5 best practice giúp đơn giản hóa việc quản lý Kubernetes
Hầu hết người dùng đều cho rằng việc thiết lập và quản lý Kubernetes là một thao tác khó khăn. Tuy nhiên, cũng có nhiều cách giúp cho việc quản lý Kubernetes trở nên dễ dàng hơn. Bằng cách tiếp cận đúng cách và tận dụng một số công cụ nhất định, người dùng có thể giảm mức độ phức tạp cũng như công sức bỏ ra để thiết lập và chạy các cụm Kubernetes, đồng thời triển khai công việc trên các cụm.
Dưới đây là 5 best practice giúp người dùng dễ dàng thiết lập và quản lý môi trường Kubernetes.
1. Đơn giản hóa triển khai ứng dụng Kubernetes với Helm
Nếu đã từng triển khai một ứng dụng trên Kubernetes, bạn có thể thấy quá trình này khá phức tạp. Thông thường, bạn sẽ phải tạo container image cho ứng dụng (nếu chưa có) và viết tệp YAML xác định ứng dụng cho Kubernetes. Sau đó triển khai bằng kubectl, công cụ Kubernetes CLI.
May mắn thay, có một cách dễ dàng hơn để thiết lập phần mềm trong Kubernetes đó chính là Helm - Hệ thống quản lý gói (package management) mã nguồn mở cho Kubernetes. Helm cho phép người dùng cài đặt, cập nhật và gỡ bỏ các ứng dụng trong Kubernetes chỉ bằng một vài lệnh (tương tự như apt hoặc dnf trên Linux), mà không phải viết các tệp triển khai một cách thủ công.
Để cài đặt ứng dụng với Helm thì các Helm package (hoặc chart) phải có sẵn cho ứng dụng đó. Điều này khiến Helm trở nên ít hữu ích hơn nếu muốn triển khai một ứng dụng tùy chỉnh trong Kubernetes. Trong trường hợp này, người dùng sẽ phải tự tạo các chart - việc này không khó lắm, nhưng đòi hỏi một số chuyên môn.
Nếu bạn muốn chạy một ứng dụng mã nguồn mở phổ biến, rất có thể Helm chart cho ứng dụng đó đã có sẵn và bạn có thể cài đặt chỉ bằng một vài lệnh.
2. Sử dụng dịch vụ Kubernetes của các nhà cung cấp uy tín
Một phần lý do tại sao Kubernetes khó sử dụng đến vậy là vì người dùng phải quản lý một loạt các máy chủ trên cơ sở hạ tầng tự quản lý. Nếu muốn loại bỏ sự phức tạp và cồng kềnh đó thì bạn có thể sử dụng dịch vụ Kubernetes từ nhà cung cấp uy tín như AWS EKS, Azure AKS hay Bizfly Cloud Kubernetes Engine. Dịch vụ Kubernetes Engine được Bizfly Cloud phát triển với những tính năng ưu việt dành cho thị trường Việt, là giải pháp tối ưu giúp tự động hóa việc triển khai, quản lý và mở rộng ứng dụng dưới dạng container, giúp loại bỏ tối đa các thao tác thủ công trong phát triển phần mềm, ứng dụng.
Một số ưu điểm nổi bật của Bizfly Cloud Kubernetes Engine bao gồm:
- Tối ưu tài nguyên, phát triển ứng dụng nhanh chóng, đảm bảo tính sẵn sàng cao và khả năng mở rộng tức thời.
Tích hợp với đa dạng giải pháp trong hệ sinh thái Bizfly Cloud như Cloud Server, Load Balancer, Container Registry, Autoscaling...
Tự động hoá quản lý các cụm Kubernetes, nhờ đó người dùng không cần lo lắng về việc vận hành hoặc xử lý sự cố.
Multi AZ Cluster với nhiều cấu hình linh hoạt.
Tích hợp Autoscaling, giúp tự động giám sát, điều chỉnh số lượng máy chủ theo nhu cầu.
3. Tính năng Kubernetes Node Autoscaling
Một ưu điểm nữa của hầu hết các dịch vụ Kubernetes là tính năng autoscale node hoặc cluster tùy chọn. Điều này có nghĩa là chúng có thể được cấu hình để tự động thêm/bớt các node trên cluster dựa theo biến động của nhu cầu.
Nhờ đó mà người dùng không cần phải thêm/bớt các node một cách thủ công và cũng không cần lo lắng về việc phải chi trả quá nhiều cho cơ sở hạ tầng để chạy các node không cần thiết.
4. Sử dụng nhiều namespace
Kubernetes cho phép người dùng sử dụng nhiều namespace. Đây là môi trường ảo, do phần mềm xác định để phân tách các workload với nhau. Nếu muốn chạy một tập hợp các vùng chứa và quản lý nó riêng biệt với một tập hợp khác, bạn có thể tạo một namespace riêng cho mỗi nhóm vùng chứa.
Kubernetes không yêu cầu sử dụng nhiều hơn một namespace. Tuy nhiên việc này giúp đơn giản hóa việc thiết lập và quản lý workload do người dùng có thể xác định các quy tắc kiểm soát truy cập khác nhau, các yêu cầu dự phòng, v.v. trên cơ sở mỗi namespace.
5. Tránh sử dụng nhiều cluster cùng lúc
Mặc dù việc sử dụng nhiều cluster giúp cho Kubernetes dễ làm việc hơn, tuy nhiên nếu chạy nhiều cluster trong cùng một control plane sẽ gây ảnh hưởng đến kết nối mạng, lưu trữ và bảo mật.
Điều này không có nghĩa là bạn không nên chạy nhiều Kubernetes cluster. Có một số trường hợp nhất định mà cần phải chạy nhiều Kubernetes cluster để gia tăng hiệu suất, chẳng hạn như khi có nhiều trung tâm dữ liệu mà bạn muốn quản lý thông qua một lớp điều phối Kubernetes, hoặc bạn có một mạng thiết bị cạnh rộng lớn cần được tạo thành một tập hợp cluster dựa trên vị trí địa lý hoặc chức năng của thiết bị.
Tuy vậy, đây thường là những trường hợp sử dụng nâng cao và không áp dụng cho các doanh nghiệp thông thường. Trừ phi bạn có nhu cầu cụ thể thì không thực sự cần thiết phải thiết lập nhiều cluster. Thay vào đó, hãy sử dụng namespace để phân đoạn workload và lưu trữ tất cả trong cùng một cụm vật lý.
Kubernetes có thể khó sử dụng - nếu bạn chọn làm mọi thứ theo cách khó. Trừ phi bạn có lý do để chọn cách tiếp cận khó hơn, hãy tận dụng các công cụ và chiến lược đơn giản như sử dụng biểu đồ Helm hoặc dịch vụ Kubernetes từ các nhà cung cấp có tiếng tăm trên thị trường để có thể quản lý Kubernetes một cách hiệu quả.
>> Có thể bạn quan tâm: Đánh giá 5 công cụ Kubernetes CI/CD phổ biến nhất hiện nay