Máy chủ vật lý là gì? Lợi ích khi dùng máy chủ vật lý

2079
25-10-2023
Máy chủ vật lý là gì? Lợi ích khi dùng máy chủ vật lý

Máy chủ vật lý hiện nay giúp ích rất nhiều cho việc lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp của bạn. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu về máy chủ vật lý là gì? Và so sánh ưu nhược điểm của 2 loại máy chủ vật lý và máy chủ ảo để doanh nghiệp có được sự lựa chọn tốt nhất qua bài viết sau!

Máy chủ vật lý là gì?

Máy chủ vật lý (server vật lý) là máy chủ chuyên dụng có tính năng giống như một chiếc máy tính thông thường nhưng CPU có dung lượng lớn hơn, có nhiều chức năng hơn và có khả năng xử lý cao dành riêng cho từng tác vụ cụ thể gấp nhiều lần so với máy tính thông thường.

Server vật lý đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu và kết nối máy tính trên Internet. Ví dụ như có thể được sử dụng để lưu trữ các ứng dụng hoặc những trang web chuyên sâu về tài nguyên.

Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc lưu trữ và kết nối dữ liệu ngày càng được chú trọng hơn. Máy tính thông thường sẽ không thể đáp ứng được các nhu cầu và mong muốn của một doanh nghiệp dù đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Do đó, việc sử dụng máy chủ vật lý là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần để vận hành một cách trơn tru, hiệu quả.

Máy chủ vật lý là gì? - Ảnh 1.

Máy chủ vật lý cũng giống như máy tính nhưng có cấu hình cao hơn

Vai trò và ứng dụng của máy chủ vật lý

Khi đã hiểu được máy chủ vật lý là gì thì cách để sử dụng nó hiệu quả nhất đó chính là tìm hiểu sâu về vai trò và ứng dụng của nó đối với doanh nghiệp. Vai trò chính của máy chủ vật lý chính là đưa những thông tin được lưu trữ và xử lý chúng trước khi chuyển đến người dùng thông qua Internet hoặc mạng LAN.

Với khả năng chạy liên tục trong thời gian dài và chỉ bị dừng khi có sự cố xảy ra cần bảo trì thì việc các doanh nghiệp sử dụng máy chủ vật lý sẽ giúp các thông tin được lưu trữ một cách an toàn, tránh bị đánh cắp dữ liệu.

Có thể nói rằng máy chủ vật lý đóng một vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Khi sử dụng máy chủ vật lý, doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống mà không cần phải tốn thêm chi phí để mua hosting.

Lợi ích khi dùng máy chủ vật lý

Một số lợi ích của máy chủ vật lý đem lại trong doanh nghiệp:

  • Kiểm soát toàn phần: Các ứng dụng, trang web có thể sử dụng tất cả tài nguyên mà không cần chia sẻ với những ứng dụng khác.
  • Dữ liệu lưu trữ nội bộ: Toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các máy chủ tại cơ sở.
  • Khả năng tùy chỉnh: Có thể thiết lập server theo mô hình hạ tầng riêng biệt.

So sánh máy chủ vật lý và máy chủ ảo Cloud Server

Máy chủ vật lý là gì? - Ảnh 2.

Hình ảnh minh hoạ máy chủ vật lý và máy chủ ảo

Tiêu chí

Máy chủ vật lý (MCVL)

Cloud Server

Bản chất

Là máy chủ độc lập chạy trên phần cứng vật lý riêng biệt.

Ảo hóa điện toán đám mây trên một nhóm các máy chủ vật lý để tạo ra các phân vùng xử lý công việc riêng biệt tương tự như khi sử dụng máy chủ vật lý. Về cơ bản thì cloud server là một dạng liên kết tài nguyên của các MCVL công suất lớn để tạo ra một vùng tài nguyên rất lớn phục vụ nhiều nhu cầu sử dụng.

Tài nguyên

Tài nguyên độc lập, không phải chia sẻ với những người dùng khác. Tuy nhiên sẽ giới hạn trong khả năng cung cấp của 1 MCVL hoặc 1 vài MCVL người dùng, DN sở hữu.

Tài nguyên được kết hợp từ các máy chủ vật lý trong nhóm. Khi một công việc yêu cầu tài nguyên để chạy thì cloud server sẽ lấy các tài nguyên chưa được sử dụng của các máy trong nhóm để xử lý cho công việc đó. Do đó giới hạn tài nguyên gần như không có.

