Web API là gì? Tìm hiểu cách hoạt động của Web API
Web API là công cụ lập trình web được nhiều người sử dụng rộng rãi. Có thể nhận thấy đây là ứng dụng với nhiều tính năng ưu việt đối với người dùng. Để biết thêm những thông tin chi tiết về Web API là gì cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu Web API?
Web API là một phương thức được sử dụng để các website hay ứng dụng web khác nhau có thể trảo đổi thông tin, dữ liệu qua lại. Mỗi khi thực hiện truy xuất thông tin, Web API sẽ trả lại dữ liệu ở dạng JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.
Ví dụ: API REST của Twitter cho phép các website khác truy cập một phần thông tin, để tích hợp các tính năng vào ứng dụng của mình.
Những tính năng nổi bật của Web API
Được biết Web API có thể hỗ trợ restful và đầy đủ những phương thức như: Get/Post/put/delete dữ liệu. Có thể giúp bạn xây dựng được những HTTP server đơn giản và nhanh chóng. Không chỉ vậy, nó có thể giúp hỗ trợ đầy đủ những thành phần của HTTP: URI, request/response headers, caching, versioning, content format.
Tự động hóa sản phẩm
Đối với Web API, sẽ giúp người dùng có thể dễ dàng tự động quản lý được công việc. Cập nhật được luồng công việc tạo hiệu quả tốt hơn trong công việc.
Tích hợp linh động
API cho phép lấy nội dung ở bất kỳ Website hay ứng dụng nào đó một cách dễ dàng, khiến trải nghiệm người dùng được tăng lên. API giúp các công ty chia sẻ được những thông tin được chọn và tránh được những yêu cầu không mong muốn xảy ra.
Cập nhật thông tin theo thời gian thực
API giúp thay đổi và cập nhật những thông tin mới theo thời gian thực. Công nghệ này sẽ giúp những thông tin truyền đi tốt hơn, chính xác hơn và dịch vụ cung cấp cũng được linh hoạt hơn.
Ưu và nhược điểm của Web API?
Có thể thấy mỗi một ứng dụng sẽ có những ưu, nhược điểm riêng biệt và chức năng hỗ trợ tốt với các ứng dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu một vài ưu nhược điểm của API ngay tại bài viết dưới đây nhé:
Ưu điểm
- Web API được sử dụng khá rộng rãi ở trên các ứng dụng như: Desktop, mobile và cả ứng dụng ở Website.
- Linh hoạt đối với các dạng dữ liệu trả về Client: Json, XML hay những định dạng khác nữa.
- Dễ dàng xây dựng được HTTP service: URI, URI, request/response headers, caching, versioning, content formats và cả host trong ứng dụng.
- Với mã nguồn mở có thể giúp hỗ trợ những chức năng của Restful một cách đầy đủ.
- Hỗ trợ về thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test.
- Giao tiếp 2 chiều được xác nhận, vì vậy các giao dịch có thể đảm bảo được độ tin cậy cao hơn.
Nhược điểm:
- Web API chưa được gọi là Restful Service bởi nó chỉ mới hỗ trợ mặc định Get, Post.
- Nếu muốn sử dụng tốt nhất bạn cần có kiến thức và am hiểu thật sự về backend.
- Khá mất thời gian cho việc phát triển cũng như nâng cấp, vận hành.
- Hệ thống có thể bị tấn công nếu như không giới hạn chức năng hay điều kiện.
Web API hoạt động như thế nào?
Như đã nói ở trên, khi website thực hiện một lệnh API để lấy thông tin thì nó sẽ trả về một nội dung dạng JSON hoặc XML. Tuy nhiên, 4 bước dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động lấy dữ liệu thông qua Web API.
- Trước tiên, xây dựng URL API để gửi tới máy chủ cung cấp nội dung, dịch vụ thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.
- Sau khi nhận được thông tin, phía máy chủ cung cấp, ứng dụng nguồn sẽ thực hiện kiểm tra xác thực nếu có và tìm tới nguồn nội dung phù hợp để tạo nội dung trả về phù hợp nhất.
- Lúc này phía server sẽ gửi lại thông tin theo định dạng JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS.
- Phía website yêu cầu sẽ phân tích các dữ liệu JSON/SML được gửi tới để thực hiện tiếp các hoạt động như lưu dữ liệu xuống cơ sở dữ liệu và hiển thị thông tin đó ra ngoài cho người dùng đọc.
Nhiều website lớn đang ứng dụng Web API?
Nhiều website lớn hiện nay luôn có một lượng lớn người dùng truy cập, hệ thống cung cấp số lượng nội dung khổng lồ cùng với các dịch vụ đa tầng. Do đó, nếu không có một phương pháp để những ứng dụng ngoài tương tác với những website có hệ thống lớn này thì quả là khó khăn.
Một câu chuyên thực tế về một ứng dụng web kết nối đến các hệ thống bán hàng thương mại điện tử như: Lazada, Shoppe. Tiki, Sendo, Adayroi...
Nếu như kho hàng xảy ra một biến động, bạn cần phải cập nhật biến động này tới các kênh bán hàng thương mại bên trên, nếu như thực hiện bằng tay thì không thể nào cập nhật được hết. Mỗi kênh bán hàng thương mại trên đều cung cấp hệ thống web API riêng, do đó bạn cần xây dựng một công cụ thực hiện các cú pháp theo đặc tả API của từng kênh bán hàng đó, sau đó mọi thứ sẽ hoàn toàn tự động giống như bạn và các sàn thương mại điện tử kia chung một hệ thống vây.
Đây cũng chính là mục đích của WebAPI, giúp đơn giản hóa và tự động, dễ dàng sử dụng công nghệ được xây dựng sẵn trong các ứng dụng để tạo ra một hệ thống lớn, không cần phải quan tâm các hệ thống đó đang xây dựng bằng ngôn ngữ gì.
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>>> Tham khảo thêm về API: API là gì? Những tính năng và tầm quan trọng của API