Top 10 cuộc tấn công ứng dụng web phổ biến và giải pháp tăng cường bảo mật hiệu quả cho doanh nghiệp

1632
29-12-2022
Top 10 cuộc tấn công ứng dụng web phổ biến và giải pháp tăng cường bảo mật hiệu quả cho doanh nghiệp

Các cuộc tấn công ứng dụng web đang trở nên phổ biến hơn và tinh vi hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp và tổ chức cần nhanh chóng có những biện pháp bảo vệ ứng dụng web để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro từ các cuộc tấn công này. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu 10 cuộc tấn công bảo mật ứng dụng web phổ biến nhất hiện nay và đi tìm giải pháp bảo vệ ứng dụng web cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây!

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), các cuộc tấn công mạng là rủi ro kinh doanh đáng lo ngại thứ hai trên toàn cầu trong 10 năm tới; trong đó 75% các cuộc tấn công mạng được thực hiện ở cấp ứng dụng web. Các cuộc tấn công ứng dụng web gây thiệt hại trung bình 3,86 triệu USD theo ước tính năm 2020. Chi phí cao đến mức các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể không được trang bị để vượt qua một cuộc tấn công như vậy.

Ngoài ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu, các cuộc tấn công ứng dụng web có thể làm gián đoạn hoạt động của ứng dụng, và rất khó để giữ chân khách hàng hiện tại. Do đó, các tổ chức và doanh nghiệp cần có những biện pháp bảo vệ ứng dụng web để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro từ các cuộc tấn công về bảo mật ứng dụng web. Vậy có những loại tấn công nào phổ biến hiện nay? Cùng tìm hiểu nhé.

Top 10 cuộc tấn công bảo mật ứng dụng web phổ biến nhất

1. Cross-Site Scripting (XSS)

Theo Precise Security, Cross-Site Scripting (XSS) là cuộc tấn công mạng phổ biến nhất chiếm khoảng 40% tổng số các cuộc tấn công. XSS nhắm mục tiêu người dùng của một trang web thay vì chính ứng dụng web. Hacker chèn một đoạn mã code vào một trang web có lỗ hổng bảo mật, sau đó mã code được thực thi bởi khách truy cập trang web. Mã này có thể xâm phạm tài khoản của người dùng hoặc sửa đổi nội dung của trang web để lừa người dùng cung cấp thông tin cá nhân.

Top 10 cuộc tấn công ứng dụng web phổ biến và giải pháp tăng cường bảo mật hiệu quả cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

2. SQL Injection

SQL injection là một trong những cuộc tấn công ứng dụng web phổ biến nhất trong thập kỷ qua. Trong một cuộc tấn công SQL injection, hacker đẩy các lệnh SQL tới máy chủ web để truy cập, sửa đổi hoặc lấy cắp dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ. Những kẻ tấn công có thể xâm phạm các web form, cookie hoặc HTTP post của máy chủ và “lừa” chúng đẩy mã độc vào trình duyệt của người dùng. Trình duyệt sẽ tự động thực thi mã độc vì nó coi mã này đến từ một nguồn đáng tin cậy. Lúc này, những kẻ tấn công có thể truy cập trình duyệt của người dùng và tiến hành thu thập thông tin nhạy cảm của họ.

3. XXE

XXE (hay XML external entity), là một lỗ hổng bảo mật web cho phép kẻ tấn công can thiệp vào quá trình xử lý dữ liệu XML của ứng dụng. Trong cuộc tấn công này, hacker truy cập các tệp trên filesystem của máy chủ ứng dụng và tương tác với bất kỳ hệ thống backend hoặc hệ thống bên ngoài nào mà bản thân ứng dụng có thể truy cập.

Trong một số trường hợp, kẻ tấn công có thể leo thang cuộc tấn công XXE để xâm phạm máy chủ bên dưới hoặc cơ sở hạ tầng backend khác, bằng cách tận dụng lỗ hổng XXE để thực hiện các cuộc tấn công giả mạo yêu cầu phía máy chủ (SSRF).

4. Từ chối dịch vụ phân tán (DDoS)

Từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) là cuộc tấn công làm phá vỡ lưu lượng truy cập bình thường của máy chủ, dịch vụ hoặc mạng nhằm mục đích làm tắc nghẽn hệ thống khiến ứng dụng hoặc trang web bị ngoại tuyến tạm thời hoặc vĩnh viễn. 

DDoS thường được sử dụng làm bình phong cho các cuộc tấn công độc hại khác, tin tặc đánh lạc hướng hệ thống bảo mật và dễ dàng khai thác lỗ hổng. Khảo sát của Kaspersky Lab cho biết, một cuộc tấn công DDoS gây thiệt hại trung bình cho các doanh nghiệp nhỏ là 123.000 USD và 2,3 triệu USD cho các doanh nghiệp lớn.

Top 10 cuộc tấn công ứng dụng web phổ biến và giải pháp tăng cường bảo mật hiệu quả cho doanh nghiệp - Ảnh 2.

5. Phần mềm độc hại

Phần mềm độc hại là một thuật ngữ chung dùng để chỉ phần mềm/chương trình độc hại mà kẻ tấn công dùng để khai thác các ứng dụng phục vụ lợi ích của mình. Phần mềm độc hại có nhiều loại khác nhau như ransomware, spyware, Trojan, worm và virus. Phần mềm độc hại sử dụng các kỹ thuật để lừa người dùng, thiết bị và các biện pháp kiểm soát bảo mật cài đặt chương trình độc hại.

