Cách phân loại ổ cứng SSD bạn nên biết

1773
21-09-2020
Cách phân loại ổ cứng SSD bạn nên biết

Khi tham khảo giá tiền của các SSD với cùng một phân khúc dung lượng (Ví dụ 120 đến 128GB, 240 đến 256GB), chúng ta có thể thấy giá tiền của riêng phân khúc đó cũng có sự biến động rất lớn mặc dù có dung lượng gần tương đương nhau. Điều này làm cho người mua nếu như không có kiến thức về SSD sẽ không thể biết được SSD nào phù hợp với máy tính và tài chính của mình. Phần sau đâyBizfly Cloud sẽ giúp người đọc phân biệt và nhận biết được một số loại SSD.

Để tiện cho việc phân loại, các loại SSD được nhắc đến dưới đây chỉ đề cập đến các SSD dành cho người dùng cá nhân mà có thể dễ dàng mua và sử dụng.

a. Kiểu dáng (Form)

Hai form phổ biến nhất của SSD là 2.5 Inch và M.2. Ngoài ra SSD còn có một số form khác là mSATA và một loại cắm thẳng trực tiếp vào cổng PCIe trên mainboard (Add-In Card hay AIC).

SSD không có form 3.5 Inch như HDD. Việc thu nhỏ này để đảm bảo việc tương thích với cả laptop và các máy bàn PC sử dụng case: Laptop không thể sử dụng các ổ cứng 3.5 Inch tuy nhiên hầu hết PC case có thể sử dụng cả hai loại 2.5 Inch và 3.5 Inch.

_________________________

o-cung-ssd 6

Ổ cứng Samsung SSD 860EVO có kích thước 2.5 Inch

o-cung-ssd 7

Cổng SATA dùng để cắm SSD và HDD 2.5 Inch trên laptop

Ở trên là hình của Samsung SSD 860 EVO 2.5 Inch và cổng SATA tương ứng vào laptop. Các laptop đang sử dụng HDD sẽ cắm các HDD vào cổng trên. Phần lớn các laptop chỉ có một cổng cắm SATA hoặc không có cổng SATA nào (vẫn có các laptop có 2 hay thậm chí 3 cổng SATA).

_________________________

Một lưu ý rằng cổng trên vẫn được gọi là cổng SATA. Thay vì chỉ có 7 chân (pin) (phần bên trái trên hình) như các cổng SATA trên các mainboard của các máy tính để bàn (hay gọi là PC case), cổng SATA trên laptop còn có 15 chân dùng để cấp nguồn điện cho ổ HDD hay SSD. Với PC case, việc cấp nguồn cho ổ cứng được thực hiện bằng một dây nối từ nguồn, cũng được nối tới 15 chân tương ứng trên ổ cứng.

_________________________

Ngày nay, với việc phổ biến của M.2 SSD, đa số các mainboard cho PC case đều đã có sẵn cổng M.2 và M.2 đã trở thành một trong những cổng tiêu chuẩn trên các mainboard của PC case cùng với các cổng PCIe, SATA,… Tuy nhiên, cổng M.2 vẫn chưa hoàn toàn xuất hiện trên tất cả các laptop mới, vẫn còn một số laptop chỉ có cổng SATA mà không có cổng M.2 cho ổ cứng.

o-cung-ssd 8

Cổng M.2

o-cung-ssd 9

Corsair SSD MP510

_________________________

Trên laptop, một cổng M.2 được sử dụng cho card Wifi. Loại cổng M.2 này khác với các cổng M.2 dành cho ổ cứng SSD nên không thể cắm trực tiếp ổ SSD vào cổng M.2 cho Wifi và ngược lại.

_________________________

Với các SSD M.2, chúng ta có một số loại kích thước thay vì một kích thước như các ổ cứng 2.5 Inch, trong đó loại phổ biến nhất là 2280 (có nghĩa là 22mm chiều rộng và 80mm chiều dài). Các loại kích thước có trên thị trường tương ứng với một số máy tính sử dụng như sau, với hai chữ số đầu là chiều rộng và hai (hoặc 3) chữ số sau là chiều dài:

- M.2 2230: Được dùng trên các Surface Laptop 3 và Surface Pro X

- M.2 2242: Có sẵn cổng trên mainboard của Lenovo ThinkPad L460

- M.2 2260: Được dùng trên HP zbook 17 G2

- M.2 2280: Được dùng và có sẵn cổng trên hầu hết các máy hỗ trợ cổng M.2

- M.2 22110: Một số mainboard của dòng Acer Predator 15 và Acer Predator 17 có hỗ trợ kích thước 22110, tuy nhiên, việc lắp các SSD 2280 là hoàn toàn có thể do có kích thước nhỏ hơn.

