Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa server HDD với server SSD
Ổ cứng luôn là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng đối với máy tính và hệ thống máy chủ server. Bởi mọi dữ liệu và lượng thông tin lớn của doanh nghiệp đều được lưu trữ trong ổ cứng nên nó thường xuyên được truy xuất và cần được đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Và server HDD và server SSD là hai loại ổ cứng được lựa chọn nhiều nhất hiện nay.
Hiểu rõ và lựa chọn được ổ cứng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm kiếm được giải pháp đúng với mục đích và đáp ứng nhu cầu của mình một cách tốt nhất. Trong bài viết này, Bizfly Cloud sẽ tiến hành phân tích và so sánh server HDD với server SSD để giúp bạn có thể nhanh chóng đưa ra được quyết định chính xác nhất.
HDD và SSD là gì?
Server HDD (Hard Disk Drive) là một ổ cứng truyền thống với khả năng lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các phiến đĩa tròn. Các bề mặt này có thể là mặt nhôm, sứ, kính hoặc lớp phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng HDD là loại bộ nhớ "non-volatile" tương tự với ổ cứng thể rắn SSD nhưng cấu trúc của loại bộ nhớ này là hoàn toàn khác với SSD. Cấu trúc dữ liệu của ổ đĩa cứng HDD được chia thành rãnh từ (Track), cung từ (Sector) và liên cung (Cluster).
Server SSD (Solid State Drive) là một ổ cứng thể rắn được sáng tạo, nghiên cứu, chế tạo và sản xuất với mục đích cạnh tranh với ổ đĩa cứng truyền thống HDD. Ổ cứng server SSD được tạo nên từ nhiều chip nhớ không thay đổi (non-volatile memory chip), có khả năng ghi và lưu các dữ liệu trong chip flash. Điều này giúp việc truy xuất dữ liệu được diễn ra một cách ngay lập tức cho dù ổ cứng bị phân mảnh mạnh mẽ sau suốt một thời gian dài sử dụng.
So sánh server HDD với server SSD
Nhiều người khi tìm kiếm ổ cứng phù hợp cho doanh nghiệp mình thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn server HDD và server SSD. Để giúp bạn lựa chọn được phương pháp đúng đắn nhất và hợp lý nhất, Bizfly Cloud sẽ phân tích và so sánh server HDD với server SSD trong phần nội dung dưới đây:
Tuổi thọ ổ cứng
Về tuổi thọ ổ cứng:
- Server HDD: Ổ cứng server HDD là một thiết bị cơ điện tử, vì vậy, qua năm tháng, phần cơ vận hành liên tục sẽ nhanh chóng bị mòn dần và trong quá trình sử dụng có nguy cơ xảy ra sự cố. Vì vậy, thời gian làm việc tối ưu của server HDD sẽ chỉ trong khoảng 4 năm.
- Server SSD: Trái ngược hoàn toàn với server HDD, server SSD có các chip nhớ flash cực kỳ hữu hiệu. Chip nhớ flash thông thường có tuổi thọ 300.000 lần ghi và xoá, chip nhớ flash tốt nhất sẽ có khả năng ghi và xoá lên tới 1.000.000 lần. Bên cạnh đó, ổ đĩa nhớ server SSD cũng được các nhà sản xuất kéo dài tuổi thọ bằng nhiều giải pháp khác nhau. Vì vậy, một ổ cứng SSD có thể sử dụng một cách hiệu quả trong một khoảng thời gian dài.
Kích thước ổ cứng
Kích thước ổ cứng cũng là một trong những chỉ số quan trọng để so sánh server HDD với server SSD và hỗ trợ bạn đưa ra kết quả lựa chọn tối ưu nhất:
- Server HDD:
- HDD 2.5 inch dùng cho các mẫu laptop hoặc máy tính cá nhân.
- HDD 3.5 inch được lựa chọn để sử dụng cho các máy trạm hoặc máy tính để bàn có nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn.
- HDD 5.25 inch chuyên dùng cho các loại máy tính thế hệ trước với dung lượng và hiệu năng kém. Vì không còn phù hợp nên loại ổ cứng có kích thước này đã ngưng sản xuất.
