An ninh mạng - Những khái niệm quan trọng trong bảo mật thông tin
Ngày nay, việc sử dụng thông tin trên Internet ngày càng được mở rộng cho nhiều ngành nghề và lĩnh vực. Bên cạnh đó, người dùng cũng phải đối mặt với những nguy cơ rò rỉ thông tin, bị xâm hại quyền riêng tư trong quá trình sử dụng mạng. Do đó, vấn đề về an ninh mạng được xem là một vấn đề nan giải, đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan chính quyền để có các biện pháp xử lý quyết liệt hơn. Vậy an ninh mạng là gì? Trong bài viết dưới đây, Bizfly Cloud sẽ giúp người dùng có thêm nhiều kiến thức và thông tin cần thiết về an ninh mạng. Cùng tìm hiểu nhé!
An ninh mạng là gì?
Các tổ chức cần có một khuôn khổ tốt nhằm hướng dẫn, xác định các cuộc tấn công mạng, đồng thời bảo vệ hệ thống, phát hiện và đối phó với các mối đe dọa cũng như phục hồi sau những cuộc tấn công.
Trước đây, an ninh thông tin là thuật ngữ để mô tả các biện pháp bảo mật vật lý, nhằm bảo vệ những thông tin quan trọng của chính phủ và doanh nghiệp khỏi bị truy cập công khai, cũng như chống lại việc bị tiêu hủy hoặc thay đổi dữ liệu. Những biện pháp này bao gồm việc lưu trữ tài liệu có giá trị trong tủ hồ sơ hoặc két được khóa cẩn thận, hạn chế di chuyển đến những khu vực lưu trữ. Với sự phổ biến của máy tính và các phương tiện truyền thông điện tử, cách truy cập dữ liệu cũ đã thay đổi hoàn toàn. Cụ thể, hệ thống máy tính được kết nối với nhau tạo thành một mạng máy tính, cho phép chia sẻ tài nguyên, dữ liệu nội bộ.
An ninh mạng được định nghĩa là bảo đảm hoạt động trên không gian mạng mà không gây hại đến an ninh quốc gia, an toàn trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Có thể nói, an ninh mạng là vấn đề mang tính toàn cầu, do sở hữu những đặc trưng là tính xuyên biên giới.
An ninh mạng hoạt động như thế nào?
Có nhiều người không hiểu rõ bản chất an ninh mạng là gì? Cách thức hoạt động ra sao để sử dụng. Mọi người cần biết việc bảo vệ khỏi các tổn hại liên quan đến phần cứng, phần mềm cũng như các dữ liệu trong máy tính rất quan trọng.
Chính vì thế, các chuyên gia đã xây dựng nên công cụ an ninh mạng hoạt động qua cơ sở hạ tầng chặt chẽ. Cụ thể, phần mềm được chia thành ba phần gồm:
Bảo mật công nghệ thông tin
Đây là công cụ bảo vệ dữ liệu ở những nơi chúng được lưu trữ và khi chuyển sang các mạng lưới khác. Trong khi an ninh mạng bảo vệ dữ liệu số, bảo mật công nghệ thông tin cũng như dữ liệu kỹ thuật số.
Tuy nhiên, loại ứng dụng này còn giúp đảm bảo chặt chẽ các dữ liệu vật lý khỏi các tấn công khác.
An ninh mạng
Công cụ có chức năng bảo đảm dữ liệu số trên tất cả các mạng lưới, máy tính cũng như các thiết bị cá nhân nằm ngoài vùng truy cập. Hạn chế tối đa tình trạng các phần mềm độc hại tiếp cận phá hủy thông tin dữ liệu.
An ninh máy tính
Ứng dụng này là tập hợp con của an ninh mạng. Vì thế, an ninh máy tính có chức năng bảo mật khi sử dụng phần cứng và phần mềm. Nhờ thế, công cụ giúp bảo vệ mọi dữ liệu từ máy tính đến các thiết bị khác.
Không chỉ vậy, an ninh máy tính còn bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được an toàn. Công cụ hoạt động liên tục nhằm loại bỏ các dữ liệu độc hại, hoặc bị đánh cắp.
Với cơ chế hoạt động bảo mật khắt khe, tuy nhiên ứng dụng này cũng có những mối đe dọa nguy hiểm. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về mối đe dọa an ninh mạng, hãy đọc tiếp những thông tin được cung cấp trong phần dưới đấy.
Các mối đe dọa an ninh mạng
Các mối đe dọa an ninh mạng vẫn tiếp tục tăng nhanh bởi qua các năm, số lượng vi phạm dữ liệu ngày càng nhiều. Theo báo cáo của Risk Based Security có rất nhiều trường hợp vi phạm.
Cụ thể, trong những tháng đầu năm 2019 đã có gần 8 tỷ trường hợp vi phạm dữ liệu được ghi lại. Đây là con số cao gấp đôi so với năm 2018. Điều này chứng tỏ những mối đe dọa rình rập ngày một tăng cao và nguy hiểm hơn.
Những dịch vụ y tế, bán lẻ, thực thể công là những thành phần gặp nhiều vi phạm. Cách chuyên gia nhận định, hầu hết tội phạm đều muốn tấn công vào lĩnh vực này.
Bởi những dữ liệu liên quan đến tài chính, y tế rất dễ để thu thập qua mạng nhằm gián điệp và tấn công khách hàng.
Vì quy mô đe dọa đến an ninh mạng ngày càng tăng nên tập đoàn dữ liệu quốc tế (International Data Corporation) đã đưa ra dự đoán vô cùng quan trọng.
Đến năm 2022, thế giới sẽ phải đối diện với số tiền khổng lồ nhằm giải quyết các tình trạng vi phạm. Chính phủ trên toàn cầu đều cùng nhau đấu tranh, ra sức giúp đỡ các doanh nghiệp. Nhiều công ty tạo lập hệ thống an ninh mạng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Người ta phân chia mối đe dọa đến an ninh mạng gồm 3 thành phần chính:
- Tội phạm mạng (Cybercrime): gồm các cá nhân hoặc nhóm tội phạm với mục đích là tập trung vào tài chính hay muốn đánh sập hệ thống.
- Tấn công mạng (Cyber Attack): liên quan đến những động cơ về vấn đề chính trị.
- Khủng bố mạng (Cyberterrorism): mục đích nhằm phá hỏng hệ thống điện tử gây hoảng loạn và sợ hãi.
Ngoài hiểu được an ninh mạng là gì, mối đe dọa an ninh mạng như thế nào, mọi người cũng cần hiểu rõ một số phần mềm ảnh hưởng trực tiếp đến ứng dụng. BizFly Cloud sẽ đề cập một trong những số đó chính là: Malware.
Malware độc hại liên quan đến an ninh mạng
Malware là một trong những mối đe dọa phổ biến nhất hiện nay. Đây là phần mềm mà các đối tượng mạng tạo ra với những mục đích nguy hiểm. Chúng muốn ngăn chặn, hủy máy chủ của người dùng.
Malware được phát tán dưới dạng tệp đính kèm từ email và những ứng dụng tưởng chừng như an toàn. Các đối tượng sử dụng Malware đều nhằm mục đích kiếm tiền phục vụ cho các động cơ chính trị. Từ đó, chúng hướng đến việc sản xuất ra những cuộc tấn công mạng.
Có thể phát hiện một số loại Malware phổ biến bao gồm:
- Virus: Chương trình tự nhân chủng thường thấy nhất, bám vào các file an toàn sau đó phát tán toàn bộ hệ thống máy
- Trojans: Malware ngụy trang trong các phần mềm an toàn, phá huỷ và thu thập dữ liệu
- Spyware: Chương trình bí mật lấy hết những hoạt động trên máy tính của người dùng và có thể lợi dụng các thông tin đó nhằm đưa virus vào máy.
- Ransomware: Phần mềm khóa file, dữ liệu của người dùng sau đó buộc họ phải trả tiền để mở nó.
- Botnets: Đây là mạng lưới các máy bị nhiễm độc, để hoạt động trực tuyến, không cần đến sự cho phép của người dùng
Trước tình trạng nguy hiểm kể trên, các nhà nghiên cứu hàng đầu đã có những cách phòng chống các cuộc tấn công này. Nhờ thế mà tình hình an ninh cũng vẫn trong tầm kiểm soát và an toàn cho người dùng.
Cách phòng chống tấn công mạng
Hiện nay, vì việc tấn công từ các đối tượng gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sử dụng máy tính của người dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp và cá nhân cần biết cách tự đề phòng, tránh xa khỏi những đe dọa từ thế giới ảo. Một số cách phòng chống tấn công mạng hiệu quả như:
- Thường xuyên cập nhật ứng dụng và hệ điều hành: Điều này giúp người dùng phòng tránh được những lỗ hổng về an ninh một cách nhanh chóng.
- Sử dụng phần mềm anti-virus: Đây là giải pháp được nhiều người sử dụng nhất vì nó có thể phát hiện và tiêu diệt các mối đe dọa một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, để sử dụng anti-virus một cách có hiệu quả, người dùng cần cập nhật phiên bản mới thường xuyên để có thể được bảo vệ ở mức độ cao nhất.
- Sử dụng các dạng mật khẩu khó nhớ: Việc thay đổi mật khẩu không dễ dàng để đoán sẽ giúp người dùng thoát khỏi nguy cơ máy tính của mình bị tấn công.
- Hạn chế việc mở email từ những nguồn không xác định: Việc mở email từ những nguồn khác nhau cũng rất dễ khiến các phần mềm, ứng dụng trong máy tính bạn bị xâm nhập.
- Không click vào các đường link từ email, website không rõ nguồn gốc.
- Tránh việc sử dụng wifi không có bảo mật ở nơi công cộng: Hệ thống mạng không có mật khẩu bảo vệ sẽ khiến các phần mềm dễ dàng bị tấn công.
Bài viết trên đã giới thiệu và đi sâu để người dùng hiểu rõ an ninh mạng là gì?. Trong thời đại của công nghệ thông tin, có rất nhiều đối tượng muốn tấn công nhiều hệ thống quan trọng. Mục đích của chúng nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân. Vì vậy người dùng cần có cách sử dụng và bảo vệ máy tính cũng như dữ liệu của mình được an toàn, hiệu quả nhất.