm chính (và cũng có thể là duy nhất) là độ an toàn dữ liệu cao hơn các non-ECC RAM.

Vậy là Bizfly Cloud đã cùng bạn tìm hiểu xong những thông tin về RAM Server, hy vọng bài viết giúp bạn đưa ra những quyết định phù hợp nhất khi lựa chọn hay nâng cấp RAM theo nhu cầu của bản thân. Cùng đón đọc những bài viết hay và hấp dẫn tiếp theo của Bizfly Cloud bạn nhé!

Theo Bizfly Cloud

>> Có thể bạn quan tâm: 7 cách giải phóng dung lượng bộ nhớ RAM hiệu quả giúp tăng tốc máy tính

Bizfly Cloud - được vận hành bởi VCCorp - là một trong bốn doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử do Bộ TT&TT chứng nhận.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cậptại đây.

Bizfly Cloud - Đơn vị TIÊN PHONG cung cấp giải pháp hạ tầng IT/Cloud phục vụ Chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam.

SHARE