Linux và Windows cái nào tốt hơn (Phần 1)
Một khởi đầu với hệ điều hành mã nguồn mở liệu có thể đứng vững được trước sự độc bá của Microsoft trong thế giới doanh nghiệp hay không?
Windows 10, cho đến nay vẫn là hệ điều hành phổ biến nhất trên thị trường. Thế nhưng trong vài năm trở lại đây, đã nổ ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi về việc sử dụng Linux bên cạnh Windows. Cả hai bên đều giữ vững những luận điểm của riêng mình và cuộc tranh luận vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhưng cũng như hầu hết các tranh cãi trong lĩnh vực công nghệ, luôn có những ưu điểm và nhược điểm trong mỗi vấn đề. CùngBizfly Cloud tìm hiểu những ưu và khuyết điểm, những lợi ích và hạn chế, có thể chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi Linux và windows cái nào tốt hơn?.
Linux và windows: Lich sử hình thành
Phiên bản đầu tiên Windows 1.0 được phát hành vào năm 1985, hai năm sau khi Bill Gates thành lập Microsoft. Windows 10 – phiên bản mới nhất được dựa trên Windows 1995, là cơ sở của những tính năng mà chúng ta có được ngày nay, bao gồm Start menu, taskbar và Windows Explorer, hiện đã phát triển để trở thành File Explorer. Windows ME, ra mắt vào năm 2000, là phiên bản dựa trên DOS cuối cùng của Windows.
Nền tảng này đã trải qua một quá trình phát triển nhanh chóng kể từ khi nó tách khỏi DOS, với một số phiên bản cho thấy sự thành công hơn so với các phiên bản khác.
Hệ điều hành Linux ra đời sau Windows, vào năm 1991. Hệ điều hành được viết bởi Linus Torvalds – 1 sinh viên Phần Lan đã tốt nghiệp, với mong muốn tạo ra một hạt nhân hệ điều hành miễn phí để bất cứ ai cũng có thể sử dụng.
Mặc dù vẫn được coi là một hệ điều hành sơ khai, không có giao diện đồ họa như Windows, Linux vẫn có nhiều bước phát triển đáng kể. Chỉ với một vài dòng mã nguồn trong bản phát hành đầu tiên, đến hômnay, Linux đã có hơn 23,3 triệu dòng mã nguồn.
Linux và windows: Distro – Phiên bản
Trong khi Windows duy trì một hệ cấu trúc khá chuẩn, với các bản cập nhật và các phiên bản phân tầng, thì Linux lại phức tạp hơn rất nhiều.
Được viết ban đầu bởi sinh viên Phần Lan Linus Torvalds, hạt nhân Linux ngày nay trở thành cơ sở cho tất cả các hệ điều hành Linux. Tuy nhiên, vì nó vẫn là một nguồn mở, hệ thống có thể được tinh chỉnh và sửa đổi bởi bất kỳ ai tùy theo mục đích sử dụng.
Các phiên bản Windows có tính đồng bộ và thống nhất cao
Và do vậy, ngày nay chúng ta có đến hàng trăm hệ điều hành dựa trên Linux được đặt tên riêng biệt, chúng gọi là các bản phân phối hoặc 'distro'. Điều này khiến cho việc lựa chọn giữa chúng trở nên vô cùng khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều so với việc chỉ phải chọn giữa Windows 7, Windows 8 hoặc Windows 10. Thêm vào đó, sự khác biệt giữa các distro này không phải lúc nào cũng thể hiện rõ ràng.
Dù vậy, đặc điểm này vẫn có lợi ích riêng của nó. Các bản phân phối Linux hiện nay đa dạng đến nỗi bạn hoàn toàn có thể tìm thấy một bản sao phù hợp với sở thích riêng của mình. Nếu bạn yêu thích giao diện người dùng của macOS thì đã có Elementary OS - một distro của Linux với cảm hứng và hơi hướng thiết kế từ Apple. Tương tự như vậy, những ai vẫn còn "lưu luyến" thời đại của Window XP thì QS40 sẽ mang phiên bản này trở lại với các fan yêu thích Microsoft. Ngoài ra, còn có cả những phiên bản hỗ trợ tốt cho PC cấu hình thấp, lâu đời hay distro siêu an toàn có thể khởi động trực tiếp từ USB khi sử dụng một PC lạ.
Còn đối với người mới sử dụng, thì Ubuntu là một lựa chọn hợp lý. Phiên bản này được đánh giá là rất thân thiện với người dùng (kể cả khi so với Windows) mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt và dồi dào tính năng đủ để thỏa mãn cả dân công nghệ dày dạn kinh nghiệm.
Linux và windows: Cài đặt
Về phương diện này, Linux cũng có những khác biệt so với Windows, cũng như là khác biệt giữa các bản phân phối.
Một tính năng phổ biến của Linux là khả năng khởi động "trực tiếp"- tức là khởi động từ đĩa DVD hoặc hình ảnh USB mà không cần phải cài đặt hệ điều hành trên máy của bạn. Như vậy, bạn có thể thử xem mình có thích bản distro đó hay không trước khi quyết định sử dụng. Tuy nhiên, trong khi các bản distro bóng bẩy như Ubuntu thiết lập rất dễ dàng, thì một vài distro ít thân thiện với người dùng đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn để khởi động và chạy.
Cài đặt Linux và Windows
Ngược lại, với cài đặt Windows, mặc dù tốn nhiều thời gian hơn nhưng đơn giản hơn rất nhiều, yêu cầu input tối thiểu so với nhiều bản distro khác.
Linux và windows: Phần mềm và khả năng tương thích
Hầu hết các ứng dụng đều được thiết kế để viết riêng cho Windows. Bạn vẫn sẽ tìm được một số phiên bản tương thích với Linux, nhưng chỉ với những phần mềm rất phổ biến. Sự thực là gần như hầu hết các chương trình Windows không khả dụng với Linux.
Rất nhiều người đã có sẵn hệ điều hành Linux thay vào đó cài đặt một mã nguồn mở thay thế miễn phí. Có các ứng dụng cho hầu hết mọi chương trình mà bạn có thể biết. Và như vậy, thì các chương trình như WINE hoặc máy ảo có thể chạy phần mềm Windows trong Linux.
Tuy nhiên, sự thay thế này nghe có vẻ "nghiệp dư" so với Windows. Nếu doanh nghiệp bạn yêu cầu một ứng dụng nhất định thì cần phải kiểm tra xem Linux có chạy phiên bản gốc hoặc một phiên bản thay thế chấp nhận được hay không.
Ngoài ra còn có sự khác biệt về cách phần mềm Linux cài đặt các chương trình so với Windows. Trong Windows bạn tải xuống và chạy tệp (.exe). Trong Linux, các chương trình chủ yếu được cài đặt từ kho phần mềm gắn với một bản distro cụ thể.
Cài đặt trên Linux được thực hiện bằng cách gõ lệnh apt-get từ dòng lệnh. Trình quản lý package xử lý yêu cầu bằng cách trình diện một giao diện đồ họa yêu cầu nhập kết hợp chính xác các từ và lệnh. Có thể xem đây là tiền thân của các appstore trên thiết bị di động.
Tùy vào phần mềm, nếu nó không được lưu trữ trong kho lưu trữ thì sẽ phải được tải xuống và cài đặt từ nguồn, chẳng hạn như các biến thể nguồn mở của các phần mềm độc quyền như Skype hoặc Steam.
Trong trường hợp này, quá trình cài đặt sẽ trở nên giống với Windows. Bạn chỉ cần tải xuống gói có liên quan cho bản distro bạn đang sử dụng từ trang web của công ty và trình cài đặt tự động sẽ hoàn thành nốt phần còn lại.
Nguồn tech.vccloud.vn
>> Có thể bạn quan tâm: Linux và windows cái nào tốt hơn (Phần 2)
BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud