Bộ nhớ đệm là gì? Làm thế nào để xóa bộ nhớ đệm nhanh chóng, hiệu quả
Nếu bộ nhớ thiết bị của bạn đang trong tình trạng cần giải phóng thì bạn nên biết bộ nhớ đệm là gì. Chắc hẳn bạn đã đọc hoặc nghe qua về việc xóa bộ nhớ đệm (cache) sẽ giúp tăng dung lượng trống cho điện thoại. Vậy điều đó liệu có thực sự đúng và có nên làm theo hay không, nếu có thì làm sao để xóa bộ nhớ cache trên di động? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu nhé!
Bộ nhớ đệm là gì?
Bộ nhớ đệm, hay còn gọi là cache, là một nơi giúp lưu trữ tạm thời dữ liệu do quy trình hay ứng dụng trên thiết bị tạo ra. Các dữ liệu này giúp người dùng truy cập ứng dụng nhanh hơn và thuận tiện hơn trong tương lai. Nhờ có bộ nhớ đệm mà thiết bị của bạn có thể tiết kiệm thời gian load ứng dụng, cũng như giảm lượng dữ liệu cần xử lý khi hoạt động và từ đó làm tăng tốc độ cho thiết bị.
Bộ nhớ cache của điện thoại nằm trong thư mục Cache của từng ứng dụng, nhưng thông thường chúng sẽ ẩn đi. Vậy tại sao mỗi ứng dụng đều có bộ nhớ đệm riêng, nó có thực sự cần thiết không?
Bộ nhớ đệm quan trọng như thế nào?
Khi bạn khởi động một ứng dụng vừa tải về chắc hẳn tốc độ load ứng dụng đó sẽ khá chậm. Nhưng từ lần khởi động thứ hai trở đi ứng dụng lại load nhanh hơn hẳn, vì sao vậy? Vì khi mở một ứng dụng mới lần đầu tiên, thiết bị sẽ phải truy cập và khởi tạo nhiều dữ liệu để ứng dụng có thể hoạt động được. Tuy nhiên, nhờ dữ liệu này được lưu lại trong bộ nhớ đệm sau những lần sử dụng ban đầu đã giúp tăng tốc độ khởi động app ở các lần sau đó.
Như vậy bạn đã biết được vai trò của bộ nhớ đệm là gì rồi đúng không nào. Những dữ liệu được lưu trong cache sẽ giúp thiết bị truy cập các thông tin của ứng dụng mà không cần phải khởi tạo lại như lần đầu khởi động. Không có bộ nhớ cache thì bạn sẽ phải chờ đợi lâu hơn khi mở app, đặc biệt là các ứng dụng nặng sẽ mất khá nhiều thời gian để khởi tạo như ban đầu.
Bộ nhớ cache có ích như vậy thì tại sao bạn lại muốn xóa nó? Liệu có nên xóa bộ nhớ này thường xuyên không? Hãy đọc tiếp phần bên dưới nhé!
Ưu, nhược điểm của bộ nhớ đệm
Ưu điểm
- Tốc độ nhanh hơn bộ nhớ chính do được đặt trên chip xử lý, tương đương với các thanh ghi bộ xử lý. Chính vì vậy, dữ liệu thường được yêu cầu lưu trữ trong bộ nhớ đệm.
- Thời gian truy cập bộ nhớ ngắn hơn so với bộ nhớ chính, giúp thực hiện các thao tác nhanh hơn
- Cho phép lưu trữ dữ liệu tạm thời khi được yêu cầu thường xuyên, có thể được xóa khỏi bộ đệm khi kết thúc việc sử dụng dữ liệu và thay thế bằng dữ liệu mới từ bộ nhớ chính
Nhược điểm
- Nằm trực tiếp trên chip xử lý, có dung lượng khá hạn chế
- Giá cả khá đắt
- Nhỏ hơn nhiều so với bộ nhớ chính
Bộ nhớ đệm được dùng ở đâu?
