Hướng dẫn cách lưu file vào trong cloud server
TheoBizfly Cloud tìm hiểu khá là dễ hiểu khi mà nhiều người muốn thực hiện lưu file vào trong cloud serve bởi một số lợi ích nhất định như sau. Thứ nhất, các file không quá nhạy cảm với độ trễ như dữ liệu ứng dụng, độ trễ kéo dài trên quãng đường tới cloud có thể là hỏng ứng dụng nếu dữ liệu trả về bị chậm. Lưu trữ filetrong cloud thường bao gồm việc người dùng duyệt và chia sẻ tệp, và độ trễ không quá quan trọng trong tình huống này.
Thứ hai, việc người dùng chia sẻ dữ liệu đang ngày một tăng nhanh, thế nên việc tập hợp các địa điểm của người dùng tại trung tâm dữ liệu là không quá quan trọng. Nếu hầu hết người dùng đều phải truy cập file từ xa thì họ cũng có thể lấy các file xuống từ cloud. Điều này có thể làm tăng lưu lượng truy cập và vị trí dữ liệu tại các điểm POP chủ chốt hiệu quả hơn cá tài nguyên tại chỗ.
Để lưu file vào trong cloud server thì bạn có thể áp dụng các bước thực hiện sau đây
1. Chạy máy chủ tệp tin (file server) trong máy chủ đám mây và sử dụng block storage như backend.
Bạn có thể vận hành gần như bất cứ thứ gì bên trong một máy chủ đám mây bao gồm cả máy chủ tệp tin. Điều này cho phép bạn xây dựng kết nối hiệu suất cao giữa máy chủ và bộ nhớ được liên kết và sử dụng các tệp Windows hay Linux quen thuộc.
Tuy nhiên, thật không may, chi phí cho việc này lại khá đắt đỏ và cũng không tận dụng được hết lợi thế về tiềm năng mở rộng không giới hạn và khả năng phục hồi vốn có của các dịch vụ lưu trữ đối tượng (object storage).
2. Viết các file frontend của chính bạn trong kho lưu trữ đối tượng đám mây (cloud object repository).
Đây không phải là khoa học tên lửa nhưng nó cũng cần đến một mức độ nỗ lực nhất định để xây dựng các khả năng duyệt, chia sẻ và cập nhật để sử dụng object storage như một kho lưu trữ file.
3. Chọn một bên thứ ba đã xây dựng 1 file frontend cho phần đối tượng backend.
Các nhà cung cấp như Dropbox, Box, Bitcasa cùng với rất nhiều các nhà cung cấp khác cho phép bạn tận dụng được các dịch vụ đám mây sao lưu đối tượng với các file định hướng frontend thân thiện hơn, trực quan hơn.
Các bên cung cấp thứ 3 (Nguồn: Google image)
4. Sử dụng cổng kết nối cloud cho tệp để chuyển đổi đối tượng
Các cổng kết nối cloud có thể thực hiện được rất nhiều việc, một trong số chúng là chuyển đổi dữ liệu thành các đối tượng để lưu trữ trong cloud. Nếu bạn có một thư viện file, hệ thống sẽ sử dụng các chính sách để xác định dữ liệu nào cần lưu giữ tại chỗ, và dữ liệu nào sẽ lưu trữ trong cloud.
Một số cổng chủ đích giữ lại 100% dữ liệu tại chỗ và sử dụng đám mây như một giải pháp sao lưu và bảo vệ dữ liệu tự động. Trong khi những cổng còn lại lại chủ đích sử dụng cloud làm kho lưu trữ chính cho tất cả các file, trừ những file được sử dụng nhiều nhất.
Một số cổng chứa các file có khả năng tích hợp sẵn, trong khi các cổng khác sử dụng kết nối khối và cần bạn chạy một máy chủ tệp tin bên trong hệ thống.
Một nhược điểm có thể xảy ra của phương pháp này là một số cổng sẽ ngăn bạn truy cập trực tiếp vào các file trong cloud, có nghĩa là nếu không có các cổng kết nối thì file có thể bị che mất hoặc không truy cập được.
Bizfly Cloud tham khảo searchstorage.techtarget.com
>> Có thể bạn quan tâm: Các thành phần cơ bản của Server
Bizfly Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI…
Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo Bizfly Cloud Server có thể truy cập tại: https://bizflycloud.vn/cloud-server