Hiệu năng

Ổn định, người dùng có toàn quyền quản lý. Tuy nhiên khi có lượng truy cập tăng cao đột ngột vượt quá mức xử lý của MCVL thì có thể bị treo máy.

Hoặc các sự cố về phần cứng như hỏng, lỗi, virus, tấn công… cũng khiến ngừng hoạt động hoặc mất dữ liệu vĩnh viễn.

Với các công nghệ tăng giảm cấu hình máy, số lượng máy tự động (auto scale), phân luồng truy cập tự động trên các máy chủ trong nhóm (load balancer), cloud server có thể mở rộng theo bất cứ sự tăng trưởng truy cập nào, qua đó đảm bảo hoạt động ổn định trong mọi tình huống.

Hệ thống với lượng máy chủ đồ sộ đồng nghĩa với số lượng máy dự phòng lớn, khi một máy gặp sự cố toàn bộ công việc sẽ được chuyển sang máy khác tức thì, hiệu năng có thể đạt tới 99,99%. 

Khả năng mở rộng

Tương đối phức tạp vì sẽ phải mua thêm các thiết bị phần cứng chuyên dụng và sau đó kết nối vào hệ thống, tốn kém nhiều thời gian, công sức và chi phí.

 

Có thể cài đặt tự động với thời gian chỉ tính bằng giây, vô cùng nhanh chóng và đơn giản.

Chi phí bảo trì hàng tháng

Chi phí hàng tháng đến từ việc trả điện, nước làm mát, người quản lý CNTT. Tuy nhiên nếu có rủi ro xảy ra thời gian sửa chữa lâu dẫn đến các hoạt động bị đình trệ, dữ liệu bị mất khó phục hồi gây thiệt hại kinh tế.

Không có chi phí bảo trì, nâng cấp, license, toàn bộ công việc do nhà cung cấp cloud server xử lý.

Chi phí

Chi phí cao cho việc đầu tư toàn bộ phần cứng, chi phí vận hành, bảo trì hệ thống, backup, chi phí nhân sự quản trị chuyên trách, chi phí chỗ đặt, điện, nước, license, chi phí sửa lỗi, khắc phục (khi có sự cố)...

Chỉ chi trả cho đúng các tài nguyên (RAM, CPU, bộ nhớ…) đã sử dụng theo giờ. 

Không có các chi phí đầu tư ban đầu, bảo trì hay vận hành hàng tháng.

Ưu nhược điểm máy chủ vật lý và máy chủ ảo

Máy chủ vật lý

Ưu điểm:

- Máy chủ vật lý sở hữu khả năng kiểm soát dữ liệu tốt hơn VPS hay hosting

- Bảo mật dữ liệu, bảo vệ thông tin tuyệt đối, tuy nhiên tiềm ẩn rủi ro về hỏng hóc hoặc lỗi con người dẫn đến mất dữ liệu khó phục hồi nếu không có quy trình quản lý dữ liệu đủ chặt chẽ.

- Cấu hình hoạt động của máy chủ vật lý mạnh mẽ, thuộc sở hữu riêng và sử dụng riêng trong nội bộ tổ chức.

Nhược điểm:

- Tốn chi phí cao hơn rất nhiều so với máy chủ ảo

- Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng và nâng cấp thì phức tạp và cần nhiều thời gian hơn, từ đó gây ra trở ngại cho công việc, ảnh hưởng hiệu suất, và không đáp ứng được các yêu cầu tăng trưởng nhanh chóng, tức thì.

- Trong quá trình nâng cấp thời gian downtime (ngừng hoạt động) của máy chủ vật lý cao.

- Khi xảy ra sự cố thì khả năng dự phòng kém hơn nhiều so với Cloud server.

Máy chủ ảo

Ưu điểm:

- Tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều, >50%

- Thời gian downtime cũng thấp hơn rất nhiều so với việc sử dụng máy chủ vật lý

- Dễ dàng sao lưu và thực hiện phục hồi dữ liệu nếu có sự cố xảy ra

- Dễ dàng nâng cấp và mở rộng tài nguyên bất cứ lúc nào

- Thời gian khởi động lại hệ thống nhanh chóng, thời gian triển khai chỉ từ vài phút

- Quản trị dễ dàng, không đòi hiểu nhiều nhân lực và chuyên môn sâu về hạ tầng

Nhược điểm:

- Không có toàn quyền kiểm soát tuyệt đối như máy chủ vật lý, tuy nhiên có thể lựa chọn hình thức dedicated server - thuê server chuyên dụng để sử dụng riêng biệt với công suất cực lớn. 

