Cuộc chiến giữa đám mây công cộng Vs Cơ sở hạ tầng tại chỗ
Từ thôi thúc bởi yêu cầu lưu trữ, dễ sử dụng, cập nhật phần mềm tự động và người dùng Khát khao truy cập vô hạn và linh hoạt tối đa, điện toán đám mây đã phát triển theo cấp số nhân trong nhiều năm qua. Trên thực tế, kể từ năm 2009, chi tiêu cho điện toán đám mây đã tăng với tốc độ nhanh gấp 4,5 lần so với chi tiêu công nghệ thông thường và dự kiến sẽ vượt quá 6 lần so với năm 2015 đến 2020. Điều này chắc chắn bắt nguồn từ các thực tế sử dụng đám mây hiệu quả.
Ví dụ dễ thấy nhất là trường hợp các startup nhỏ hoạt động với một ngân sách nhỏ, và dòng tiền eo hẹp. Các startup có thể đạt được nhiều lợi thế là nhờ điện toán đám mây cho phép truy cập và sử dụng các tài nguyên mà không cần chi phí vốn lớn. Đám mây cũng có thể là một lựa chọn cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô nhờ khả năng khắc phục thảm họa. Và đám mây vượt trội trong việc cung cấp các tùy chọn cho nhu cầu ngay lập tức, do đó các công ty có thể có các chiến lược hiệu suất riêng biệt cho những mô hình đặc thù.
Những điều cần lưu ý khi quyết định đưa doanh nghiệp lên mây
Một số doanh nghiệp chọn sử dụng dịch vụ đám mây vì sức hấp dẫn từ khả năng mở rộng gần với vô hạn của công nghệ này; bên cạnh đó mô hình định giá điển hình Trả tiền cho những gì sử dụng phù hợp với các tổ chức có nhu cầu mua thêm (hoặc loại bớt) tài nguyên khi nhu cầu thay đổi một cách thường xuyên. Tuy nhiên, với những dịch vụ đám mây công cộng miễn phí, sự hiệu quả kinh tế ban đầu có thể nhanh chóng chuyển thành những bất lợi về chi phí khi phải xử lý các sụt giảm về hiệu năng.
Bảo mật đám mây cũng là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm, vì vấn đề này trên thực tế lại tùy thuộc vào doanh nghiệp - không phải nhà cung cấp đám mây – trong việc cấu hình đúng các cài đặt an ninh mạng. Một công ty phân tích dữ liệu được Republican National Committee thuê đã chỉ ra rằng các cài đặt bảo mật đám mây được cấu hình không đúng dễ gặp lỗi vi phạm an toàn dữ liệu.
Khi nào thích hợp thiết lập hạ tầng cố định?
Một số yếu tố xác định khi nào nên triển khai cơ sở hạ tầng cố định hơn là sử dụng đám mây. Đứng đầu danh sách này là chi phí hàng tháng. Đối với một số công ty, hóa đơn AWS hàng tháng trị giá 30.000 đô la có thể vượt quá chi phí cho một giải pháp nội bộ. Tuy nhiên, với một thị trường dịch vụ đang ngày một nở rộ, doanh nghiệp vẫn có thể giải quyết vấn đề này với những nhà cung cấp đưa ra mức chi phí kinh tế hơn,
Ngoài ra, cũng cần xem xét vấn đề cạnh tranh. Cung cấp cho đối thủ tiềm năng cái nhìn rõ ràng về mô hình kinh doanh, ứng dụng và danh sách khách hàng của bạn là một hành động tiềm ẩn rủi ro.
Không nhất thiết phải chọn 1 trong 2
Quyết định nơi lưu trữ dữ liệu và chạy các ứng dụng không cần thiết phải trở thành một cuộc chiến giữa đám mây với các hệ thống cố định. Trong một số trường hợp, giải pháp tốt nhất là kết hợp cả hai (hybrid). Đối với một số doanh nghiệp có ngân sách hạn chế, đám mây công cộng là lựa chọn thực tế nhất. Các tổ chức khác có thể muốn triển khai các máy chủ nội bộ để xử lý lưu lượng chuẩn và chuyển sang đám mây khi có thêm lưu lượng phát sinh.
trong khi đó, lựa chọn các dịch vụ đám mây (cloud service) cam kết bảo mật rõ ràng cũng là một hướng đi hợp lý khi doanh nghiệp muốn tận dụng các lợi thế từ điện toán đám mây ở mức nhiều nhất có thể.
Bizfly Cloud hiện là nhà cung cấp chịu trách nhiệm triển khai hạ tầng hệ thống cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đòi hỏi an toàn, bảo mật cao như báo chí, truyền hình, TMĐT trong suốt nhiều năm qua như hệ thống báo điện tử Dân trí, Tuổi trẻ, Soha, CafeF, Đài truyền hình Việt Nam VTV, trang thương mại điện tử Adayroi,…
Với việc tuân thủ nghiêm ngặt cam kết chất lượng dịch vụ SLA, các khách hàng sẽ được bảo vệ quyền lọi ở mức cao nhất với điều khoản bồi hoàn rocx ràng khi xảy ra sự cố bảo mật hay sự cố đám mây.
Theo Bizfly Cloud tổng hợp
>> Có thể bạn quan tâm: Cloud server là gì mà lại được cả thế giới tin dùng và săn đón