Làm thế nào để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công ứng dụng web?

Đối mặt với các mối đe dọa trên, việc tăng cường bảo mật cho ứng dụng web ở mức độ cao nhất là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng bởi:

  • Tường lửa và SSL không bảo vệ chống lại cuộc tấn công ứng dụng web, đơn giản vì quyền truy cập vào trang web phải được public. Tất cả các hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại (ví dụ: Microsoft SQL Server, Oracle và MySQL) có thể được truy cập thông qua các cổng cụ thể (ví dụ: cổng 80 và 443) và bất kỳ ai cũng có thể thử kết nối trực tiếp đến cơ sở dữ liệu mà bỏ qua các cơ chế bảo mật được hệ điều hành sử dụng một cách hiệu quả. Các cổng này vẫn mở để cho phép giao tiếp với lưu lượng truy cập của người dùng thật và do đó tạo thành một lỗ hổng lớn.
  • Các ứng dụng web thường có quyền truy cập trực tiếp vào dữ liệu backend như cơ sở dữ liệu khách hàng và do đó, kiểm soát dữ liệu có giá trị và khó bảo mật hơn nhiều. Những người không có quyền truy cập sẽ có một số dạng tập lệnh cho phép thu thập và truyền dữ liệu. Nếu kẻ tấn công nhận thức được điểm yếu trong tập lệnh như vậy, chúng có thể dễ dàng định tuyến lại lưu lượng truy cập không chủ ý đến một vị trí khác và thu thập thông tin cá nhân một cách bất hợp pháp.
  • Việc kiểm tra và sửa lỗi bảo mật mã nguồn ứng dụng đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên chuyên môn phụ trách riêng biệt, tạo thêm gánh nặng nhân sự và tài chính.
  • Kiểm tra lỗi thủ công bằng các công cụ tự động cũng không thể rà soát hết lỗ hổng.
  • Các trang web và ứng dụng web phải hoạt động 24/7 để cung cấp dịch vụ cần thiết cho khách hàng, nhân viên và các bên liên quan khác.

Thấu hiểu những khó khăn trên, Bizfly Cloud chính thức ra mắt giải pháp Bizfly Cloud WAF - Giải pháp tường lửa cho ứng dụng web tiên phong tại Việt Nam giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán này một cách hiệu quả.

Tường lửa ứng dụng web (WAF) được coi là những người gác cổng mạnh mẽ giúp bảo vệ ứng dụng web khỏi các cuộc tấn công. Được đặt ở biên mạng, WAF là tuyến phòng thủ đầu tiên giám sát lưu lượng và lọc các yêu cầu được gửi đến ứng dụng, đảm bảo rằng chỉ những người dùng thật mới có quyền truy cập vào ứng dụng và nội dung của ứng dụng.

Top 10 cuộc tấn công ứng dụng web phổ biến và giải pháp tăng cường bảo mật hiệu quả cho doanh nghiệp - Ảnh 3.

Bizfly Cloud WAF là giải pháp bảo vệ ứng dụng website trước các tấn công phổ biến. Bizfly Cloud WAF sẽ theo dõi các thông tin trao đổi qua giao thức HTTP/HTTPS giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ web. Sau đó dựa trên các quy tắc bảo mật đã cài đặt từ trước sẽ phát hiện các dấu hiệu, các giao thức tiêu chuẩn và các lưu lượng truy cập ứng dụng web bất thường để chặn các tấn công ứng dụng web phổ biến.

Bizfly Cloud WAF là tấm lá chắn hoàn hảo giúp bảo vệ các ứng dụng web trước các nguy cơ tấn công phổ biến nhờ những ưu điểm vượt trội:

✅ Bảo vệ ứng dụng web trước các tấn công phổ biến (SQL Injection, XSS, XXE, phần mềm độc hại,...) và ngăn chặn lưu lượng truy cập trái phép.

✅ Bảo vệ chống tấn công cho Website và Ứng dụng, khóa các hệ thống không an toàn, ngăn chặn rò rỉ dữ liệu, kiểm soát quyền truy cập vào các URL và cổng...

✅ Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về bảo mật

✅ Theo dõi, xác định và chặn botnet xấu 

✅ Chống tấn công DDoS vượt trội

✅ Phát hiện nhanh tấn công, phân tích và đánh giá từ đó thực hiện các hành động thích hợp

✅ Khả năng kiểm tra và lọc các gói HTTP giúp thiết lập các quy tắc để ngăn chặn hoặc cho phép các kết nối dựa trên nội dung của chúng

✅ Nâng cao hiệu năng website khi kết hợp với Bizfly CDN

Bizfly Cloud WAF là sản phẩm thuộc hệ sinh thái điện toán đám mây Bizfly Cloud, được vận hành bởi VCCorp. Hiện phục vụ 2000+ đối tác uy tín như : VinGroup, Báo tuổi trẻ, Topica, Kenh14, 7-Eleven, Fahasa, Thẩm mỹ Thu Cúc…

Đăng ký dùng thử miễn phí tại: https://bizflycloud.vn/waf

Hotline: (024) 7302 8888 / (028) 7302 8888

SHARE