Những vấn đề tồn tại bất cứ hệ thống hạ tầng cố định nào cũng gặp phải

1074
27-05-2019
Những vấn đề tồn tại bất cứ hệ thống hạ tầng cố định nào cũng gặp phải

Có thể chúng ta đều đã biết các hệ thống hạ tầng cố định phần lớn đã lỗi thời và gây phiền toái. Tuy nhiên, thực tế còn có thể tệ hơn nữa bởi những cỗ máy cũ kỹ này còn có thể gây thiệt hại đến hoạt động công ty. Dưới đây là một số lý do.

Không đáp ứng được trước các thay đổi

Một mô hình dựa hoàn toàn vào các hệ thống truyền thống sẽ chỉ phù hợp với kiểu vận hành "stop & start", không có nhiều không gian cho các thay đổi. Kể cả khi xuất hiện thay đổi, sẽ cần thời gian để toàn bộ hệ thống thích ứng, sau đó dừng lại cho đến khi một làn sóng thay đổi cần thiết khác xuất hiện. Tức là không thể đáp ứng được những nhu cầu thay đổi liên tục, thường xuyên hay tức thì.

Vấn đề là, thay đổi liên tục, càng nhanh càng tốt mới là cách thế giới ngày hôm nay vận hành. Từ thực tế đó, thế giới hiện đại sinh ra một khái niệm phổ biến "phụ thuộc công nghệ". Mục tiêu là hướng đến cải tiến liên tục và thay đổi tích cực cho các hệ thống CNTT thay vì mắc kẹt trong chế độ chờ. Xu hướng này đặc biệt phù hợp với những thay đổi theo tốc độ phát triển dữ liệu và kỹ thuật số. Thậm chí dần dần xóa bỏ tư duy xây dựng một cơ sở hạ tầng cố định ngay từ đầu.

Hệ thống cố định không đảm bảo an ninh

Những vấn đề tồn tại bất cứ hệ thống hạ tầng cố định nào cũng gặp phải - Ảnh 1.

Những ai đã từng xử lý các vấn đề liên quan đến bảo mật dữ liệu hoặc cập nhật phần mềm trước đây, sẽ hiểu tầm quan trọng thiết yếu của an ninh, bảo mật. Bảo mật gắn liền với vấn đề được đề cập ở trên: Những thay đổi liên tục được thực hiện để ứng phó với các mối đe dọa mới nhất. 

Các hệ thống cố định do bản chất và tuổi thọ của chúng, đối nghịch với nhu cầu này. Một số lỗ hổng nhất định có thể không dễ vá do sự đồ sộ, không linh hoạt của các hệ thống cũ. Ngay cả khi có một bản sửa lỗi hay bản vá, chúng cũng thường bị trì hoãn rất lâu và cũng không được ưu tiên (thường thấy ở Windows XP và WannaCry) vì việc tạo ra một bản sửa lỗi cho hệ thống cố định thường rất khó. Và đó là lý do sau khi thời hạn đảm bảo qua đi, các hệ thống này sẽ nhanh chóng bước vào giai đoạn được coi là "đe dọa" công ty.

Không thể đuổi kịp thị hiếu khách hàng

Những khách hàng B2C trong thế giới hiện đại thậm chí không hiểu khái niệm: Khi công nghệ phát triển, họ cũng phát triển cùng công nghệ. Khi một thế hệ mới lớn lên, họ sử dụng công nghệ như một điều hiển nhiên. Khi một ứng dụng mới trở nên phổ biến, họ tải xuống và ngay lập tức sử dụng.

Điều này đặt ra một vấn đề cho các doanh nghiệp có tương tác với khách hàng. Làm thế nào để bạn liên lạc nếu bạn bị mắc kẹt khi sử dụng hệ thống cũ và bị hạn chế sử dụng các ứng dụng mới hơn, trong khi khách hàng của bạn đang chạy đua với các tính năng mới nhất của Instagram và các bản cập nhật Windows 10 với các tùy chọn trò chuyện mà bạn có thể kích hoạt? Vấn đề thậm chí còn trầm trọng hơn khi đối thủ cạnh tranh không gặp phải vấn đề về hệ thống cố định vượt lên dẫn trước và bỏ xa bạn.

Hệ thống truyền thống không còn hiệu quả về chi phí

Một mặt, có vẻ như các hệ thống cố định ít tốn kém hơn. Nhưng theo thời gian điều này sẽ không còn đúng nữa. Duy trì và cập nhật cho các hệ thống cũ (nếu có) thường đắt hơn nhiều so với duy trì cho mô hình công nghệ hiện đại như các đám mây vì các nhà phát triển trong doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều công sức hơn để thực hiện bảo trì và cập nhật liên tục.

Những vấn đề tồn tại bất cứ hệ thống hạ tầng cố định nào cũng gặp phải - Ảnh 2.

Phân tichs về hệ thống cố định

Máy chủ vật lý (Dedicated server)

Định

nghĩa

Máy chủ (máy vật lý)

mà trên đó một Hệ

điều hành, như

Windows hay Linux,

chạy giống như bất kỳ máy tính nào khác với

kết nối mạng.

Các máy chủ vật lý với nhiều cải tiến so với máy tính để bàn như nguồn điện dự phòng, nhiều card mạng đảm bảo hoạt động liên tục trong thời gian dài, tốc độ xử lý mạnh mẽ hơn.

Máy chủ vật lý thường đặt trong datacenter (trung tâm dữ liệu) - nơi đảm bảo về nguồn điện, kết nối mạng cũng như độ bảo mật.

Cách thức hoạt động

Là một máy chủ vật lý

.

Tính

sẵn sàng

và độ ổn

định

- Khi máy chủ vật lýhỏng thì dịch vụ sẽ ngừng hoạt động.

- Ổ cứng hỏng sẽ gây mất dữ liệu, sẽ không thể khôi phục nếu không có bản sao lưu dự phòng

- Việc sửa chữa, thay thế sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc

- Đầu tư triển khai sao lưu dự phòng rất phức tạp

Tính

linh

hoạt

khả năng

mở

rộng

- Nâng cấp, thay đổi cấu hình phức tạp vì phải mua phần cứng và tiến hành thao tác, rủi ro cao khi thực hiện nâng cấp

- Downtime khi cần nâng cấp khá lâu.

- Khả năng mở rộng phụ thuộc nhiều vào độ tích hợp của phần cứng

Khả năng quản

- Khả năng quản lý hạn chế, đôi khi cần trực tiếp tới datacenter

Chi

phí

- Tốn khá nhiều chi phí đầu tư cho toàn bộ phần cứng.

- Chi phí vận hành, bảo trì hệ thống cũng rất đáng kể.

- Chi phí triển khai backup (sao lưu) cao.

Các

đối tượng phù

hợp

sử

dụng

- Cần nhiều chi phí, đội ngũ vận hành chuyên môn cao, cần chạy ứng dụng lớn 

- Cần cấu hình rất mạnh vì không chia sẻ, có những ứng dụng chỉ chạy trên máy chủ vật lý (treo banner quảng cáo, chạy campain, lượt view ...)


Theo BizFly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: VPS hay Cloud Server? Lựa chọn nào mới là tối ưu cho Doanh nghiệp kỷ nguyên 4.0

SHARE