Cách reset win 10 không bị lỗi cho laptop, máy tính
Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc phải reset win 10 về trạng thái như lúc mới cài đặt chưa? Trong trường hợp bạn là 1 người dùng máy tính thông thường thì rất có thể trong quá trình sử dụng bạn đã vô tình cài phải nhiều phần mềm rác. Cũng có thể máy tính của bạn bị nhiễm virus hoặc adware dẫn đến việc máy chạy chậm, hay xuất hiện những trang web quảng cáo mà bạn không cần đến khi mở các trình duyệt Chrome hay FireFox chẳng hạn.
Lúc này bạn cần reset Win 10 để phục hồi lại trạng thái cài đặt ban đầu. Tuy nhiên, nếu cần thiết thì vẫn có cách để giữ lại các file lưu trữ cá nhân. Trong bài viết dưới đây, BizFLy Cloud sẽ giới thiệu đến bạn một số cách reset Win 10 không bị lỗi cho laptop, máy tính.
Những vấn đề sau khi reset win 10?
Trước khi tìm hiểu những cách reset Win 10, bạn cần phải biết tình trạng máy tính của mình sau khi reset như thế nào? Một số vấn đề sau khi reset lại Win 10:
- Đối với các tập tin được lưu trữ trong PC: bạn có thể chọn lựa phương án giữ lại hoặc xóa sạch bằng các tùy chọn mặc định được thiết lập sẵn của Windows. Nếu bạn có nhiều ổ đĩa được phân vùng trong Windows bạn có thể lựa chọn chỉ reset lại ổ Windows hoặc reset toàn bộ những ổ đĩa khác nữa.
- Các ứng dụng, chương trình, driver từ trước tới giờ bạn tải về và sử dụng sẽ bị xóa sạch.
- Nếu trong quá trình sử dụng bạn tạo nhiều tài khoản User khác nhau thì chúng cũng sẽ bị xóa triệt để
Cuối cùng, hệ điều hành Win 10 sau khi reset sẽ tự động trả về trạng thái cài đặt mặc định ban đầu.
Vì sao cần phải reset win 10?
Có rất nhiều lý do khiến cho người dùng cần tìm cách reset Win 10:
- Một là do tốc độ làm việc của máy tính bị chậm sau một thời gian sử dụng. Thường thì là do bạn không biết cách chăm sóc và dọn dẹp file tạm, file rác và gỡ bỏ những ứng dụng không cần dùng tới nữa hoặc vô tình cài đặt phải.
- Thứ 2 là máy tính của bạn rất có thể bị nhiễm virus hoặc nhiễm phải mã độc hay các chương trình adware. Điều này vô cùng nguy hiểm vì bạn có thể bị tin tặc tấn công và lấy cắp dữ liệu cá nhân bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, các chương trình quảng cáo có thể liên tục bật lên khi bạn mở trình duyệt khiến cho bạn cảm thấy hết sức khó chịu mà không có cách nào gỡ bỏ nó đi.
- Cuối cùng là máy tính của bạn bị lỗi Win khiến bạn không thể sử dụng tiếp tục được nữa…
Tổng hợp các cách reset windows 10
Có nhiều cách reset Win 10. Sau khi cân nhắc lợi ích và ảnh hưởng của việc reset lại Win 10, hãy chọn cho mình cách reset Win 10 thích hợp nhất với trường hợp của từng cá nhân nhé. Cùng theo dõi tiếp các cách reset Win 10 phổ biến nhất dưới đây.
Cách reset win 10 giữ lại file cá nhân
Như đã đề cập ở trên, bạn có thể reset lại Win 10 mà vẫn giữ lại được các file cá nhân đã lưu trong máy tính. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần truy cập vào ứng dụng cài đặt (setting) trên Win 10. Bạn có thể bấm tổ hợp phím Window+I hoặc chọn Start – setting.
Bước 2: Khi giao diện setting hiện ra, bạn tìm đến mục Update & security và ấn Click.
Bước 3: Khung bên trái của cửa sổ sẽ hiện ra nhiều tùy chọn cập nhật và bảo mật, hãy tìm đến tùy chọn Recovery và nhấn vào nó.
Bước 4: Để mở cửa sổ tùy chọn kết quả restart, Bạn hãy bấm vào nút Get Started trong mục Reset this PC.