Browser cache
Các trình duyệt web phổ biến như Google Chrome, Firefox,… đều có browser cache nhằm cải thiện hiệu suất cho các website được truy cập thường xuyên. Điều này đồng nghĩa với việc khi người dùng truy cập vào một website, các dữ liệu trên website đó sẽ được lưu lại trong cache của trình duyệt. Theo đó, khi người dùng nhấn “Back” để quay lại thao tác trước đó, trình duyệt sẽ ngay lập tức hiển thị các dữ liệu đã lưu lại từ bộ nhớ cache. Thao tác này được gọi là read cache (đọc cache), nhằm rút ngắn tốc độ phản hồi của trình duyệt nhiều lần. Browser cache được xem là nơi lưu trữ dữ liệu webpage thông dụng, cho phép sử dụng và cá nhân hóa các dữ liệu trả về.
Proxy cache
Proxy cache cho phép nhiều người dùng truy xuất cùng một loại nội dung. Cách lưu trữ này được thiết lập và vận hành bởi các ISPs (Nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet), giúp tận dụng tối đa các tài nguyên phần cứng. Khi thực hiện proxy cache, người dùng có thể lấy máy chủ bất kỳ ở giữa client và server website để cache dữ liệu.
Gateway cache
Khác với proxy cache được cài đặt bởi các ISPs để giảm băng thông, gateway cache được thiết lập gần với server gốc nhằm giảm tải lên server. Hình thức này được triển khai dựa trên mô hình máy chủ hai lớp, trong đó một lớp là frontend để xử lý các file tĩnh (HTML, CSS,…), lớp còn lại là backend để xử lý các dynamic content. Gateway cache do quản trị viên cài đặt nên có thể dễ dàng kiểm soát và điều khiển, điểm này ngược lại hoàn toàn với browser cache và proxy cache.
Xóa bộ nhớ đệm có ảnh hưởng gì không?
Trước khi muốn biết có ảnh hưởng gì không thì hãy tự hỏi lý do xóa bộ nhớ đệm là gì. Có khá nhiều nguyên nhân như:
- Bộ nhớ thiết bị của bạn có giới hạn, nó liên tục yêu cầu bạn xóa bỏ các tập tin không cần thiết. Tuy nhiên, bạn lại không muốn “rớt nước mắt” xóa đi bất cứ chương trình hay bộ sưu tập phim ảnh nào của mình. Lúc này, xóa bộ nhớ đệm có thể giải quyết vấn đề. Vì một số ứng dụng có thể lưu trữ trong cache hàng GB dữ liệu mà bạn không thực sự cần đến, điều này làm cho tình trạng bộ nhớ điện thoại thông báo đầy liên tục. Vì vậy bạn có thể xóa cache đi để tiết kiệm không gian lưu trữ cho thiết bị.
- Một số ứng dụng sau một thời gian sử dụng có thể xảy ra xung đột, trục trặc hoặc rơi vào tình trạng giật, lag, hoạt động ì ạch. Việc xóa bộ nhớ đệm sẽ giúp bạn đưa ứng dụng về trạng thái ban đầu, khởi tạo lại dữ liệu mới và có thể sẽ giải quyết được lỗi của ứng dụng đó.
- Chẳng hạn có ai đó muốn mượn điện thoại của bạn để dùng một ứng dụng nào đó, nhưng bạn muốn bảo vệ sự riêng tư của mình (những thiết lập, thông tin cá nhân trên ứng dụng) thì xóa bộ nhớ đệm có thể là một giải pháp hữu hiệu.