Ngoài kích thước, cổng M.2 còn có hai loại chuẩn giao tiếp là AHCI và NVMe, kết hợp với các cổng M.2, cổng PCIe và cổng SATA, hai loại bus là PCIe và SATA, ta sẽ tóm gọn lại các loại SSD SATA và M.2 trong bảng dưới đây:

PCIe và SATA vừa là tên gọi của hai loại bus, vừa là tên gọi của hai loại cổng kết nối.

Để tiện cho việc so sánh, bảng sau chỉ so sánh các ổ đến từ Samsung cho từng loại.

Cổng

M.2

M.2

M.2

SATA

Chuẩn giao tiếp

NVMe

AHCI

AHCI

AHCI

Bus

PCIe

PCIe

SATA

SATA

Form ổ

M.2

M.2

M.2

2.5 Inch (3.5 Inch với HDD)

Tên ổ

SSD Samsung 960 Pro 512Gb PCIe 3.0x4, NVMe M2.2280 (MZ-V6P512)

SSD Samsung SM951 512Gb PCIe AHCI M2.2280 (MZ-HPV5120)

SSD Samsung 860 EVO 500GB M2 2280 SATA III (MZ-N6E500BW)

SSD Samsung 860 EVO 512GB 2.5-Inch SATA III (MZ- 76P512BW)

Năm sản xuất ổ

2016

2015

2017

2017

Tốc độ đọc tuần tự

3500 MB/s 

1080MB/s

550MB/s

560MB/s

Tốc độ ghi tuần tự

2100 MB/s

1060MB/s

520MB/s

530MB/s

_________________________

Các loại còn lại không có trên thị trường. Ví dụ, không có loại SSD nào sử dụng cổng SATA với chuẩn giao tiếp NVMe. Thêm nữa, trong 4 loại trên, loại sử dụng chuẩn giao tiếp AHCI với Bus PCIe đã không còn sản xuất nữa.

_________________________

Ngoài hai loại form ổ là 2.5 Inch và 3.5 Inch, ta có hai loại form ổ khác là mSATA và AIC. SSD mSATA đã từng xuất hiện trên các laptop của một số hãng những năm 2009 đến 2015, tuy nhiên hiện tại các hãng sản xuất đã dần thay thế bằng các ổ SSD M.2.

o-cung-ssd 10

Samsung SSD 860 EVO mSATA

o-cung-ssd 11

Cổng mSATA

_________________________

mSATA có kích thước chiều rộng là 30mm, khác với M.2 là 22mm. Ổ cứng mSATA chỉ có một kích thước chiều rộng duy nhất là 51mm.

_________________________

o-cung-ssd 12

Intel 750 Series AIC 400GB PCI-Express 3.0 x4

Các ổ cứng SSD AIC được cắm trực tiếp vào các cổng PCIe của mainboard PC case (AIC không dùng được cho laptop). Do việc chiếm diện tích lớn, đồng thời như đã nói ở trên, các mainboard dần hỗ trợ cổng M.2 nên loại ổ cứng này không phổ biến đối với người dùng cá nhân.

b. Bus giao tiếp (Bus Interface)

Với chỉ với kiểu dáng, chúng ta đã có tới 3-4 loại SSD khác nhau. Tuy nhiên, các SSD còn được phân biệt bởi bus giao tiếp. Có hai loại bus giao tiếp mà các SSD dành cho người dùng cá nhân sử dụng đó là SATA và PCIe. Và đây cũng chính là một trong những lí do làm người dùng mua nhầm ổ không phù hợp với máy tính của mình nhất.

Trước tiên, các loại form ổ sử dụng đúng một loại bus giao tiếp là 2.5 Inch, mSATA và AIC. Form ổ 2.5 Inch và mSATA sử dụng chỉ một loại bus là SATA, các SSD AIC sử dụng một loại bus là PCIe. Còn các form ổ M.2 sử dụng cả hai loại bus là SATA và PCIe. Nếu như cắm loại SSD sử dụng bus SATA vào cổng M.2 chỉ hỗ trợ PCIe và ngược lại, cắm các loại SSD sử dụng bus PCIe vào cổng M.2 chỉ hỗ trợ SATA thì sẽ không sử dụng được ổ SSD.

o-cung-ssd 13

Hai loại cổng M.2 B key và M key cùng với 3 loại chân cắm

Có hai loại cổng cắm M.2 dành cho SSD trên mainboard chính là B Key và M Key như trên hình. Loại chân cắm M Key chắc chắn sẽ hỗ trợ PCIe x 4 (hay 4 lane PCIe), còn loại B Key chắc chắn hỗ trợ SATA. Vậy M Key có hỗ trợ SATA và B Key có hỗ trợ PCIe không? Câu trả lời là tùy thuộc vào loại mainboard, để chắc chắn cách duy nhất là đọc cấu hình của mainboard hay laptop của nhà sản xuất đưa ra.

_________________________

Tuy M.2 B Key có thể hỗ trợ PCIe nhưng số lane cao nhất mà cổng M.2 B Key hỗ trợ là 2 (PCIe x 2). Còn loại SATA mà cả hai loại cổng nếu hỗ trợ đều sẽ là SATA 3.0.

_________________________

Do chỉ có cổng M.2 M Key hỗ trợ PCIe x 4 nên các ổ SSD sử dụng PCIe x 4 đều sẽ có chân cắm dạng M Key. Vậy các ổ SSD sử dụng SATA sẽ có chân cắm dạng B Key? Rất tiếc, không có loại M.2 nào có chân cắm dạng B Key nào trên thị trường. Tất cả các loại SSD sử dụng SATA đều có chân cắm B & M Key.

_________________________

Một số loại mainboard sử dụng cổng M.2 M Key có thể hỗ trợ cả SSD PCIe và SSD SATA nên các SSD SATA thiết kế như vậy để đảm bảo việc sử dụng cho cả các cổng M.2 M Key.

_________________________

c. Công nghệ flash NAND

Các loại SSD phổ biến lưu trữ dữ liệu trên các bộ nhớ flash NAND, và tùy thuộc công nghệ sắp xếp các bit dữ liệu trên mỗi ô nhớ (cell), ta sẽ có các loại SSD SLC, MLC, TLC và QLC là viết tắt của Single-Level Cell, Multi-Level Cell, Triple-Level Cell và Quad-Level Cell. 

Đúng với tên gọi, mỗi loại sẽ chứa số bit dữ liệu trên một ô nhớ là 1 với SLC, 2 với MLC, 3 với TLC và 4 với QLC. Các bộ nhớ SLC sẽ có vòng đời lớn nhất, độ trễ nhỏ nhất trong các loại, tuy nhiên giá tiền của SLC lại đắt nhất. Với MLC, TLC và QLC, giá tiền sẽ lần lượt rẻ hơn loại trước những đồng thời vòng đời sẽ nhanh hết hơn và độ trễ sẽ lớn hơn.

o-cung-ssd 14

SLC, MLC và TLC

Cũng vì giá tiền SLC rất đắt, nên các SSD SLC hầu như ít được sử dụng trên các SSD dành cho người dùng cá nhân. Cũng vì lí do đó, SSD thời kì trước đây chưa được dùng phổ biến cho việc sử dụng làm ổ cứng trên các PC và laptop. Các công nghệ như MLC, TLC và QLC được ra đời giúp giá tiền SSD giảm và dễ tiếp cận đến người dùng cá nhân hơn.

o-cung-ssd 15

Samsung SSD 860 QVO, SSD sử dụng bộ nhớ QLC

Còn một loại MLC nhắm đến thị trường doanh nghiệp như trung tâm dữ liệu và server là eMLC, được tối ưu hóa để tăng hiệu năng so với MLC và giá thành rẻ hơn SLC.

PLC (Penta-Level Cell) đang được nghiên cứu và phát triển, mục tiêu giúp làm giảm giá thành của SSD thêm nữa so với QLC.


Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Tìm hiểu về cách lựa chọn SSD tại đây:  Cách lựa chọn ổ cứng SSD

SHARE