Microservices with kubernetes là gì và mối liên kết giữa chúng

1055
28-02-2024
Microservices with kubernetes là gì và mối liên kết giữa chúng

Giới thiệu về Microservices with Kubernetes

1. Microservices là gì?

Microservices là một kiến trúc phần mềm mà ứng dụng được phân chia thành các thành phần nhỏ, độc lập và có khả năng mở rộng. Mỗi thành phần này sẽ có nhiệm vụ kết hợp với nhau để tạo nên các ứng dụng lớn, phức tạp một cách nhanh chóng và bền vững.

Ngoài ra, Microservices cũng cho phép phát triển, triển khai và quản lý các ứng dụng một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.

2. Kubernetes là gì?

Kubernetes là một hệ thống mã nguồn mở được sử dụng để tự động hóa triển khai, quản lý và mở rộng các ứng dụng container. Nó có tác dụng điều phối nguồn mở mạnh mẽ nhằm tự động hóa việc triển khai, mở rộng quy mô và quản lý các ứng dụng được chứa trong vùng chứa.

Kubernetes giúp các nhà phát triển quản lý các ứng dụng phức tạp chạy trên hàng trăm hoặc hàng nghìn máy chủ một cách dễ dàng và hiệu quả. Các nhà phát triển có thể tập trung vào phát triển ứng dụng mà không cần lo lắng về việc quản lý cơ sở hạ tầng.

Áp dụng Kubernetes cho kiến trúc Microservices

Trong Kubernetes, đơn vị triển khai cơ bản cho image là Pod và chúng có mối quan hệ 1-1 với nhau. Tuy nhiên, Kubernetes Pod có thể hỗ trợ nhiều image được triển khai trong một Pod duy nhất.

Áp dụng Kubernetes cho kiến trúc Microservices

Kubernetes có thể sử dụng cấu trúc để đáp ứng các yêu cầu quan trọng

Kubernetes cung cấp cấu trúc service và thực hiện các chỉ định liên quan đến cổng Microservices muốn hiển thị. Với 2 tính năng mạnh mẽ gồm Kubernetes tích hợp với dịch vụ DNS Kubernetes nội bộ để cung cấp tên máy chủ nhất quán giúp truy cập các vi dịch vụ trong cụm Kubernetes. Ngoài ra, nếu có nhiều phiên bản của cùng một Pod Microservices, dịch vụ Kubernetes có thể hoạt động như một bộ cân bằng tải trên các phiên bản Pod, mang lại tính sẵn sàng cao.

Mặc dù các phiên bản Pod có thể được triển khai riêng lẻ nhưng việc giám sát trạng thái theo cách thủ công là không thực tế.

Để quản lý và triển khai các Microservices một cách hiệu quả, Kubernetes đã trở thành một công cụ quan trọng cung cấp các tính năng như Service, Deployment, và Pod để giúp tự động hóa việc triển khai, mở rộng, và quản lý các Microservices.

Ngoài ra, Kubernetes cũng hỗ trợ việc quản lý cấu hình, bảo mật, giám sát và cập nhật các Microservices một cách linh hoạt và an toàn. Sự kết hợp giữa Kubernetes và kiến trúc Microservices mang lại lợi ích lớn cho việc phát triển và vận hành ứng dụng phân tán hiện đại.

Tại sao Kubernetes lại phù hợp với Microservices?

Các tính năng của Kubernetes bổ sung hoàn hảo cho Microservices và dưới đây là những lý do khiến cho nó phù hợp với nhau:

- Để có kiến trúc Microservices hiệu quả, quy trình CI/CD là không thể thiếu. Đặc biệt là Kubernetes có thể hỗ trợ việc vận hành và quản lý rất tốt chỉ cần có đủ lượng tài nguyên máy móc, cơ sở hạ tầng vận hành.

- Dưới sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng khác như Jenkins và Docker, Kubernetes có thể hỗ trợ quản lý các cài đặt, tài nguyên, phân phối lưu trữ riêng biệt khác nhau.

- Thực hiện triển khai và khôi phục bằng tính năng lập lịch một cách tự động, phát hiện dịch vụ và cân bằng tải.

- Nhờ có Kubernetes mà việc duy trì khả năng phục hồi và khả năng chịu lỗi trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn

- Cấu trúc khả năng phục hồi của Kubernetes có thể kết hợp với các công cụ khác như Docker để triển khai các container

- Kubernetes hỗ trợ xử lý các cấu hình ứng dụng và thực thi hệ thống ghi nhật ký, thu thập và theo dõi số liệu.

- Kubernetes có thể hỗ trợ các dịch vụ có trạng thái, công việc theo lịch trình và công việc hàng loạt một cách dễ dàng.

Lợi ích khi triển khai Microservices with Kubernetes

Có thể nói rằng Kubernetes chính là một công cụ hoàn hảo để hỗ trợ và quản lý các vi dịch vụ nhờ khả năng triển khai và quản lý liền mạch các ứng dụng được đóng gói trong vùng chứa.

  • Khả năng mở rộng: Kubernetes giúp dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô dịch vụ khi cần giúp loại bỏ nhu cầu mở rộng quy mô một cách thủ công từ đó có thể nhanh chóng đáp ứng được các thay đổi tức thì.
  • Tính sẵn sàng cao: Kubernetes cung cấp các tính năng tích hợp sẵn có tính sẵn sàng cao, đảm bảo rằng các dịch vụ luôn trong trạng thái khả dụng ngay cả trong trường hợp xảy ra lỗi hoặc gián đoạn mạng.
  • Phân bổ tài nguyên linh hoạt: Kubernetes có thể phân bổ tài nguyên linh hoạt dựa trên nhu cầu sử dụng tài nguyên giúp tiết kiệm chi phí tối đa.
  • Phát hiện các dịch vụ bị lỗi: Kubernetes có thể phát hiện và thay thế các dịch vụ bị lỗi, giúp duy trì thời gian hoạt động ở mức cao nhất.

Việc triển khai Microservices trong Kubernetes là một bước phát triển của kiến trúc Microservices. Kubernetes giải quyết nhiều điểm khó khăn và thách thức trong việc phát triển và triển khai các ứng dụng.

Kết luận

Lợi ích của Microservices gồm độ tin cậy, hiệu quả và khả năng mở rộng. Trong bài viết này, Bizfly Cloud đã cùng bạn tìm hiểu lý do tại sao Kubernetes là một nền tảng điều phối lý tưởng để tận dụng tối đa các vi dịch vụ. Sử dụng Microservices sẽ có những thay đổi thường xuyên trong quá trình phát triển phần mềm, nhưng những thay đổi đó mang lại sự sáng tạo, hiệu quả cho dự án. Còn đối với Kubernetes, các tính năng chính của Kubernetes đem lại rất nhiều lợi ích cho kiến trúc Microservices.

SHARE