Máy chủ vật lý là gì? - Ảnh 4.

Nếu doanh nghiệp đang phát triển, bạn hãy nghĩ đến việc thay đổi từ máy chủ vật lý lên máy chủ ảo

Khi nào nên sử dụng máy chủ vật lý và máy chủ ảo

Máy chủ ảo ra đời muộn hơn so với máy chủ vật lý và sở hữu nhiều tính năng ưu việt hơn cũng như giải quyết được những hạn chế của máy chủ vật lý. Và để trả lời cho câu hỏi khi nào nên sử dụng máy chủ vật lý và khi nào nên sử dụng máy chủ ảo, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu của mình là gì.

  • Các doanh nghiệp quy mô nhỏ, start-up, doanh nghiệp sở hữu website có lượng tăng trưởng người dùng thường xuyên hoặc trong các thời điểm cụ thể… nên lựa chọn máy chủ ảo. Chi phí đầu tư ban đầu thấp kèm theo khả năng tăng giảm linh hoạt đem lại cho DN sự chủ động tối đa.

  • Các doanh nghiệp lớn cần tối ưu chi phí vốn, chi phí đầu tư có thể lựa chọn triển khai các dự án mới, các phần công việc phù hợp với môi trường máy chủ ảo lên cloud server.

  • Đối với các hệ thống đã khấu hao, chi phí thay thế cũng thường là rất lớn, vì vậy thay vì mua mới các thiết bị, nhiều doanh nghiệp cũng có xu hướng chuyển sang triển khai cloud server. 

  • Mô hình Hybrid: Đây cũng là một xu hướng nổi bật hiện nay khi triển khai hệ thống hạ tầng trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tận dụng toàn bộ sức mạnh và tính kiểm soát tối đa trên các máy chủ vật lý tại cơ sở, đồng thời đưa các phần công việc còn lại lên cloud server để tối ưu chi phí và tần dụng tính linh hoạt vượt trội của các máy chủ thế hệ mới này.

Bizfly Cloud Server là dịch vụ máy chủ ảo đã giúp rất nhiều doanh nghiệp giải quyết các bài toán họ gặp phải với hạ tầng vật lý truyền thống của mình, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các mô hình kết hợp như Hybrid hay Multi-cloud để họ có thể tận dụng tốt mọi nguồn lực và tài nguyên đang có.

Sở hữu hạ tầng mạnh mẽ do làm chủ công nghệ điện toán đám mây, Bizfly Cloud Server được nhiều doanh nghiệp tin tưởng nhờ nhiều ưu điểm phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp Việt:

  • Đường truyền trong nước ổn định, thông suốt không bị ảnh hưởng bởi các sự cố mạng quốc tế.

  • Chi phí đường truyền và chi phí băng thông thấp do máy chủ đặt trong lãnh thổ Việt Nam, khoảng cách truyền tải ngắn, đồng thời ưu đãi MIỄN PHÍ BĂNG THÔNG hoặc MIỄN PHÍ DATATRANSFER.

  • Đầy đủ các dịch vụ hạ tầng chất lượng tương đương các giải pháp hàng đầu giúp tích hợp nhanh chóng vào hệ thống máy chủ để đáp ứng mọi nhu cầu về phát triển ứng dụng: K8s, Simple Storage, Cloud Database, CDN, VPN,...

  • Tuân thủ các yêu cầu về lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ Việt Nam

  • Đa dạng cấu hình: phù hợp mọi nhu cầu từ đơn giản đến phức tạp.

  • Phương thức tính giá linh hoạt: theo tháng, theo giờ, hoặc theo tài nguyên.

Đăng ký dùng thử dịch vụ Bizfly Cloud Server miễn phí https://bizflycloud.vn/cloud-server

Kết bài

Có thể thấy rằng máy chủ vật lý và máy chủ ảo đều đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp. Nếu máy chủ vật lý thích hợp cho những ứng dụng cần tài nguyên cố định thì máy chủ ảo lại mang tính linh hoạt hơn, tối ưu tài nguyên hơn. Do đó, để lựa chọn được máy chủ nào phù hợp với doanh nghiệp của mình bạn hãy cân nhắc thật kỹ các điểm mạnh và điểm yếu của từng loại để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

>> Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn nền tảng server cho doanh nghiệp: Máy chủ vật lý, VPS hay Cloud Server?

TAGS: server
SHARE