Làm rõ sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker, dân dev không thể không biết

1481
23-03-2021
Làm rõ sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker, dân dev không thể không biết

Thường những người làm việc trong lĩnh vực lập trình, viết code thì không thể không biết sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker. Và để xóa tan những nhầm lẫn giữa hai khái niệm này và thậm chí lầm tưởng Docker và Kubernetes là những đối thủ cạnh tranh với nhau, Bizfly Cloud sẽ cùng bạn đọc phân tích mối quan hệ giữa Kubernetes và Docker!

Sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker

Trước khi nói về Docker và Kubernetes ta cần phải đề cập đến khái niệm container. Container là một phần quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, ứng dụng. Khi các lập trình viên viết code cho ứng dụng, họ làm việc trên máy tính của riêng họ với hệ điều hành, thư viện, các tệp tin cấu hình riêng... Tuy nhiên khi chuyển sang môi trường thực tế production (với máy tính khác, môi trường khác), chương trình của họ lại không hoạt động như mong muốn. Có thể do nhiều lý do khác nhau như: hệ điều hành không giống nhau, thư viện khác nhau, các tệp tin cần thiết bị thiếu…

Chính vì thế các container đã ra đời nhằm giúp những phần mềm hoạt động ở môi trường máy tính này cũng sẽ hoạt động tương tự khi chuyển sang môi trường máy tính khác. Container giúp vận chuyển chương trình từ máy tính xách tay của người viết code đến môi trường thử nghiệm, hay từ môi trường pre-production sang môi trường production, hoặc từ máy tính vật lý sang máy ảo trên cloud... Sở dĩ container có thể làm được điều này là vì nó cho phép tách code ra khỏi hệ thống mà nó đang chạy và đóng gói toàn bộ môi trường làm việc của dev bao gồm các thư viện, các tập tin binary, tập tin cấu hình quan trọng... sang một môi trường khác. Chính nhờ vậy, sẽ không còn sự khác biệt về hệ điều hành, cơ sở hạ tầng, thư viện, tệp tin… giữa các môi trường máy tính khác nhau.

Và Docker chính là một trong những nền tảng container hóa tiêu chuẩn nhất hiện nay với hơn 30% doanh nghiệp đang sử dụng. Docker là một môi trường thực thi giúp bạn build, deploy và chạy ứng dụng dễ dàng hơn nhờ việc đóng gói ứng dụng trong các container. Trong quá trình đóng gói và phân phối phần mềm với Docker, lập trình viên đã gặp phải một số vấn đề. Làm sao để điều phối, lên lịch cho các containers? Cách thức nào để nâng cấp ứng dụng một cách liền mạch mà dịch vụ không bị gián đoạn? Khi ứng dụng gặp sự cố thì làm thế nào để phát hiện và xử lý kịp thời?

Chính vì những lý do trên mà hệ thống điều phối đã ra đời giúp quản lý các containers trong môi trường production. Các hệ thống này giúp xử lý một lượng lớn container, quản lý giao tiếp giữa container và người dùng, deploy đa nền tảng, giúp xác thực và bảo mật… Và Kubernetes, Mesos, Docker Swarm có vai trò như hệ thống điều phối với những vai trò như trên.

Làm rõ sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker, dân dev không thể không biết - Ảnh 1.

Như vậy, Kubernetes là một bộ điều phối container có mã nguồn mở do Google phát triển. Nó là một hệ thống giúp tự động hóa việc triển khai, lên lịch và mở rộng quy mô các ứng dụng được container hóa. Kubernetes có vai trò hỗ trợ cho các nền tảng container hóa như Docker.

Tóm lại, sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker là: Docker là một nền tảng container hóa giúp dễ dàng phát triển, đóng gói ứng dụng từ môi trường này sang môi trường khác, còn Kubernetes là một hệ thống giúp điều phối các container cho các nền tảng như Docker. Như vậy chúng không phải là đối thủ của nhau, do đó chúng không thể so sánh trực tiếp vì cả hai giải quyết những vấn đề khác nhau.

Nếu thực sự muốn so sánh hai khái niệm này thì điểm khác biệt chính giữa chúng là Docker chỉ chạy trên một node còn Kubernetes lại chạy trên một cụm – cluster. Ngoài ra, Docker có thể được sử dụng mà không cần tới Kubernetes, còn Kubernetes phải cần một môi trường container hóa như Docker để hoạt động.

Sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker Swarm

Thay vì tìm ra sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker thì việc so sánh Kubernetes và Docker Swarm sẽ có ý nghĩa hơn. Nếu Docker là nền tảng container hóa thì Docker Swarm là một hệ thống điều phối các container tương tự như Kubernetes. Docker Swarm là công cụ điều phối của chính Docker, được tích hợp sẵn trong hệ sinh thái của nó.

Làm rõ sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker, dân dev không thể không biết - Ảnh 2.

Với Kubernetes, người dùng có thể triển khai ứng dụng bằng cách sử dụng kết hợp các pod, deployments, services (hay micro-services). Còn với Docker Swarm, người dùng có thể triển khai ứng dụng như một service (hay micro-service) trong một Swarm cluster.

Với Kubernetes, việc cài đặt được thực hiện thủ công và có kế hoạch cụ thể để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Còn với Docker Swarm việc cài đặt rất đơn giản, bạn chỉ cần một bộ công cụ tùy chọn để build theo cấu hình và môi trường.

Kubernetes yêu cầu người dùng phải có kiến thức về CLI để chạy trên Docker, còn Docker Swarm thì sử dụng ngôn ngữ chung để điều hướng trong một cấu trúc.

Docker Swarm có thể triển khai các container nhanh hơn Kubernetes vì vậy thời gian phản ứng sẽ nhanh hơn để thay đổi quy mô theo yêu cầu.

Kubernetes có một cộng đồng mạnh mẽ hơn so với Docker Swarm. Kubernetes xây dựng được hơn 50.000 commits và 1200 contributors.

Mối quan hệ giữa Kubernetes và Docker

Làm rõ sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker, dân dev không thể không biết - Ảnh 3.

Sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker nằm ở mục đích, vai trò của chúng nhưng cả hai lại có thể phối hợp với nhau để hỗ trợ cho việc triển khai và điều phối các container trong một kiến trúc phân tán. Docker là một nền tảng để build, phân phối và run các Docker container, còn Kubernetes là hệ thống giúp điều phối cho các Docker container.

Trong thực tế, Docker có thể được sử dụng mà không cần Kubernetes. Dù Kubernetes đem lại nhiều lợi ích cho người dùng, nhưng nó cũng khá phức tạp và tốn chi phí. Khi làm việc trong các môi trường phát triển, Docker thường được sử dụng mà không cần hệ thống điều phối như Kubernetes. Cũng như trong các môi trường production, lợi ích của việc sử dụng hệ thống điều phối container như Kubernetes thường không nhiều hơn chi phí của độ phức tạp khi dùng bộ điều phối.

Kubernetes là một hệ thống điều phối container nên nó không thể hoạt động nếu thiếu một môi trường container như Docker. Tuy nhiên, nếu không có Docker, Kubernetes vẫn có thể hoạt động với nhiều môi trường container khác như RunC, cri-o,... Nói là thế, nhưng Kubernetes lại được thiết kế để hoạt động tốt với Docker. Và hầu hết các tài liệu của Kubernetes cũng được viết cho Docker… Song song đó, Docker đã chấp nhận Kubernetes và còn cung cấp bản Kubernetes tích hợp cho riêng nó. Nhà sản xuất cũng đã đề cập đến việc loại bỏ Docker Swarm (có tính năng tương tự như Kubernetes) và sử dụng Kubernetes làm hệ thống điều phối mặc định cho Docker.

Như vậy, sự lựa chọn tốt nhất cho lập trình viên là kết hợp cả Docker và Kubernetes để tăng thêm tính hiệu quả trong việc phát triển phần mềm. Hy vọng qua đây bạn đã hiểu rõ được sự khác nhau giữa Kubernetes và Docker, cũng như mối quan hệ giữa hai công nghệ này… 

Hiện BizFly Cloud đang cung cấp cả 2 dịch vụ dành cho Container và Kubernetes là Container Registry và Kubernetes Engine. Với BizFly Container Registry cung cấp kho chứa lưu trữ, quản lý và điều phối các Docker Image giúp đơn giản hóa quá trình triển khai các ứng dụng dạng Container, và BizFly Kubernetes Engine cung cấp tự động hóa quá trình triển khai, quản lý và mở rộng các ứng dụng Container tiên phong tại Việt Nam.

Trải nghiệm miễn phí và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn tại:

BizFly Container Registry: bizflycloud.vn/container-registry

BizFly Kubernetes Engine: bizflycloud.vn/kubernetes-engine

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

BizFly Cloud là nhà cung cấp đa dịch vụ điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong bốn doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử do Bộ TT&TT chứng nhận.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

SHARE