Tổng quan và cách cài đặt NGINX

738
20-01-2021
Tổng quan và cách cài đặt NGINX

NGINX là phần mềm giúp server có tốc độ và khả năng mở rộng lớn nhất, đồng thời, xử lý và thao tác trên hàng nghìn kết nối cùng lúc. Hiện nay nhiều doanh nghiệp lớn sử dung và cài đặt phần mềm. Vậy hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu tổng quan về NGINX nhé.

Giới thiệu 

NGINX được phát âm là "engine-ex", là một dịch vụ web server mã nguồn mở.

NGINX khởi đầu là một dịch vụ web server, nhưng bây giờ cũng được sử dụng phổ biến như một máy chủ proxy (reverse proxy server), HTTP cache hoặc dùng làm cân bằng tải ( load balancer).

NGINX được phát triển bởi Igor Sysoev vào năm 2002, với phiên bản phát hành công khai đầu tiên vào tháng 10/2004 . Igor xem phần mềm này ban đầu như một câu trả lời cho vấn đề C10k ( vấn đề liên quan đến hiệu suất xử lý 10.000 kết nối cùng lúc ).

Với mục tiêu của NGINX là tối ưu hóa hiệu suất, nó thường vượt mặt các web server khác trong các bài kiểm tra benchmark. Đặc biệt trong các trường hợp cần phục vụ nội dung file tĩnh ( css, js, img,.... ) hoặc các yêu cầu truy vấn đồng thời số lượng lớn ( high concurrent request ).

Trang chủ : https://nginx.org

Phiên bản ổn định mới nhất : 1.18.0

Một số chức năng của NGINX

NGINX được phát triển cho các mục đích tối ưu việc sử dụng RAM (bộ nhớ thấp) nhưng phục vụ được nhiều kết nối đồng thời cao hơn. NGINX sử dụng kiến trúc hướng sự kiện ( event-driven ) không đồng bộ ( asynchronous ) và có khả năng mở rộng. Ngay cả khi không cần xử lý hàng nghìn truy vấn đồng thời, vẫn nên sử dụng NGINX do hiệu xuất cao và yêu cầu bộ nhớ thấp của NGINX so với Apache.

Một vài tính năng thông thường của NGINX bao gồm :

Reverse Proxy với caching

IPv6

Cân bằng tải

FastCGI hỗ trợ với caching

Redirect URL

Xử lý file tĩnh, file index và auto-indexing

TLS/SSL với SNI

Hỗ trợ nhúng Perl, Lua,...

Hỗ trợ WebSockets

Giới hạn kết nối đồng thời từ địa chỉ IP

Rewrite URL

Cài đặt NGINX

Cài đặt trên CentOS 7

B1: Update các package có sẵn:

```

yum update -y

yum upgrade -y

```

B2: Khởi tạo repo NGINX:

```

vi /etc/yum.repos.d/nginx.repo

```

Thêm vào nội dung sau:

```

[nginx]

name=nginx repo

baseurl=http://nginx.org/packages/centos/7/$basearch/

gpgcheck=1

```

B3: Import chữ ký xác thực:

```

wget --no-check-certificate -O nginx_signing.key https://nginx.org/keys/nginx_signing.key

rpm --import nginx_signing.key

```

B4: Cập nhật thông tin repo:

```

yum repolist

```

B5: Cài đặt NGINX thông qua repo trước đó:

```

yum --disablerepo=* --enablerepo=nginx install nginx -y

```

B6: Cấu hình firewalld cho phép port 80:

```

firewall-cmd --zone=public --permanent --add-port=80/tcp

firewall-cmd --reload

```

B7: Khởi động và cấu hình startup cho dịch vụ:

```

systemctl start nginx.service

systemctl enable nginx.service

```

B8: Mở trình duyệt nhập IP của server để kiểm tra:

```

http://192.168.5.10

```

Cài đặt trên Ubuntu 18.04

B1: Update các package sẵn có:

```

sudo apt-get update -y

sudo apt-get upgrade -y

```

B2: Khởi tạo repo NGINX trong file sources.list :

```

sudo vi /etc/apt/sources.list

```

Thêm vào nội dung sau :

```

deb http://nginx.org/packages/ubuntu/ bionic nginx

deb-src http://nginx.org/packages/ubuntu/ bionic nginx

```

B3: Import chữ ký xác thực:

```

wget --no-check-certificate -O nginx_signing.key https://nginx.org/keys/nginx_signing.key

sudo apt-key add nginx_signing.key

```

B4: Cập nhật thông tin repo :

```

sudo apt-get update

```

B5: Cài đặt NGINX :

```

sudo apt-get install -y nginx

```

B6: Cấu hình firewall cho phép port 80 :

```

sudo ufw allow 80/tcp

```

B7: Khởi động và cấu hình startup cho dịch vụ :

```

service nginx start

sudo update-rc.d nginx defaults

sudo update-rc.d nginx enable

```

B8: Mở trình duyệt nhập IP của server để kiểm tra

Các file cấu hình cơ bản của NGINX

/etc/nginx/nginx.conf : file cấu hình chính

/usr/local/nginx/conf.d/ : thư mục chứa các file cấu hình riêng (như virtual host,...)

/usr/share/nginx/html : thư mục chứa source code web

Một số lệnh cơ bản với NGINX

Khởi động NGINX :

```

nginx

```

Dừng dịch vụ NGINX

```

nginx -s quit

```

Kiểm tra cú pháp cấu hình NGINX :

```

nginx -t

```

Load lại cấu hình NGINX mà không cần khởi động lại dịch vụ :

```

nginx -s reload

```

Mở trực tiếp file log của NGINX :

```

nginx -s reopen

```

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE