Tại sao cần API gateway để quản lý quyền truy cập vào các API?
Ngày càng có nhiều tổ chức chuyển sang kiến trúc API-driven bởi nó giúp họ đổi mới nhanh chóng, tích hợp với các dịch vụ bên ngoài tốt nhất và cung cấp các dịch vụ mới nhanh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khi các API ngày càng trở nên quan trọng để vận hành một doanh nghiệp, kéo theo yêu cầu là phải cung cấp dịch vụ đáng tin cậy và nhất quán đồng thời bảo vệ các API khỏi bị lạm dụng. API Gateway cung cấp một lớp bảo mật và kiểm soát cần thiết để bảo vệ dữ liệu và giữ cho các API của bạn luôn sẵn sàng. Trong bài viết này, Bizfly Cloud sẽ lý giải vì sao cần API gateway để quản lý quyền truy cập vào các API. Cùng theo dõi nhé!
Báo cáo Tình hình Kinh tế API năm 2021 của Google cho biết: Trong tương lai, các doanh nghiệp có kế hoạch tăng cường đầu tư hơn vào các chương trình API. Các công ty báo cáo rằng các ưu tiên chính của họ cho năm 2021 bao gồm tập trung vào bảo mật và quản trị API (50%), tăng trưởng và quản lý việc áp dụng API (41%), đầu tư vào việc xây dựng cộng đồng nhà phát triển (38%), tạo ra doanh thu bằng cách kiếm tiền từ các API (31 %), cung cấp nhiều dịch vụ và dữ liệu hơn (31%), đồng thời tăng cường đầu tư vào hoạt động và giám sát API (20%).
Những thách thức về API
Khi các API ngày càng trở nên phổ biến để chia sẻ dữ liệu và dịch vụ, chúng ngày càng trở nên phức tạp và việc quản lý quyền truy cập vào các API này có thể nhanh chóng trở thành cơn ác mộng đối với các Nhà cung cấp API.
1. Kiểm soát bảo mật và truy cập
API là đường dẫn đến các tài sản kỹ thuật số có giá trị nhất của doanh nghiệp. Với số lượng ngày càng tăng của các API trên web, không có gì ngạc nhiên khi vào năm 2022, các API đã được dự đoán sẽ vượt qua Ứng dụng web như là vectơ tấn công số 1 (theo: apisecurity.io). Điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải bảo vệ toàn diện cho các API.
Rủi ro bảo mật API quan trọng nhất là các kiểm soát truy cập để làm lộ dữ liệu có giá trị. Về bản chất, các API lộ dữ liệu có giá trị bao gồm thông tin nhạy cảm như Thông tin nhận dạng cá nhân (PII).
Application Logic cũng có thể bị lộ ngoài ý muốn và tạo ra các lỗ hổng trong tổ chức của bạn. Truy cập trái phép hoặc quá mức có thể dẫn đến việc lộ dữ liệu cho các bên không được phép và truy cập vào việc khai thác dữ liệu của các tác nhân độc hại, thao túng dữ liệu hoặc chiếm đoạt tài khoản.
2. Độ tin cậy và Hiệu suất
Đáp ứng nhu cầu sử dụng dữ liệu thời gian thực suốt ngày đêm của người tiêu dùng đòi hỏi các ứng dụng hiệu suất cao được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng và có độ tin cậy cao.
Ví dụ: để cung cấp cấp dịch vụ tốt nhất và quyền truy cập vào API cho khách hàng trả phí cao, Mục tiêu mức dịch vụ (SLO) về tính khả dụng, thông lượng, thời gian phản hồi hoặc chất lượng phải được duy trì ở mức cao nhất.
3. Khả năng nhận biết và quản trị
"Những gì bạn không thể nhìn thấy, bạn không thể bảo mật." API là thách thức mới về khả năng nhận biết với mức độ phức tạp của các API trong việc kết nối các dịch vụ và dữ liệu. Và không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các tổ chức không biết về toàn bộ vùng API ngổn ngang của họ.
Các yếu tố khác góp phần vào sự ngổn ngang ấy là kiến trúc dịch vụ điện toán đám mây và microservices, sự phát triển phần mềm liên tục thúc đẩy API versioning mới và những thách thức của việc phát triển độc lập (silo development).
Nhiều tổ chức thêm các API mới và gỡ bỏ các API cũ hàng tuần, thường là bởi nhiều nhóm hoặc nhiều nguồn; vì vậy cũng không nhất thiết phải tuân thủ các tiêu chuẩn quản trị. Do đó, các API là mục tiêu di chuyển và việc quản lý vùng API của bạn đòi hỏi phải có khả năng nhận biết và cảnh giác toàn diện.
Sơ lược về API Gateway
Ở dạng cơ bản nhất, API Gateway nhận một yêu cầu API và trả lại câu trả lời, hoạt động như một người trung gian hoặc “phần mềm trung gian” giữa API người dùng và một hoặc nhiều API service. API Gateway xử lý các tác vụ phổ biến trên hệ thống các API service, chẳng hạn như xác thực người dùng, rate-limiting, số liệu thời gian thực, v.v.
Về bản chất, API Gateway là điểm kiểm soát chính để quản lý quyền truy cập vào các API của bạn trên quy mô lớn.
>> Tìm hiểu thêm: API gateway là gì? Khi nào cần sử dụng API gateway?
Tại sao cần sử dụng API Gateway?
API Gateway là yếu tố cần thiết để vượt qua các thách thức API về bảo mật và truy cập, độ tin cậy và hiệu suất cũng như khả năng hiển thị và quản trị.
Nếu không có API Gateway, bạn sẽ cần phải xây dựng các quy tắc định tuyến phức tạp và viết thêm mã nguồn tùy chỉnh để xử lý tất cả các cách khác nhau mà người dùng và hệ thống của bên thứ ba có thể truy cập vào API của bạn. API Gateway giúp việc truy cập các API của bạn trở nên đơn giản đồng thời đảm bảo rằng chúng an toàn, đáng tin cậy và nhất quán cho tất cả các cách được sử dụng.
Hơn nữa, Nền tảng Agnostic API Gateway sẽ hỗ trợ truy cập API cho dù service của bạn được lưu trữ ở đâu hoặc như thế nào trong suốt hành trình chuyển đổi của bạn.
Lợi ích của API Gateway:
- Bảo vệ chống lại các lỗ hổng API thường gặp và cụ thể. API Protection thường có dạng Tường lửa Ứng dụng Web và Bảo vệ API (WAAP), công cụ chuyên dụng cao được thiết kế đặc biệt để bảo vệ các ứng dụng web và API.
- Ngăn chặn truy cập trái phép trong khi chỉ cho phép những người dùng được ủy quyền mới có quyền truy cập vào thông tin họ yêu cầu, và theo dõi mức độ sử dụng hoặc hạn chế truy cập khi cần thiết.
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) và các thỏa thuận mức độ dịch vụ (SLAs). Tất cả các cấp của người tiêu dùng (ví dụ: “Đồng” và “Bạch kim”) phải nhận được SLA có thể chấp nhận được bằng cách duy trì mức độ đáng tin cậy và hiệu suất cao nhất. Định tuyến động, kiểm tra tình trạng dịch vụ, ngắt mạch đối với hiệu suất kém hoặc service bị lỗi là rất cần thiết trong API Gateway.
- Quản lý quyền truy cập vào nhiều API version. Khi bạn mở rộng ứng dụng của mình, các API mới sẽ xuất hiện và các API hiện có sẽ bị gỡ bỏ. Tuy nhiên, người dùng vẫn muốn tìm thấy tất cả các service của bạn ở một nơi, hiểu cách sử dụng các API version mới hơn và chuyển đổi sang version đó.
- Cung cấp một entry point duy nhất cho người dùng bên ngoài bất kể số lượng hay cấu trúc của các microservice bên trong. Một kiến trúc dựa trên microservice có thể bao gồm hàng chục hoặc hàng trăm service không đồng nhất.
- Cung cấp thông tin chi tiết về cách người dùng sử dụng các API của bạn, với phân tích và giám sát thời gian thực.
- Quản lý các chiến lược kiếm tiền từ API với hạn ngạch truy cập và thanh toán.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp nội bộ an toàn giữa các microservice trong kiến trúc lưới dịch vụ.
Hy vọng rằng qua bài chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nằm được những thách thức về API cũng như hiểu được tại sao cần API gateway để quản lý quyền truy cập vào các API. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Bizfly Cloud để cập nhật thêm nhiều kiến thức công nghệ mới nhất nhé!
>>> Xem thêm: Bizfly API Gateway - Lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, giải pháp API cho người dùng
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud