Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây và lựa chọn nhà cung cấp cho doanh nghiệp
Bạn đã biết cách để tận dụng những tiềm năng vô hạn của dịch vụ điện toán đám mây và sẵn sàng cho những đột phá nằm ngoài tưởng tượng của bản thân chưa? Nếu chưa thì sau đây Bizfly Cloud sẽ đưa ra là vài góc nhìn và phân tích để giúp bạn có những quyết định dễ dàng hơn, và biết đâu nhờ quyết định đó mà đến một ngày bạn sẽ trở thành người đi đầu trong việc cung cấp công nghệ bạn đang theo đuổi thì sao?
Điểm qua về sự phát triển của dịch vụ điện toán đám mây
"Tôi sẽ chẳng cần đến 1 ổ đĩa cứng trong máy tính làm gì nếu tôi có thể truy cập vào máy chủ 1 cách nhanh chóng hơn… để mà so sánh thì việc phải mang theo những cái máy tính không được kết nối này thật là phiền phức" – Steve Job
Bất chấp những tiếng vang gần đây về các công nghệ VR (thực tế ảo) và AI (trí tuệ nhân tạo), người ta vẫn đặt ra những nhận định rằng điện toán đám mây mới thực sự có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất của bất kỳ nền tảng công nghệ máy tính nào.
Thực tế thì nếu ngược dòng lịch sử, điện toán đám mây là 1 khái niệm đã có niên đại từ những năm 1970, thế nhưng cho tới nay tất cả những gì chúng ta làm được mới chỉ là khai thác phần nào bề mặt của vấn đề chứ chưa thực sự mở ra được tiềm năng thực sự của nó.
Vậy điều gì đã cản trở sự phát triển của một công nghệ với những tiềm năng vô giá này? Câu trả lời nằm trong rất nhiều các yếu tố phức tạp mà rất nhiều trong số chúng vẫn chưa có lời giải. Tuy nhiên, một trong những vấn đề được xem là nguyên nhân chủ yếu cho vấn đề này là doanh nghiệp vẫn chưa đánh giá đúng tiềm năng của việc tích hợp điện toán đám mây vào các giải pháp công nghệ của họ.
Theo số liệu thống kê thì hiện nay tỷ lệ tích hợp điện toán đám mây của các Doanh nghiệp tại Mỹ là 50% đến 85% trong tất cả các lĩnh vực. Những con số này chỉ ra 1 thực tế đơn giản là công nghệ đám mây đã được tích hợp vào điện thoại, trình duyệt web và toàn bộ hệ thống mà chúng ta vẫn vận hành hàng ngày. Trên thực tế, 100% doanh nghiệp và hầu hết các cá nhân hiện đang "phụ thuộc" vào các đám mây theo cách này hay cách khác.
Điện toán đám mây đã và đang len lỏi vào từng hoạt động trong cuộc sống con người
Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây cơ bản
Infrasructure as a service (Iaas) – Cơ sở hạ tầng như 1 dịch vụ
Iaas là một dạng dịch vụ pay-per-use – trả tiền theo định mức hay chỉ trả tiền cho những gì sử dụng. Iaas cho phép người sử dụng truy cập vào cơ sở hạ tầng máy tính từ xa, với mục đích cho phép mở rộng quy mô hệ thống của riêng người đó bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng ảo mạnh mẽ này. Iaas bao gồm các máy chủ server, storage lưu trữ, và các bảo vệ an ninh nâng cao. Tất cả những yếu tố này giúp cho Iaas trở thành một nguồn lực vô giá cho cả doanh nghiệp lãn cá nhân.
Platform as a service (Paas) – Nền tảng như 1 dịch vụ
Paas được ví như là "1 sứ giả mà Chúa đã ban tặng" cho các Developer và giúp họ có thể phát triển các website, ứng dụng, cũng như triển khai toàn bộ chúng trên các đám mây. Mô hình hệ thống của Paas cũng khá tương tự như Iaas nhưng còn có thêm những công cụ phát triển doanh nghiệp thông minh (BI), middleware, các tool quản lý dữ liệu và các hỗ trợ khác nữa để phát triển và triển khai ứng dụng. Tiếp cận với những công nghệ như vậy, kể cả là với những doanh nghiệp nhỏ nhất, cho phép các team ở mọi quy mô phát triển các dịch vụ và luồng doanh thu mới vượt ngoài khuôn khổ. Và điều này giúp cho mô hình trở thành 1 công cụ không thể thiếu cho doanh nghiệp ở mọi cấu trúc và quy mô.
Software as a service (Saas)
Saas là một mô hình nổi trội trong điện toán đám mây, cho phép người dùng tận dụng các ứng dụng trên nền tảng đám mây thong qua internet. Microsoft Office 365 là ví dụ điển hình nhất cho mô hình này, trong đó tích hợp gần như tất cả các các tính năng của Office như email, lịch, và các công cụ tương tự dưới cùng 1
Saas không chỉ gia tăng trải nghiệm người dùng khi mang đến khả năng truy cập tiện lợi hơn ở mọi góc độ thời gian và vị trí, mà còn giúp các công ty giảm thiểu phần lớn những chi phí ban đầu nhờ loại bỏ được các nhu cầu về server đhay các giải pháp backup đắt tiền.
Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây uy tín hiện nay
Các nhà cung cấp giúp doanh nghiệp tận dụng được lợi thế đám mây tối đa
Trên thế giới:
Amazon Web Services (AWS)
AWS cung cấp các dịch vụ IaaS và PaaS ở một phạm vi rất rộng, bao gồm Elastic Compute Cloud (EC2), Elastic Beanstalk, Elastic Block Store (EBS), Simple Storage Service (S3), Glacier storage, DynamoDB NoSQL database and Relational Database Service (RDS).
Đối với các doanh nghiệp, AWS cung cấp 1 khả năng mở rộng tài nguyên ở mức cao với phần chi phí yêu cầu tương ứng. Với nền tảng của AWSdoanh nghiệp tận dụng được lợi thế về một nền tảng mạnh mẽ không bị phụ thuộc vào các phần cứng sẽ nhanh chóng lỗi thời.
Điểm trừ lớn nhất của AWS là AWS không phải open-source (nguồn mở) và điều này làm nản lòng rất nhiều các developer với sự kiểm soát quá chặt chẽ từ hệ thống quản lý bên trong AWS.
Google's Cloud Platform
Nền tảng đám mây của Google cạnh tranh với AWS trong các lĩnh vực public cloud chính. Nhờ sự thống trị toàn cầu của hệ thống Android, công ty đã có thể ngầm thực hiệnchuyển đổi người dùng của mình với hệ thống đám mây thông qua điện thoại và máy tính bảng của họ.
Chức năng cơ bản nhất mà tất cả chúng ta hiện đang sử dụng, là cho phép việc đồng bộ hóa điện thoại của mình với các thiết bị khác bao gồm máy tính bảng và PC khi sử dụng trình duyệt web Chrome.
Nền tảng Google cung cấp một sô công cụ được phát triển tốt và đáng tin cậy, bao gồm các Công cụ tính toán, Công cụ ứng dụng, Công cụ vùng chứa, Lưu trữ đám mây và BigQue. Với sự nhanh chóng và đáng tin cậy của hệ thống internet trên toàn cầu, những tồn tại về không gian lưu trữ trên điện thoại thông minh sẽ biến mất hoàn toàn nhờ tiềm năng lưu trữ từ xa của (ví dụ) Google Drive.
Tuy nhiên, Google không tiết lộ mấy thông tin hữu ích về số lượng người dùng hoặc doanh thu trên đám mây, vì vậy các chuyên gia chỉ có thể đưa ra những ước tính tốt nhất.
Tại Việt Nam
Ngành công nghiệp đám mây Việt Nam những năn gần đây cũng đã ghi nhận những bước tiến lớn với sự nổi lên của xu thế ứng dụng công nghệ cao trong cuộc sống và kinh doanh. Có thể kể đến một vài ví dụ nổi bật như các ứng dụng di chuyển: Grab, uber…, tìm kiếm địa điểm: lozi, foody… và sự bùng nổ các app mua hàng trực tuyến… Không chỉ dừng lại ở đó, công nghệ đám mây hiện nay cũng đang được chính phủ hỗ trợ đưa vào các ngành truyền thống như y tế, ngân hàng, hành chính, pháp lý…
Vậy thì một điều chắc chắc sẽ xảy ra là đến một ngày nào đó (có thể không xa) "mọi thứ đều sẽ ở trên mây". Và bây giờ có thể chưa phải là muộn nhưng cũng không còn sơm để bắt đầu.
Bizfly Cloud (tiền thân là VCCloud)
Trong số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hiện nay ở Việt Nam, Bizfly Cloud (VCCloud) được xếp vào top các nhà cung cấp hàng đầu khi đã nhanh chóng đón đầu xu hướng công nghệ vô cùng tiềm năng này và phát triển một nền tảng hệ thống vô cùng mạnh mẽ cho riêng mình.
Với đặc điểm nổi bật là hệ thống hoàn toàn được xây dựng và kiến trúc bởi đội ngũ chuyên gia công nghệ hàng đầu Việt Nam hiện nay. Bizfly Cloud hoàn toàn chủ động trong việc kiểm soát, nâng cấp và hỗ trợ dịch vụ ở mức tối đa. Hệ thống đã phục vụ nhiều đối tác tên tuổi lớn tại Việt Nam như tập đoàn truyền thông công nghệ VCCorp với hệ thống các báo điện tử lớn nhất hiện nay, đài truyền hình trung ương VTV, hệ thống giáo dục trực tuyến Topica, Kyna, Sage Academy…
Hiện nay, với khả năng về việc thực thi chính sách an ninh mạng do chính phủ ban hành thì việc trong nước có các đơn vị uy tín như Bizfly Cloud giúp đáp ứng tốt các nhu cầu ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, sản xuất ngày một tăng lên của Doanh nghiệp Việt.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