JSP là gì? Lợi ích và lý do nên sử dụng JSP trong lập trình web

1920
19-07-2024
JSP là gì? Lợi ích và lý do nên sử dụng JSP trong lập trình web

JSP đang là công nghệ nhận được sự tin tưởng và lựa chọn của đông đảo người dùng muốn tạo ra website động, tăng sự hấp dẫn và tương tác. Vậy JSP là gì, lợi ích và lý do vì sao nên sử dụng nó trong lập trình web? Trong bài viết dưới đây, Bizfly Cloud sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản về JSP.

JSP là gì?

JSP có tên đầy đủ là JavaServer Pages. Đây là công nghệ sử dụng ngôn ngữ lập trình Java để phát triển ứng dụng web. Lúc này nhà phát triển sẽ tạo nên trang web động bằng việc dùng mã Java để tạo ra nội CSS và HTML. Trong JSP, giao diện người dùng và mã Java sẽ được tách biệt giúp việc phát triển ứng dụng web và bảo trì dễ dàng hơn.

Thẻ JSP tag sẽ được sử dụng trong trang web để chèn mã Java. Nếu trang yêu cầu thông qua trình duyệt, máy chủ sẽ dùng mã Java biên dịch thành mã byte rồi tạo ra mã HTML trả về trình duyệt. Từ đó tạo ra web động, tương tác và cho phép hiển thị dữ liệu để xử lý biểu mẫu, cơ sở dữ liệu người dùng.

Một số đặc điểm nổi bật của JSP

JSP được nhiều người lựa chọn nhờ sở hữu các đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Tích hợp dễ dàng: JSP được tích hợp chặt chẽ với Java và các công nghệ Java EE khác như Servlets, JDBC, EJBs, và JNDI. Nó cho phép nhà phát triển sử dụng các tính năng mạnh mẽ của Java để xây dựng các ứng dụng web phức tạp.
  • HTML-based templates: Ngôn ngữ này cho phép nhúng mã Java vào trong các trang HTML, giúp việc tạo giao diện người dùng trở nên dễ dàng hơn so với việc viết mã HTML và Java một cách riêng biệt.
  • Cú pháp đơn giản: Cú pháp của JSP khá giống với HTML, dễ học và sử dụng cho các nhà phát triển web. Các nhà phát triển có thể sử dụng các thẻ Java để tương tác với các đối tượng Java và dữ liệu.
  • Hỗ trợ cho thư viện tag: JSP hỗ trợ việc sử dụng các thư viện tag như JavaServer Pages Standard Tag Library và các thư viện tag tùy chỉnh khác, giúp rút ngắn mã HTML và logic xử lý từ các trang JSP.
  • Xử lý biến môi trường: Ngôn ngữ lập trình Java có khả năng dễ dàng truy cập và sử dụng các biến môi trường, thông tin phiên và các tham số của request.
  • Dễ dàng bảo trì và sửa lỗi: Vì JSP sử dụng mã Java chạy trên server, nên các lỗi có thể được phát hiện và sửa đổi nhanh chóng, giúp việc bảo trì và phát triển ứng dụng web trở nên hiệu quả hơn.

Tại sao nên sử dụng JSP trong lập trình và thiết kế web?

JSP được đánh giá là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong lập trình và thiết kế web nhờ những lý do sau đây:

Là phần mở rộng cho Servlet

JSP được xem như là một phần mở rộng của Servlet vì nó sinh ra và được biên dịch thành Servlet trước khi thực thi trên server. Nó giúp cho việc phát triển ứng dụng web trở nên thuận tiện hơn bằng cách sử dụng các thẻ và cú pháp tương tự HTML, mã nguồn trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơn so với việc viết mã Servlet thuần túy.

Dễ dàng bảo trì

Ngôn ngữ cho phép phân tách logic nghiệp vụ và giao diện người dùng, giúp dễ dàng quản lý và bảo trì ứng dụng web. Bạn có thể sử dụng các thư viện tag như JSTL để giảm sự phụ thuộc vào mã Java phức tạp trong các trang JSP.

