vCenter là gì? Kiến trúc máy chủ VMware vCenter Server

1529
04-01-2022
vCenter là gì? Kiến trúc máy chủ VMware vCenter Server

Hệ thống cơ sở dữ liệu không ngừng phát triển cho phép người dùng triển khai, quản lý với nhiều công cụ khác nhau. Một trong số đó là phần mềm vCenter thuộc hệ thống VMWare Server. Vậy vCenter là gì, các tính năng chủ yếu và cách thức hoạt động như thế nào? Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phần mềm công nghệ thú vị này nhé!

vCenter là gì?

Trước khi đi tìm hiểu các tính năng và cách thức hoạt động, bài viết sẽ giúp bạn giải thích vCenter là gì. vCenter là một phần mềm về cơ sở dữ liệu thuộc bộ giải pháp vSphere. Nó cho phép người dùng quản lý tài nguyên, giám sát tập trung và bảo mật cho cơ sở hạ tầng ảo VMWare vSphere một cách dễ dàng. vCenter Server sử dụng các cơ sở dữ liệu back-end để lưu trữ toàn bộ dữ liệu về các máy ảo và máy chủ.

Thông qua một bảng điều khiển duy nhất, vCenter cho phép quản trị viên của hệ thống vSphere quản lý nhiều máy chủ ESX, ESXi và máy ảo VM. vSphere có nhiều tính năng chính như VMWare Distributed Resource Scheduler (DRS). Hay vSphere Fault Tolerance, VMWare vMotion, vSphere High Av available và yêu cầu hoạt động vCenter Server. Nó sẽ hợp lý hoá việc triển khai VM. 

vCenter cho phép quản trị viên liên tục theo dõi hiệu suất cũng như ngăn chặn truy cập trái phép từ bên ngoài. vCenter cũng giúp người dùng tự động hóa quy trình làm việc, giảm ảnh hưởng của lỗi hệ thống.

Mỗi máy chủ vCenter có thể quản lý hàng ngàn máy ảo khác nhau trong hệ thống VMWare. Khi chế độ liên kết có thể kết nối với nhiều phiên bản thì số lượng máy ảo sẽ tăng lên. Dù công suất của vCenter lúc này khá ấn tượng song nhiều chuyên gia cũng cảnh báo rằng nó không an toàn. Vì toàn bộ dữ liệu máy chủ được lưu trữ trong vCenter Server nên khi có càng nhiều máy chủ kết nối sẽ dẫn đến nguy cơ vượt quá giới hạn của cơ sở dữ liệu. Điều đó đòi hỏi người dùng phải cung cấp thêm một vCenter Server khác.

vCenter là gì

vCenter là một phần mềm về cơ sở dữ liệu thuộc bộ giải pháp vSphere

VMware vCenter Server xuất hiện từ bao giờ?

Như vậy, ta đã biết vCenter là gì, trong phần này bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành của ứng dụng. Phiên bản đầu tiên của vCenter được ra mắt vào ngày 05 tháng 12 năm 2003 với tên gọi VirtualCenter 1.0. Mục đích ban đầu của thiết kế phần mềm là tạo ra một dịch vụ chạy trên hệ điều hành Windows. Phiên bản 4.0 trở đi thuộc bộ vSphere 4 đã được đổi tên thành vCenter.

Đến ngày 24 tháng 08 năm 2011, phiên bản vCenter 5.0 được ra mắt và chia làm hai dòng chính:

  • Dòng Windows vCenter Server yêu cầu một cơ sở dữ liệu riêng như PostgresQL, MSSQL hay Oracle, được cài đặt trên hệ điều hành Windows.
  • Dòng vCenter Server Appliance VCSA có bộ máy ảo được cấu hình sẵn và tích hợp cơ sở dữ liệu PostgresQL. Tuy nhiên, nó cũng có thể sử dụng cơ sở dữ liệu Oracle ngoài. VCSA không hỗ trợ chạy trực tiếp trên bare-metal nên người dùng cần có một máy chủ ESXi đã được cấu hình sẵn.

Bộ giải pháp vSphere 6.7 và vCenter 6.7 là những phiên bản cuối cùng mà hệ điều hành Windows còn hỗ trợ. Kể từ tháng 08 năm 2017, VMWare ra thông báo không sử dụng vCenter Server cho Windows trong các phiên bản phát hành của vSphere. Thay vào đó, vCenter Server Appliance sẽ làm mô hình triển khai cuối cùng. 

Tuy nhiên, VCSA chỉ được hỗ trợ trên phần cứng ảo và thường nằm trên một cụm phần cứng như VMs sản xuất. Do đó người dùng phải tạo một cụm quản lý riêng cho VCSA với phần cứng và giấy phép bổ sung để hạn chế ảnh hưởng tới cơ sở dữ liệu.