- Server SSD: Với mục đích sản xuất là để thay thế HDD nên server SSD được đánh giá là ổ cứng nhẹ hơn và dễ sử dụng hơn HDD.
- SSD 5.25 inch được sử dụng trong các máy tính thế hệ trước và đã ngừng sử dụng do hiệu suất và dung lượng kém, không còn phù hợp với xu thế hiện nay.
- SSD 3.5 inch chuyên được sử dụng cho các máy trạm, máy chủ hoặc các máy tính cá nhân.
- SSD 2.5 inch được dùng cho các máy tính xách tay.
- SSD 1.8 inch hoặc SSD có kích thước nhỏ hơn thường được sử dụng trong các thiết bị kỹ thuật số PC Card và các thiết bị cá nhân.
- SSD 1.0 inch thường được sử dụng cho các thiết bị siêu nhỏ như micro device.
Mức độ tin cậy
- Server HDD: Do hoạt động dựa trên việc đọc ghi trên đĩa quay nên khi xảy ra các lỗi cơ khí hay các phiến đĩa bị hư hỏng sau thời gian dài hoạt động, server HDD sẽ có thể dễ dàng xảy ra một số sai sót.
- Server SSD: SSD không có sự xuất hiện của bất kỳ chuyển động hay hoạt động cơ nào. Vì vậy, các vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung lắc là hoàn toàn không có và các mặt cơ khí cũng không xảy ra bất kỳ lỗi gì. Đặc biệt, ổ đĩa server SSD còn có thể lưu trữ mọi dữ liệu trong cả các điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ từ -69 độ cho đến +95 độ.
Tiêu thụ điện năng
So sánh server HDD với server SSD một cách cặn kẽ hơn và giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp hơn, mức tiêu thụ điện năng cũng là chỉ số được Bizfly Cloud đưa ra. So với server HDD, server SSD sẽ tiêu thụ điện ít hơn 30% đến 60% năng lượng đồng thời tiết kiệm được mức điện năng từ 6W đến 10W do server SSD không cần phải thêm điện năng để dịch chuyển các đầu đọc ghi hay làm quay các phiến đĩa. Chính vì vậy, server SSD được xem là một sự lựa chọn tối ưu nhất để lưu trữ dữ liệu và tiết kiệm hơn khi các hệ thống tản nhiệt và làm mát không cần thiết phải sử dụng đến.
Tốc độ hoạt động
- Server HDD: HDD máy chủ là ổ đĩa cơ truyền thống hoạt động theo nguyên lý cơ học để quay các đĩa từ. Vì vậy, khi tiến hành khởi động, các ổ đĩa này sẽ phải tiêu tốn khoảng thời gian từ 1 đến 3 giây. Ngoài ra, thời gian truy cập dữ liệu trung bình của ổ HDD server sẽ mất từ 5 đến 10 mili giây.
- Server SSD: Do server SSD là ổ cứng điện tử và không có sự xuất hiện của sự chuyển động nên tốc độ hoạt động của SSD so với HDD sẽ nhanh chóng hơn. Thêm vào đó, thời gian truy cập của SSD chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ 3.5 đến 10 micrô giây, nhanh hơn cả trăm lần so với server HDD.
Giá thành
Với những ưu điểm và tính năng vượt trội hơn hẳn so với server HDD truyền thống nên server SSD có giá thành đắt đỏ hơn rất nhiều. Chính vì vậy, giá thành được xem là ưu điểm lớn giúp server HDD có thể cạnh tranh với server SSD và khiến SSD không được lựa chọn sử dụng rộng rãi. Server SSD chỉ được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực như quân sự hay các ngành công nghiệp đòi hỏi mức độ an toàn dữ liệu cao.
Qua những phân tích, so sánh server HDD và server SSD được Bizfly Cloud thực hiện trong bài viết trên, có thể nhận định khoảng cách khác biệt giữa server HDD và server SSD là điều có thể thấy rõ. Hy vọng, qua những nội dung hữu ích được đề cập trong bài viết, bạn đã có được cái nhìn toàn diện nhất về hai loại ổ cứng này và đưa ra cho doanh nghiệp mình sự lựa chọn hoàn hảo nhất.