Triển khai nhanh chóng

Với JSP, bạn có thể nhanh chóng phát triển các ứng dụng web phức tạp mà không cần phải viết nhiều mã Java. Thay vì tập trung vào việc viết Servlet từ đầu, bạn có thể tập trung vào thiết kế giao diện với các thẻ JSP và sử dụng Java chỉ khi cần thiết.

Truy cập được mọi Enterprise trong Java APIs

JSP có thể truy cập và sử dụng mọi thành phần trong các Java APIs, bao gồm các thư viện và framework phổ biến như JDBC để kết nối với cơ sở dữ liệu, JavaMail để gửi email, và các API khác để tích hợp với các dịch vụ và công nghệ khác trong hệ thống thông tin doanh nghiệp.

Ưu điểm vượt trội của JSP so với các ngôn ngữ lập trình khác

So với ngôn ngữ lập trình khác, JSP được đánh giá có những ưu điểm vượt trội sau đây:

So với ASP

Hiệu suất và tốc độ: JSP thường có hiệu suất cao hơn so với ASP vì mã JSP được biên dịch thành Servlet và được thực thi trực tiếp trên máy chủ.

Độ phổ biến và hỗ trợ: Ngôn ngữ lập trình JSP được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng Java, có nhiều tài liệu và hỗ trợ cộng đồng lớn hơn so với ASP, đặc biệt là trong môi trường phát triển dựa trên Java.

So với Servlet

Dễ sử dụng và dễ bảo trì hơn: JSP thường cho phép viết mã HTML và Java cùng một lúc, làm cho việc phát triển và bảo trì ứng dụng dễ dàng hơn so với việc viết và duy trì mã Servlet tách biệt.

Tích hợp HTML dễ dàng hơn: Ngôn ngữ này giúp tách biệt mã HTML và mã Java, làm cho việc phát triển giao diện người dùng trở nên đơn giản hơn so với việc sử dụng Servlet mà phải nhúng mã Java vào mã HTML.

So với SSI

Khả năng mở rộng và quản lý dễ dàng hơn: JSP cung cấp một cách tiếp cận tốt hơn để phát triển ứng dụng lớn và quản lý mã nguồn, trong khi SSI thường được sử dụng cho các trang web đơn giản hơn và ít phức tạp hơn.

So với JavaScript

Chức năng phía máy chủ: JavaServer Pages chủ yếu được sử dụng để tạo và quản lý nội dung trên máy chủ, trong khi JavaScript là ngôn ngữ lập trình phía khách hàng.

Độ tin cậy và an toàn: Vì JSP chạy trên máy chủ, mã của nó được bảo vệ hơn so với mã JavaScript mà có thể bị người dùng thay đổi trước khi thực thi.

So với HTML

Linh hoạt hơn: JSP cho phép tạo các trang web động, dựa trên dữ liệu hoặc trạng thái hiện tại của ứng dụng, trong khi HTML chỉ mô tả cấu trúc tĩnh của trang.

Tích hợp mã nguồn và logic: Với JSP, lập trình viên có thể nhúng mã Java và logic xử lý vào mã HTML một cách dễ dàng hơn so với việc sử dụng HTML thuần.

Một số mặt hạn chế của JSP

JSP là công nghệ đang được sử dụng rộng rãi trong ứng dụng web, nhưng nó cũng có một số mặt hạn chế sau đây:

Khó kiểm soát và gỡ lỗi

Với JSP, mã Java được nhúng trực tiếp vào trong các trang HTML, nó có thể làm cho quá trình gỡ lỗi trở nên phức tạp hơn so với các công nghệ khác như Servlets hay framework MVC hiện đại.

Khó khăn khi kết nối với database

Trong JavaServer Pages, để kết nối và thao tác với cơ sở dữ liệu, thường cần sử dụng mã Java trong các phần tử scriptlet. Từ đó dẫn đến mã lệnh phức tạp và khó bảo trì hơn so với các cách tiếp cận dựa trên lớp mô hình.

Cần nhiều dung lượng hơn

Do JSP kết hợp cả HTML và mã Java trong cùng một tệp, nó có thể tạo ra các tệp lớn hơn so với các tệp chứa chỉ HTML hoặc chỉ mã Java. Nó dễ làm tăng thời gian tải và tăng tải lên máy chủ.

