Tìm hiểu quy trình phát triển phần mềm - Những mô hình phát triển phần mềm nổi bật
Để đáp ứng nhu cầu chung của xã hội trong kỷ nguyên số, phát triển phần mềm là điều mà các tổ chức, doanh nghiệp không thể bỏ qua. Tuy nhiên, theo như Bizfly Cloud với hàng tá dịch vụ phát triển trên thị trường, thì chọn được một đơn vị uy tín không phải một điều dễ dàng. Bạn cần có hiểu biết cơ bản về quy trình phát triển phần mềm để có thể hoàn thiện công việc này hiệu quả.
Bizfly Cloud sẽ cung cấp cho bạn thông tin về quy trình phát triển phần mềm cơ bản và những mô hình phát triển phổ biến, được sử dụng nhiều nhất trong thời gian gần đây.
Bạn đã biết quy trình phát triển phần mềm?
Quy trình phát triển phần mềm là tập hợp một loạt các hoạt động nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng, phát triển các phần mềm. Một quy trình phát triển phù hợp sẽ tạo ra được các sản phẩm chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn, đồng thời giúp các yếu tố trong phần mềm tương tác với nhau một cách hài hòa và mang lại hiệu quả tốt.
Quy trình phát triển quyết định đến chất lượng, hiệu suất, giá thành của phần mềm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
Quy trình phát triển phần mềm diễn ra như thế nào?
Quy trình phát triển phần mềm bao gồm 4 bước, tương đương với 4 thao tác chính: Đặc tả phần mềm; Phát triển phần mềm; Đánh giá phần mềm và tiến hóa phần mềm. Cụ thể:
- Bước 1: Đặc tả phần mềm: Tại đây, lập trình viên tiến hành định nghĩa chức năng cũn g như các điều kiện hoạt động mà phần mềm cần có.
- Bước 2: Phát triển phần mềm: Lập trình viên tiến hành phát triển các phần mềm bằng cách xây dựng một loạt đặc tả quan trọng.
- Bước 3: Đánh giá phần mềm: Sau khi phát triển phần mềm, lập trình viên tiến hành đánh giá nó để đảm bảo phần mềm có khả năng thực hiện tất cả những yêu cầu có trong tài liệu đặc tả.
- Bước 4: Tiến hóa phần mềm: Ở quy trình này, lập trình viên hoàn thiện chức năng, giao diện cho phần mềm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà khách hàng đưa ra.
Những mô hình phát triển phần mềm phổ biến
Để tiến hành các quy trình phát triển phần mềm một cách thuận lợi, bạn cần chọn cho mình một mô hình phát triển phù hợp. Bizfly Cloud gợi ý cho bạn 7 mô hình phổ biến, mạnh mẽ sau:
Waterfall model
Thuộc top các mô hình phát triển phần mềm đời đầu tiên, Waterfall model khá quen thuộc với các lập trình viên. Nó cho phép phát triển phần mềm theo một trình tự nhất định. Các giai đoạn trong phát triển phần mềm ở mô hình này rất rõ ràng và dễ sử dụng.
Tuy nhiên, hiện mô hình này không được ưu tiên nhiều bởi nó không cho phép sửa chữa các giai đoạn trước và kém linh hoạt trong sử dụng.
V- Shaped Model
Đây là mô hình phát triển được cải tiến, mở rộng từ Waterfall model. Ưu điểm của mô hình này là dễ sử dụng, được phân phối chi tiết trong mỗi giai đoạn, có khả năng thực hiện thao tác Verification và Validation sớm trong từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của mô hình này lại không lớn, việc điều chỉnh tương đối khó khăn, tốn kém.
Spiral Model
Spiral Model là mô hình phát triển có sự kết hợp tính năng giữa Waterfall model và Prototyping. Nó được ưu tiên sử dụng trong những dự án lớn yêu cầu cao về độ phức tạp. Với mô hình này, Estimates có thể dễ dàng hơn bởi các vấn đề quan trọng được phát hiện từ trước, cho phép nhà phát triển tham gia sớm.
Tuy nhiên, mô hình này yêu cầu khá cao về năng lực của lập trình viên, đồng thời tốn khá nhiều thời gian và chi phí để có thể đưa ra sản phẩm cuối cùng.
Iterative Model
Đặc điểm riêng biệt của mô hình này là việc lặp đi lặp lại các quá trình từ lúc start đến khi đầy đủ Spec. Với mô hình này, quy trình phát triển lặp đi lặp lại ở mỗi Version của sản phẩm. Iterative Model hỗ trợ xây dựng phần mềm theo trình tự từng bước song nhờ cơ chế lặp, thời gian cần bỏ ra để làm tài liệu ít hơn thời gian thiết kế nhiều.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các lỗi cũng xuất hiện trong version, việc lặp lại đôi khi không cần thiết.
Incremental Model
Đây là mô hình được sử dụng khá nhiều trong quy trình phát triển phần mềm. Nó được ưu ái nhờ vào tốc độ, sự đơn giản, linh hoạt trong phát triển và chỉnh sửa. Chi phí để phát triển bằng mô hình này cũng không cao. Bởi vậy, bạn hãy cân nhắc về việc sử dụng nó.
Hỗ trợ rất tốt cho phát triển phần mềm song để sử dụng Incremental Model, bạn cần có kế hoạch và các thiết kế tốt.
RAD Model
RAD Model cũng là mô hình đáng thử nếu bạn có một team thật sự xuất sắc. Mô hình này được biết là giải pháp tối ưu nếu bạn có nhu cầu giảm thời gian cho việc phát triển, tái sử dụng những thành phần đã có. Tuy nhiên, hãy cân nhắc về trình độ model cũng như khả năng kinh tế của bạn trước khi sử dụng mô hình này.
Agile Model
Agile Model hiện là lựa chọn của rất nhiều lập trình viên bởi tính ưu việt, dễ sử dụng của nó. Mô hình này có thể ứng dụng trong mọi dự án, giúp tạo ra phần mềm mạnh mẽ trong thời gian ngắn nhất. Chỉ cần có một team đủ mạnh là bạn có thể yên tâm khi sử dụng mô hình này.
Nhanh chóng chọn ra mô hình phù hợp để bắt đầu quy trình phát triển phần mềm thôi nào! Nếu có các thắc mắc liên quan đến vấn đề này, liên hệ ngay Bizfly Cloud để được tư vấn, giải đáp nhé!
Theo Bizfly Cloud chia sẻ