9 Lợi ích chính của việc ứng dụng Kubernetes
Cho đến nay, Kubernetes đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ban đầu, người ta cho rằng chỉ những công ty lớn nhất mới có thể hưởng lợi từ việc sử dụng Kubernetes. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rõ ràng là các công ty SME đều được hưởng lợi từ việc chuyển khối lượng công việc cũ sang K8s, sử dụng nó sớm và thường xuyên với các dự án mới.
Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 9 lợi ích cốt lõi của việc sử dụng Kubernetes và lý do tại sao tổ chức của bạn nên ưu tiên nó trong năm nay.
1) Kubernetes tự động hóa môi trường container hoá
Containerization hay Công nghệ container hóa đang là xu hướng mới với nhiều lợi ích. Containerization là khái niệm đóng gói code chỉ với OS hoặc hệ điều hành và các phụ thuộc bắt buộc để tạo ra một tệp thực thi duy nhất - container - có thể chạy trên cơ sở hạ tầng.
Vì các container không cần HĐH đầy đủ và thay vào đó chạy với shared OS kernel, nên các container nhỏ hơn, nhanh hơn và di động hơn so với các máy ảo hoặc VM truyền thống.
Đối với các công ty sử dụng kiến trúc microservices, các container là lựa chọn phù hợp. Kubernetes làm cho các môi trường được container hóa có thể thực hiện được bằng cách hoạt động như một hệ thống điều phối. Kubernetes tự động hóa các yêu cầu vận hành của việc chạy các workload được đóng gói trong container.
2) Mở rộng quy mô linh hoạt
Tự động thay đổi quy mô hay autoscaling là một trong những tính năng quan trọng và được nhắc đến nhiều nhất của Kubernetes. Với Kubernetes, các công ty có thể tăng và giảm quy mô một cách hiệu quả dựa trên nhu cầu thực tế. Kubernetes có ba khả năng tự động thay đổi quy mô khác nhau:
- Horizontal Pod Autoscaler (HPA), thường được gọi là mở rộng quy mô theo chiều ngang, sẽ tự động scale số lượng các pod có sẵn tùy thuộc vào việc sử dụng tài nguyên.
- Vertical Pod Autoscaler (VPA), thường được gọi là mở rộng quy mô theo chiều dọc, có thể tự động điều chỉnh CPU và bộ nhớ cho các máy hiện có.
- Cluster Autoscaler có thể tự động mở rộng số lượng các node khi các nhóm không thể mở rộng thêm, lên đến kích thước tối đa của nhóm node.
Tính năng autoscaling đóng vai trò quan trọng đối với cả hiệu suất của người dùng cuối và bộ phận accounting. Autoscaling là một cách hiệu quả để chạy workload với hiệu quả chi phí.
3) Cộng đồng nguồn mở mạnh mẽ
Kubernetes được tạo ra bởi Google và donate cho CNCF vào năm 2014. Kể từ khi phát hành v1.0 vào năm 2015, cộng đồng nguồn mở đã tập hợp xung quanh dự án với hơn 100.000 cam kết của hơn 3.000 cộng tác viên. CNCF cũng đã phát triển. Ngày nay, CNCF có 656 thành viên công ty và tổ chức này đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều cộng đồng nguồn mở phổ biến.
Mỗi năm, CNCF tổ chức Kubecon - hội nghị hàng đầu dành cho cộng đồng Kubernetes. Tại Kubecon, những người tham dự được xem các phiên thảo luận của chuyên gia trong ngành, các cơ hội kết nối và tất nhiên, một số lượng lớn các nhà tài trợ. Chính cộng đồng sôi động này đã xác định Kubernetes và dẫn đến việc tiếp tục đổi mới và cải tiến nền tảng cốt lõi.
4) Hiệu quả và tiết kiệm chi phí
Một trong những lý do hàng đầu và phổ biến nhất để chuyển sang Kubernetes là do hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Các tổ chức với các mức độ khác nhau về nhu cầu và thách thức về khả năng mở rộng đã tìm thấy sự tiết kiệm chi phí khi sử dụng Kubernetes.
Như đã đề cập ở trên, Kubernetes có khả năng tự động thay đổi quy mô cho phép các công ty mở rộng quy mô hoặc giảm số lượng tài nguyên mà họ đang sử dụng trong thời gian thực. Khi được kết hợp với một nhà cung cấp đám mây linh hoạt, Kubernetes có thể sử dụng hiệu quả chính xác lượng tài nguyên phù hợp dựa trên nhu cầu tại các thời điểm nhất định.
Ví dụ: nếu bạn đang điều hành một công ty phát trực tuyến video và vào những thời điểm trong đêm lượng người xem tăng đáng kể, Kubernetes có thể mở rộng cả số nhóm và nút để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo hiệu suất của người dùng mà không lãng phí.
5) Khả năng chạy mọi nơi
Với Kubernetes, bạn có thể sử dụng gần như mọi container runtime với gần như bất kỳ loại cơ sở hạ tầng nào. Cho dù bạn đang chạy các workload của mình tại chỗ hay sử dụng public cloud, bạn đều có thể sử dụng Kubernetes miễn là hệ điều hành máy chủ đang sử dụng phiên bản Linux hoặc Windows, thường là 2016 hoặc mới hơn.
Đối với các tổ chức lớn có môi trường cơ sở hạ tầng phức tạp và bất định, Kubernetes có thể được sử dụng trên các môi trường này ở quy mô lớn. Trong khi đó, các hệ thống container orchestration khác thường bị mắc kẹt với một số tùy chọn nhỏ.
6) Khả năng đa đám mây
Do tính di động của nó, khối lượng công việc Kubernetes có thể tồn tại trong một đám mây duy nhất hoặc trải rộng trên nhiều đám mây. Ngày nay, phần lớn các nhà cung cấp đám mây lớn đều có các dịch vụ dành riêng cho Kubernetes. Ví dụ: AWS của Amazon có EKS, GCP của Google có GKE, Azure của Microsoft có AKS và tại Việt Nam có Bizfly Kubernetes Engine. Kubernetes giúp tất cả các tổ chức dễ dàng tận dụng môi trường đa đám mây và tránh bị nhà cung cấp khóa.
7) Cải thiện năng suất của nhà phát triển
Do các cấu trúc khai báo của nó, các nhóm kỹ sư có thể di chuyển nhanh hơn đáng kể với Kubernetes. Việc mở rộng quy mô và triển khai được thực hiện dễ dàng hơn nhiều do các phương pháp triển khai được cải tiến. Và với Kubernetes, các đội có thể tận dụng GitOps.
Kể từ năm 2017, GitOps đã là một mô hình phổ biến để quản lý cụm Kubernetes và cung cấp ứng dụng. Các kỹ sư có thể sử dụng công cụ quen thuộc để thực hiện các pull request và đơn giản hóa việc triển khai cũng như các nhiệm vụ vận hành. Kubernetes giúp các kỹ sư di chuyển hiệu quả hơn trong cả ngắn hạn và dài hạn.
8) Nhiều công cụ có sẵn
Kubernetes có một nhóm kỹ sư đam mê đầu tư thời gian của họ vào việc xây dựng cả công cụ nguồn mở và công cụ của bên thứ ba. Mặc dù Kubernetes có nhiều lợi ích nhưng vẫn có những phức tạp và đôi khi là thách thức với công cụ cũ. Tuy nhiên, vào năm 2022, có rất nhiều công cụ và công ty xây dựng các tính năng và hỗ trợ riêng của Kubernetes.
Cộng đồng nguồn mở đã tập hợp lại các công cụ phổ biến như Prometheus, được sử dụng phổ biến để thu thập và giám sát số liệu. Và có nhiều giải pháp của bên thứ ba cho mọi thứ từ giám sát đến ghi nhật ký, quản lý chi phí, kiểm tra tải và bảo mật, bao gồm cả những giải pháp được cung cấp bởi Bizfly Cloud - một trong 4 nhà cung cấp các giải pháp đám mây tiên phong tại Việt Nam. Bằng cách sử dụng bộ công cụ gốc, các nhóm kỹ sư có thể tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả hơn.
9) Tăng trải nghiệm và mức độ phổ biến
Kubernetes đã nhanh chóng trở nên phổ biến và số lượng kỹ sư có kinh nghiệm về Kubernetes ngày càng tăng. Theo một nghiên cứu năm 2021 của Cloud Native Computing Foundation, từ năm 2020 đến năm 2021, số lượng kỹ sư Kubernetes đã tăng 67% lên 3,9 triệu người. Số lượng ngày càng tăng của các kỹ sư có kinh nghiệm tại Kubernetes là điều tuyệt vời cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Và cuộc khảo sát tương tự của CNCF cho thấy 69% người được hỏi đang sử dụng Kubernetes trong sản xuất và 31% kỹ sư Backend trên toàn cầu đang sử dụng Kubernetes.
Khi các nhóm kỹ sư lập kế hoạch cho tương lai, những công ty xây dựng với Kubernetes có thể thu hút được những tài năng hàng đầu hoặc tối thiểu là có thể cho các ứng viên tiềm năng thấy rằng họ đang ưu tiên các công nghệ và hiệu quả mới cho tổ chức. Dự kiến sẽ có nhiều doanh nghiệp sử dụng Kubernetes hơn trong năm nay và trong những năm tới.
Các công nghệ mới như Kubernetes rất phức tạp và khó khăn đối với bất kỳ ai chưa có hiểu biết sâu rộng về nó. Tuy vậy, việc áp dụng và khai thác tối đa lợi ích của Kubernetes sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều nếu doanh nghiệp lựa chọn Bizfly Kubernetes Engine - một giải pháp tự động hoá toàn bộ quy trình triển khai, vận hành Kubernetes, xây dựng hạ tầng container cho ứng dụng chỉ với vài cú click mà không cần công sức vận hành. Nếu bạn đang muốn bắt đầu với Kubernetes, hãy truy cập: https://bizflycloud.vn/kubernetes-engine để trải nghiệm miễn phí ngay hôm nay.