Cần nhiều thời gian truy cập

So với các công nghệ client-side như JavaScript và các framework frontend, JSP yêu cầu thời gian xử lý và tải lên máy chủ hơn, do mỗi yêu cầu cần được xử lý bởi máy chủ trước khi kết quả được trả về trình duyệt.

Để nắm chắc JSP cần học những gì?

Muốn nắm chắt JSP bạn cần học những kiến thức sau đây:

Kiến thức về Java

Đây là điều đầu tiên mà bạn cần học trước khi muốn đi sâu về JSP. Hãy nắm vững các kiến thức liên quan đến cú pháp, khái niệm, quy tắc trong Java để việc tiếp cận JSP trở nên đơn giản hơn.

HTML và CSS

JSP được biết đến là sự kết hợp công nghệ giữa HTML/ CSS và Java. Do đó, việc trang bị kiến thức về lĩnh vực này cũng rất quan trọng và cần thiết. Bạn cần phải hiểu rõ các thẻ, cú pháp, thuộc tính trong HTML/CSS để việc hiển thị, thiết kế giao diện web diễn ra hiệu quả hơn.

MVC và Servlet

Servlet và MVC cũng thường được dùng JSP. Việc hiểu rõ về 2 yếu tố này cũng giúp bạn biết cách hoạt động nhằm tạo ra ứng dụng web động linh hoạt sử dụng JSP.

Công cụ phát triển

Muốn việc chạy ứng dụng và phát triển đạt kết quả như mong đợi, bạn cũng cần có công cụ phù hợp. Hiện nay, JSP có khá nhiều công cụ phát triển phổ biến như Netbeans, Eclipse, IntelliJ IDEA… Hãy tham khảo, sử dụng công cụ phù hợp để tăng hiệu suất cho quá trình phát triển.

Thực hành

Sau khi đã có những kiến thức cơ bản, bạn cũng cần làm các bài tập thực hành thực tế. Hãy tham khảo các khóa học trực tuyến, sách giáo khoa, tài liệu về JSP để có thêm các bài tập. Ngoài ra, bạn có thể tự xây dựng cho mình dự án thực tế để nâng cao kỹ năng.

Ví dụ về 1 trang JSP cơ bản

Sau đây là một trang JSP cơ bản

Bước 1: Tạo file JSP

Trang này là trang giao diện người dùng thấy được ban đầu. Nó chứa một form đơn giản với một trường nhập tên người dùng và nút gửi dữ liệu đi đến trang welcome.jsp để xử lý.

<%@ page language="java" contentType="text/html; charset=UTF-8" pageEncoding="UTF-8"%> <!DOCTYPE html> <html> <head> <meta charset="UTF-8"> <title>Simple JSP Example</title> </head> <body> <h2>Chào mừng bạn đến với trang JSP đơn giản!</h2> <form action="welcome.jsp" method="post"> Nhập tên của bạn: <input type="text" name="username"> <input type="submit" value="Submit"> </form> </body> </html>

Bước 2: Tạo file JSP để xử lý form

Trang này nhận dữ liệu mà người dùng nhập vào form từ hello.jsp qua phương thức POST. Nó lấy giá trị của trường username từ request và hiển thị thông điệp chào mừng với tên người dùng.

<%@ page language="java" contentType="text/html; charset=UTF-8" pageEncoding="UTF-8"%> <!DOCTYPE html> <html> <head> <meta charset="UTF-8"> <title>Welcome JSP Example</title> </head> <body> <%-- Lấy thông tin từ request --%> <% String username = request.getParameter("username"); %> <h2>Xin chào <%= username %>!</h2> <p>Cảm ơn bạn đã tham gia trang web của chúng tôi.</p> </body> </html>

Vừa rồi là một số thông tin chi tiết liên quan đến JSP là gì. Khi hiểu rõ về JSP sẽ giúp việc tạo ra ứng dụng web của bạn diễn ra nhanh chóng, đơn giản hơn. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Bizfly Cloud để cập nhật thêm những thông tin về công nghệ mới nhất.

SHARE