Bước 5: Sẽ có một cửa sổ có tên Choose an option hiện lên, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy hai tùy chọn là giữ lại file cá nhân (Keep my files) và xóa toàn bộ mọi thứ (Remove everything). Như đã đề cập ở trên, đây là cách reset Win 10 giữ lại file cá nhân nên bạn hãy dùng tùy chọn Keep my files. Điều này có nghĩa là bạn sẽ xóa được toàn bộ cài đặt và ứng dụng trong máy tính nhưng giữ lại được các file cá nhân.
Bước 6: Màn hình sẽ tự động hiển thị tất cả các ứng dụng mà bạn sẽ gỡ bỏ khi sử dụng cách reset Win này. Hãy bấm chọn Next để tiếp tục quá trình reset.
Bước 7: Màn hình lúc này sẽ tự động hiện cảnh báo. Nội dung chủ yếu là thông báo cho bạn biết bạn không thể khôi phục lại trạng thái sau cùng nếu bấm chọn reset máy tính về phiên bản ban đầu. Hãy bấm chọn Next để tiếp tục.
Bước 8: Máy tính sẽ hỏi bạn có sẵn sàng reset lại máy chưa (Ready to reset this PC) và thông báo 1 lần nữa những thứ bạn sẽ mất và còn lại khi chọn cách reset Win 10 này. Nếu đã sẵn sàng, hãy bấm chọn nút Reset để bắt đầu quá trình khôi phục lại trạng thái Win 10 ban đầu. Toàn bộ quá trình Reset máy sẽ kéo dài trong khoảng từ 20 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé. Xem hình minh họa dưới đây.
Bước 9: Cuối cùng, bạn hãy chờ đợi cho quá trình reset Win 10 hoàn tất. Khi hoàn tất màn hình Lock Screen sẽ hiện ra. Lúc này bạn chỉ cần đăng nhập tên Admin và Password để mở máy tính ra và sử dụng như phiên bản cài đặt Win 10 đầu tiên của mình.
Cách reset win 10 xóa sạch mọi thứ
Như đã đề cập ở trên, đây là cách reset Win 10 xóa sạch mọi thứ trong đó xóa luôn cả những files cá nhân của bạn, mục đích là để khôi phục hoàn toàn phiên bản Win 10 ban đầu. Các bước thực hiện như sau:
Từ bước 1 đến bước 4: Làm tương tự như phần 1. Mở setting – Update & Security – Recovery- Get Started ở cửa sổ Reset this PC. Kết thúc bước 4 màn hình sẽ giống như bước 4 của phần 1.
Bước 5: Cửa sổ Choose an option sẽ hiện lên giống như phần 1, chỉ khác là lúc này bạn hãy bấm chọn Remove everything thay vì chọn Keep my files như phần 1.
Bước 6: Đây là cách reset Win 10 xóa sạch mọi thứ. Tuy nhiên nếu máy tính của bạn có từ 2 ổ trở lên thì màn hình tiếp theo sẽ xuất hiện thông báo như hình bên dưới.
Ý nghĩa của thông báo này là muốn cho bạn biết PC của bạn có hơn 1 ổ đĩa. Lúc này bạn cần chọn Remove files ở chỉ 1 ổ đĩa cài đặt Windows thôi hay là muốn xóa sạch hoàn toàn files từ tất cả các ổ đĩa. Đối với cách reset Win 10 này, bạn nên chọn phương án thứ 1 để giữ lại files của những ổ đĩa không cài đặt Windows. Nếu bạn chọn phương án thứ 2 nghĩa là xóa toàn bộ files từ tất cả các ổ đĩa thì trước tiên bạn nên chép những dữ liệu quan trọng ra USB hoặc ổ cứng di động trước khi tiến hành cài lại Win 10.
Bước 7: Nếu bạn chọn phương án thứ 2 (All drives) hãy bấm chọn “Show me the list of drives that will be affected”. Mục đích của việc này là để xem tất cả các ổ đĩa sẽ bị xóa dữ liệu trong cách reset Win 10 này. Còn nếu bạn chọn phương án thứ 1 thì tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo sau đây.
Bước 8: Cửa sổ Do you want to clean the drives, too sẽ hiện ra tiếp tục gợi ý cho bạn 2 cách xóa files trong ổ đĩa cài đặt Windows.
Nếu chọn cách thứ 1 “just remove my files” có nghĩa là bạn chỉ cần xóa file nhanh chóng. Cách reset Win 10 này rất phù hợp cho bạn nào muốn reset lại máy để tiếp tục sử dụng nó tốt hơn. Còn nếu bạn chọn “Remove files and clean the drive” nghĩa là bạn muốn xóa bỏ triệt để mọi thứ trong ổ đĩa và không thể khôi phục lại được. Đây là cách reset Win 10 phù hợp với những bạn nào dự định bán hoặc cho tặng máy tính của mình.
Bước 9: Cửa sổ cảnh báo sẽ hiện ra thông báo cho bạn biết việc gỡ bỏ toàn bộ các chương trình trên máy tính Win 10. Bạn chỉ cần chọn Next để tiếp tục quá trình reset của mình. Khi thấy màn hình Ready to reset this PC hiện ra, hãy bấm nút reset để tiến hành quá trình reset nhé.
Cách reset Win 10 này thường mất từ 20 phút đến 2 tiếng để hoàn tất. Quá trình reset Win 10 này nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào kích thước các tập tin, chương trình trong máy tính cũng như phụ thuộc vào các tùy chọn mà bạn đã chọn ở trên.
Sau khi quá trình reset Win 10 hoàn tất, tương tự như cách reset Win 10 mà chúng tôi đề cập tới ở phần 1, màn hình Lock Screen sẽ hiện lên. Hãy nhập tên Admin và Password để truy cập vào máy tính và tận hưởng thành quả nhé.
Cách reset windows 10 thông qua BooT
Boot có thể hiểu đơn giản là quá trình khởi động của máy tính. Trong cách reset Win 10 thông qua BooT, bạn cần Boot vào tùy chọn Advanced Startup của PC. Sau đó hãy bấm vào tùy chọn Troubleshoot như hình bên dưới.
Bước 1: Chọn Troubleshoot từ Advanced Startup
Bước 2: Bấm chọn Reset this PC ở cửa sổ mới hiện lên như hình bên dưới.
Bước 3: Tới bước này thì hộp thoại choose an option hiển thị giống như cách reset win 10 ở phần 1 và phần 2 của bài viết này. Bạn chỉ cần chọn 1 trong 2 tùy chọn tương tự: Keep my files (giữ lại file cá nhân) và Remove everything (xóa toàn bộ). Trong trường hợp này mình chọn phương án Remove everything.
Bước 4: Thông báo Insert Media hiện ra. Để có thể tiếp tục quá trình reset máy bạn phải chèn ổ Recovery hoặc Windows 10 Installation media vào.
Bước 5: Sau đó chèn Windows 10 installation để tiếp tục quá trình Reset.
Bước 6: Giống như cách reset Win 10 ở phần 2 của bài viết này, lúc này bạn cũng sẽ có 2 lựa chọn là xóa chỉ 1 ổ chứa bộ cài Windows hay là xóa tất cả các ổ.
Bước 7: Bạn hãy lựa chọn 1 trong 2 tùy chọn Just remove my files (có thể khôi phục dữ liệu) hoặc Fully clean the drive (không khôi phục được dữ liệu) xuất hiện như hình bên dưới.
Bước 8: Để tiếp tục cách reset win 10 này, hãy bấm chọn nút Reset như hình dưới đây.
Bước 9: Sau khi chọn reset, kiên nhẫn đợi 1 khoảng thời gian để quá trình reset hoàn tất. Sau đó, hãy chọn lựa cài đặt cấu hình của máy như ngôn ngữ, giờ giấc…rồi bấm Next để tiếp tục.
Bước 10: Màn hình sẽ xuất hiện 1 cửa số mới yêu cầu chấp nhận 1 số chính sách của Microsofts. Bấm Accept để tiến hành tiếp tục cách reset win 10 bằng Boot.
Bước 11: Hệ thống yêu cầu bạn thiết lập kết nối mạng. Bấm chọn next sau khi thiết lập xong.
Bước 12: Khi bạn làm theo cách reset win 10 bằng Boot, đến bước này có 2 chọn lựa để tiếp tục quá trình cài đặt là Customize settings hoặc Use express setting. Bạn chỉ cần chọn 1 trong 2 sau đó tiếp tục làm theo các hướng dẫn trên màn hình và nhấn vào Next để chuyển sang các bước tiếp theo.
Bước 13: Sau khi quá trình cài đặt kết thúc thì bạn sẽ nhìn thấy giao diện Win 10 ở trạng thái cài đặt ban đầu. Việc này cũng đồng thời kết thúc cách reset win 10 bằng Boot ở đây.
Trên đây là tổng hợp một số cách reset win 10 không bị lỗi cho laptop, máy tính. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tìm ra cách reset win 10 phù hợp nhất để áp dụng cho máy tính của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi.