7 loại Hacker bạn phải biết
Hacker nguyên thủy là một thuật ngữ dùng để gọi tên những người viết thuê và thử nghiệm phần mềm hoặc những người thích lập trình máy tính nhằm phục vụ nhu cầu của chính bản thân họ. Theo thời gian, thuật ngữ này đã được dùng theo nghĩa nói về người xâm nhập vào hệ thống nhằm một mục đích nhất định, thường là không minh bạch như: ăn cắp thông tin, phá hoại hệ thống ...
Hacker được hiểu là hoạt động của hệ thống máy tính, mạng máy tính, có thể viết hoặc chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính để làm thay đổi hay chỉnh sửa nó với những mục đích khác nhau. Cùng Bizfly Cloud điểm danh 7 loại Hacker phổ biến nhất hiện nay bạn cần phải biết ngay trong bài viết này nhé.
1. Script Kiddie
Script Kiddie biết cách dùng những phần mềm hoặc đoạn mã sẵn có được người khác tạo ra trước đó (VD như LOIC hay Metasploit và xem hướng dẫn trên Youtube), tuy biết dùng nhưng thực ra họ vẫn không hề có trình độ chuyên môn nào cả, do đó Script Kiddie không thể tự hack. Họ đơn thuần sao chép code, sử dụng chúng để tạo virus và làm những việc tương tự.
Bạn có thể hiểu đơn giản, Script Kiddie là những người trẻ trâu. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp họ trên mạng xã hội. Có thể nói, đây là những hacker khá nguy hiểm, không phải vì trình độ chuyên môn quá cao, mà ngược lại, vì không quá hiểu biết về bảo mật, hệ thống mạng, máy tính nên họ không hề kiểm soát được những hậu quả có thể xảy ra với hành động hack của mình. Họ không tìm hiểu về các kỹ thuật hack, lỗ hổng, mà chỉ "ăn cắp" công sức của người khác và tiến hành hack cho... oai.
2. Hacker mũ trắng
White hat (Hacker mũ trắng) lại là những Hacker có đạo đức nhất trên thế giới (Ethical Hacker). Họ là những người tốt với mục đích xâm nhập vào một hệ thống hoặc phần mềm, ứng dụng, website nhằm mục đích giúp những công ty, doanh nghiệp tìm ra lỗ hổng, những nguy cơ tấn công, họ giúp tài nguyên của các tổ chức được bảo mật bằng cách vá, fix các lỗi đó trước khi bị kẻ xấu lợi dụng và tấn công.
White hat hầu hết đều có bằng cấp trong lĩnh vực CNTT, an toàn thông tin, khoa học máy tính, đặc biệt họ có những chứng chỉ IT quan trọng như CEH (Certified Ethical Hacker từ EC-Council). Ngoài ra, tùy vào mức độ nghiêm trọng của lỗ hổng mà họ phát hiện mà số tiền thưởng đi kèm cũng khác nhau.
3. Hacker mũ đen
Black hat (Hacker mũ đen) hay còn được gọi là những Crackers (những kẻ bẻ khóa). Bạn có thể thấy họ được nhắc nhiều trong những bản tin và khiến chúng ta nghĩ răng hacker là những kẻ xấu bởi mục đích hack của họ chỉ nhằm phục vụ cho cá nhân. Hacker mũ đen thường thường lợi dụng lỗ hổng hoặc những hệ thống có tính bảo mật kém, truy cập trái phép vào website, mạng nội bộ, các thiết bị, ứng dụng.. để có thể làm bất kỳ những gì họ muốn khi đã xâm nhập thành công như lấy cắp tiền hoặc thông tin thẻ tín dụng. Black hat luôn làm những việc bất hợp phát với mục đích xấu như nghe lén, đánh cắp thông tin dữ liệu; tống tiền; gây hại cho ngân hàng, doanh nghiệp, nhà nước. Trái ngược với .
Script Kiddie, Black hat chủ động tạo ra cách hack và tự tìm ra lỗ hổng.
4. Hacker mũ xám
Grey hat, đúng như sắc "xám" của nó, là sự pha trộn giữa "đen" và "trắng", do đó Gray hat Hacker nằm đâu đó ở giữa White hay và Black hat. Đôi khi họ là hacker mũ trắng: không ăn cắp tiền hay thông tin (dù đôi khi, họ vô tình làm hỏng một vài website), nhưng cũng không giúp ích gì cho mọi người (trừ khi họ muốn).
Đôi khi học lại là hacke mũ đen: nhằm mục đích cá nhân mà họ tấn công đối tượng mục tiêu để trả thù hoặc vạch trần hành vi sai trái, họ vẫn có thể trở thành tội phạm từ những việc làm trái pháp luật. Khi tự mình phát hiện ra lỗ hổng, họ có thể tiết lộ cho White hat hoặc Black hat hoặc tổ chức có liên quan để giải quyết vấn đề. Grey hat không rõ ràng, họchiếm một số lượng rất lớn trong thế giới những hacker cho dù không được nhắc tới nhiều bằng Black hat.
5. Blue Hat (Hacker mũ xanh)
6. Hacker mũ đỏ
Read hat (Hacker mũ đỏ) là những người tuyệt vời trong thế giới Hack, mang đến nỗi sợ hãi thật sự cho Back hat, là thần tượng của những người mơ ước trở thành một hacker chuyên nghiệp. Giống như những White hat, họ tìm cách ngăn chặn hacker mũ đen. Nhưng khi phát hiện ra lỗ hổng hay các hacker mũ đen, thay vì chỉ báo cáo cho các tổ chức, họ sẽ trực tiếp làm sập hệ thống của kẻ tấn công bằng cách tải virus lên, tấn công DoS và truy cập vào máy tính để làm sập nó từ bên trong.
7. Tân binh
Neophyte (có thể gọi với các cách khác như: tân binh, lính mới, newbie ...) là những người mới bắt đầu tìm hiểu về hacking. Tân binh thường không có nhiều kiến thức hay kỹ năng, kinh nghiệm về bảo mật. Họ thường tham gia vào các cộng đồng hacker, hỏi những câu hỏi cơ bản.
Vậy bạn là ai trong những loại Hacker trên?
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Tham khảo thêm: Xây dựng hệ thống an toàn thông tin trong doanh nghiệp