Như vậy, nếu bạn gặp phải những vấn đề trên thì có thể tiến hành xóa bộ nhớ đệm thiết bị. BizFly Cloud xin khẳng định rằng việc xóa cache sẽ không gây ra lỗi hay vấn đề gì cho điện thoại của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không gặp các vấn đề như trên đã đề cập thì không nên xóa cache. Bởi lẽ, những dữ liệu lưu trữ trong cache sẽ giúp thiết bị truy cập vào ứng dụng mà không cần phải khởi tạo lại như ban đầu. Việc này giúp giảm lượng dữ liệu cần xử lý và từ đó tăng tốc độ cho thiết bị của bạn. Như vậy, có thể nói rằng bạn chỉ nên xóa bộ nhớ cache của điện thoại khi thực sự cần thiết.
Cách xóa bộ nhớ đệm trên điện thoại
Nếu bạn gặp những vấn đề về dung lượng bị đầy, ứng dụng bị sự cố,… hãy thử xóa bộ nhớ cache trên điện thoại. Vậy cách xóa bộ nhớ đệm là gì? Bài viết xin giới thiệu hai cách thực hiện, một cách sẽ giúp xóa toàn bộ cache của tất cả ứng dụng trên điện thoại và cách thứ hai là xóa cache của từng app một.
Cách 1: xóa toàn bộ bộ nhớ đệm trên điện thoại Android
Bước 1: Mở menu Cài đặt (Settings) trên điện thoại. Mục này thường nằm trên màn hình home của điện thoại.
Bước 2: Kéo xuống và chọn vào mục Bộ nhớ (Storage), trên một số thiết bị mục này còn có tên là Bộ nhớ & USB (Storage & USB).
Bước 3: Chọn vào Dữ liệu bộ nhớ đệm (Cache data). Một thông báo sẽ xuất hiện và hỏi bạn có muốn xóa bộ nhớ đệm không “Clear cache data?”, chọn OK để xóa cache của tất cả ứng dụng.
Nếu bạn không tìm thấy mục Cached data, hãy thử tìm nó trong mục Phone storage (Bộ nhớ điện thoại). Ngoài ra, một số loại thiết bị Android khi ấn vào mục Bộ nhớ (Storage), bạn sẽ thấy mục Dọn dẹp tập tin, hãy chọn vào nó. Lúc này, điện thoại sẽ quét tất cả các tệp tin rác, bộ nhớ đệm,… và hiện lên thông báo dung lượng của những mục như Dữ liệu bộ nhớ cache, Dữ liệu đã lưu, Dọn dẹp tập tin,... Hãy đánh dấu tích chọn mục Dữ liệu bộ nhớ cache và ấn Xóa để hoàn tất quá trình.
Cách 2: xóa bộ nhớ đệm của từng ứng dụng trên điện thoại Android
Bước 1: Vào phần Cài đặt (Settings) trên điện thoại Android, kéo xuống và tìm đến mục Ứng dụng (hoặc Apps). Chọn vào đó và bấm tiếp vào mục Tất cả ứng dụng (ALL).
Bước 2: Lúc này danh sách tất cả ứng dụng trên điện thoại của bạn sẽ hiện ra, tìm và bấm vào ứng dụng bạn cần xóa bộ nhớ đệm.
Bước 3: Sau khi thông tin ứng dụng hiện lên bạn ấn vào nút Xóa bộ nhớ cache. Một số thiết bị Android sẽ không thấy lựa chọn này ngay lập tức nên bạn hãy chọn vào mục Bộ nhớ (Storage) và sau đó chọn Xóa bộ nhớ cache (Clear cache). Như vậy là bạn đã xóa cache của ứng dụng đó thành công.
Nếu bạn muốn tiếp tục xóa bộ nhớ đệm của ứng dụng khác thì hãy lặp lại theo những bước trên đây nhé!
Trên đây là một vài kiến thức cơ bản về bộ nhớ cache trên thiết bị di động. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được bộ nhớ đệm là gì, cũng như ý thức được rằng việc xóa cache không gây ra bất cứ trục trặc nào cho thiết bị nhưng bạn chỉ nên xóa khi thực sự cần thiết. Hãy để lại email của bạn bên dưới để được cập nhật những bài viết mới nhất từ Bizfly Cloud nhé!
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud