Htop là gì? Hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng Htop trên Linux/Unix
Hệ thống của bạn sau một thời gian sử dụng có thể có một vài dấu hiệu bất thường như chậm, treo....Trong hệ điều hành Linux/Unix đã có sẵn câu lệnh top để theo dõi các process, tình trạng tài nguyên hoạt động, tuy nhiên công cụ này lại mang tới cho người dùng tính trực quan và mức độ tương tác chưa cao. Bizfly Cloud sẽ giới thiệu cho bạn một công cụ tương tự khác giám sát hệ thống - htop.
Htop là gì ?
Cũng giống như top, htop là một ứng dụng hoạt động trên Linux/Unix cho phép theo dõi các Process theo dạng tương tác thời gian thực (Real-Time).
Tính năng nổi bật
- Hiển thị tổng quan các tài nguyên của hệ thống như CPU, lượng RAM và Swap sử dụng. Hiển thị load của từng CPU.
- Htop có cho phép cuộn dọc để xem toàn bộ danh sách các Process và cuộn ngang để xem toàn bộ các dòng lệnh.
- Htop có khả năng khởi động rất nhanh so với top, do không cần lấy dữ liệu trong quá trình khởi động.
- Htop cho phép kill nhiều hơn một Process mà không cần chèn các PID (Process ID).
- Với Htop không cần nhập Process ID hoặc giá trị ưu tiên để thiết lập mức độ ưu tiên cho Process (Re-nice Process).
- Htop cho phép sử dụng chuột để chọn các item.
- 2. Cài đặt
Htop cài đặt rất dễ dàng, bạn chỉ cần mở terminal lên và chạy dòng lệnh sau:
Đối với Ubuntu và Debian:
sudo apt-get install htop
Đối với CentOS/Fedora/Red
sudo yum install htop
Sau khi cài đặt xong các bạn vào ternimal gõ "htop".
3. Giới thiệu tổng quan
Mặc định htop hiển thị mức độ sử dụng CPU và ram ở khung trên cùng bên trái. Số lượng thanh tiến trình CPU tương ứng với số lượng CPU/Core của máy chủ.
Bạn sẽ thấy có nhiều màu, mỗi màu sẽ có ý nghĩa riêng:
Đối với mức dùng CPU
- Xanh lam: các tiến trình độ ưu tiên thấp
- Xanh lục: các tiến trình người dùng (user)
- Đỏ: các tiến hành hạt nhân (kernel)
- Vàng: thời gian IRQ
- Đỏ tươi: thời gian Soft IRQ
- Xám: thời gian chờ IO
Mức dùng bộ nhớ RAM
- Xanh lục: bộ nhớ đã dùng
- Xanh dương: bộ nhớ đệm
- Vàng: bộ nhớ cache
Mức tải trung bình
Mức tải trung bình được bố trí phái trên bên phải. Systemload hay còn gọi là load, thể hiện số công việc hiện tại hệ thống đang thực thi. Load average cho ta thấy được trung bình khối lượng công việc hệ thống phải xử lý trong mỗi khoảng thời gian 1 phút, 5 phút và 15 phút.
Phía dưới là chi tiết mức sử dụng của từng process.
Ý nghĩa từng cột giá trị như sau:
PID: Số PID của tiến trình. Mỗi tiến trình sẽ có PID riêng
USER: Chủ sở hữu tiến trình
PRI: Độ ưu tiên của tiến trình. Số càng thấp thì mức độ ưu tiên càng cao
NI: Giá trị nice value của tiến trình, ảnh hưởng đến độ ưu tiên của tiến trình đó
VIRT: Bộ nhớ ảo đang được sử dụng cho tiến trình
RES: Bộ nhớ RAM vậy lý đang được sử dụng, đo bằng kylobytes
SHR: Bộ nhớ chia sẻ mà tiến trình đang sử dụng
S: Trạng thái hiện tại của tiến trình (zombied, sleeping, running, uninterruptedly sleeping, traced)
% CPU: Phần trăm tài nguyên CPU đang được tiến trình sử dụng
% MEM: Phần trăm bộ nhớ RAM đang được tiến trình sử dụng
TIME : Thời gian bộ xử lý mà tiến trình đã sử dụng
COMMAND: Tên lệnh bắt đầu tiến trình
Phần dưới cùng, hiển thị phím tắt cho một số lựa chọn khác như Help, Setup, Filter, Tree, Kill, Nice, Quit,..Nếu bạn muốn thay đổi thứ tự hay cách hiển thị thì bạn ấn phím F2 rồi lựa chọn thiết lập mong muốn.
4. Hướng dẫn sử dụng
Kill process
Khi bạn cần Kill một process đơn giản bạn chỉ cần sử dụng phím điều hướng lên xuống, di chuyển đến đúng process rồi ấn F9. Htop sẽ cần bạn xác nhận 1 lần nữa là có kill không ? Bạn ấn Enter để thực hiện hoặc Esc để hủy. Bạn cũng có thể điều chỉnh độ ưu tiên cho process bằng 2 phím F7 và F8. Một số process bạn cần chạy htop với quyền root mới có thể kill hoặc điều chỉnh độ ưu tiên.
Tree view
Đây là một tính năng tuyệt với của htop, cho phép hiển thị các process dưới dạng tree. Có những process chạy độc lập nhưng có những process có các threads chạy bên trong. Để xem được dưới dạng tree bạn chỉ cần ấn phím F5.
Searching/ Filter/ Sorting
Htop cho phép bạn tìm kiếm một process là highlight lên. Ấn F3 rồi rõ tên process bạn cần tìm, nếu tìm thấy process khớp, Htop sẽ highlight process đó lên. Bạn có thể tiếp tục tìm kiếm bằng cách tiếp tục ấn phím F3.
Filter là một trong những tính năng hữu ích giúp bạn theo dõi process mong muốn. Ví dụ bạn muốn theo dõi process "mysql", ấn phím F4 rồi gõ "mysql" thì danh sách bạn nhìn thấy chỉ còn lại toàn bộ các process mà tên có chứa "mysql".
Bạn có thể sắp xếp các process theo các trường khác nhau như PID, USER, PRIORITY... Ấn F6 rồi lựa chọn trong danh sách bên phía trái trường bạn muốn htop sắp xếp theo.
Và cuối cùng khi muốn thoát ra bạn ấn F10 để kết thúc.
Htop là một công cụ giám sát thời gian thực rất hiệu quả, cho phép người quản trị có cái nhìn trực quan nhất về hệ thống. Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng qua man page: https://linux.die.net/man/1/htop hoặc gửi thắc mắc, góp ý với VCCloud.