VMware vCenter Server xuất hiện từ bao giờ

vSphere 6.7 và vCenter 6.7 là những phiên bản cuối cùng mà hệ điều hành Windows

Kiến trúc máy chủ VMware vCenter Server 

Bên cạnh lịch sử phát triển, đặc điểm và kiểu kiến trúc của vCenter là gì cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. vCenter Server được kiến tạo từ ba yếu tố cốt lõi là vCenter Single Sign-On, vSphere Web Client và vCenter Server Database. Cụ thể:

  • vSphere Web Client được xem như một giao diện của người dùng ứng dụng vCenter Server. Quản trị viên có thể cài đặt và xử lý các đối tượng trong khi triển khai vSphere. Đồng thời cung cấp quyền truy cập vào máy ảo qua bảng điều khiển. Dựa trên HTML5 trong vSphere 6.5, VMWare đã giới thiệu một phiên bản vSphere Client mới. Mặt khác, công ty cũng cho biết họ sẽ ngừng sử dụng ứng dụng web dựa trên Flash trong phiên bản vSphere tiếp theo.
  • vCenter Single Sign-On được giới thiệu từ phiên bản vSphere 5.1, là một nhà môi giới xác thực. Người dùng sẽ nhận được mã thông báo bảo mật, cho phép truy cập toàn bộ vSphere mà không phải xác thực điều kiện nào khác.

Tính năng VMware vCenter Server

Vậy tính năng của VMWare vCenter là gì và nó được ứng dụng như thế nào. Hãy cùng Bizfly Cloud giải mã trong phần cuối của bài viết nhé!

  • Tính năng Multi-hypervisor management cung cấp cho các máy chủ VMWare và Microsoft Hyper-V quyền quản lý tích hợp.
  • Tính năng tự động hoá cấu hình máy chủ ESX và ESXi (VMWare Host Profiles): Nó đóng vai trò như một kế hoạch chi tiết cho mọi máy chủ khác, giúp quản trị viên của vSphere tạo cấu hình tiêu chuẩn. Đồng thời VMWare Host Profiles cũng hỗ trợ tự động hoá tuân thủ cấu hình đó trên tất cả máy chủ hoặc cụm.
  • Tính năng tự khởi động lại máy ảo (Automatic VM restart): vSphere được VMWare vCenter Server sử dụng để gộp các máy ảo và máy chủ thành cụm. vSphere HA tự khởi động lại máy ảo trên trang chủ khác trong cụm nếu máy chủ bị lỗi.
  • Tính năng quản lý bản vá (Patch management): Máy chủ ESXi cùng với một số máy ảo Microsoft và Linux sẽ được trình quản lý cập nhật vSphere VUM tự động quét và vá.
  • Tính năng vRO (vRealize Orchestrator): Trình cắm vCenter Server sẽ tự động hoá các tác vụ sử dụng quy trình làm việc nhờ trình cắm vCenter Server được tích hợp với vRealize Suite và vCloud Suite.
  • Tính năng quản lý nhật ký (vRealize Log Insight cho vCenter Server): Trang tổng quan của phần mềm quản lý nhật ký này có thể tuỳ chỉnh để phân tích dữ liệu nhật ký hệ thống, xác định và khắc phục các sự cố.
  • Tính năng vCenter Server Linked Mode: Nó giúp quản trị viên có thể nhìn nhận chân thực về việc triển khai vSphere. Mặt khác, chế độ liên kết để kết nối nhiều hệ thống máy chủ vCenter và cấp quyền chia sẻ thông tin cũng hỗ trợ khá nhiều.
  • Tính năng vMotion trong ESX di chuyển nóng một máy ảo giữa hai máy chủ khác nhau mà không cần tắt VM. ESX sẽ gửi bộ nhớ từ VM ban đầu tới một VM khác, kiểm tra dữ liệu được thay đổi và gửi dữ liệu đó. Các thay đổi cuối cùng trong RAM chuyển đi và khởi động lại VM mới. Quá trình này được thực hiện để giảm thiểu thời gian treo VM.
  • Tính năng mở rộng từ việc sử dụng vCenter Server để quản lý máy chủ ESX/ESXi là Enhanced vMotion Compatibility (EVC). Tính năng này giúp thúc đẩy phần cứng từ AMD và Intel để khả năng tương thích CPU tốt hơn trong hệ thống máy chủ VMWare DRS cluster.

Có thể nói, vCenter có nhiều ưu điểm trong việc theo dõi hiệu suất cũng như ngăn chặn truy cập trái phép khi triển khai VM. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được vCenter là gì, lịch sử ra đời và các tính năng nổi bật của nó. 

Nếu bạn cần tư vấn thêm về các dịch vụ công nghệ thông tin, hãy liên hệ với Bizfly Cloud theo hotline 02473028888 hoặc 02873028888 để được hỗ trợ.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE