503 service unavailable là gì? Hướng dẫn cách khắc phục chi tiết
503 Service Unavailable là một mã phản hồi HTTP, chỉ ra rằng máy chủ chưa sẵn sàng để xử lý yêu cầu. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu cụ thể, nguyên nhân gây lỗi 503 service unavailable và cách khắc phục.
Lỗi 503 service unavailable là gì?
Lỗi 503 service unavailable tạm dịch: Dịch vụ không khả dụng cho biết rằng máy chủ web tạm thời không thể xử lý yêu cầu. Nó được gọi là lỗi 503 vì đó là mã trạng thái HTTP mà máy chủ web sử dụng để xác định loại lỗi. Nguyên nhân gây ra lỗi 503 có rất nhiều, nhưng hai lý do phổ biến nhất là: máy chủ bị bị quá tải khi tiếp nhận các yêu cầu của người dùng hoặc máy chủ đang thực hiện bảo trì.
Lỗi 503 service unavailable khác với lỗi 500, lỗi 500 xảy ra khi có thứ gì đó ngăn máy chủ xử lý yêu cầu của bạn, trong khi lỗi 503 là máy chủ vẫn ổn, nó chỉ tạm thời ngăn chặn truy cập từ bạn do quá tải.
Cũng giống như các lỗi 5xx khác, các nhà thiết kế trang web có thể tùy chỉnh cách hiển thị lỗi 503. Vì vậy, bạn có thể thấy các lỗi 503 xuất hiện khác nhau trên các trang tìm kiếm. Các trang web cũng có thể sử dụng các tên hơi khác nhau cho lỗi này. Ví dụ: bạn có thể thấy các tên như:
- Dịch vụ http/1.1 không khả dụng
- Lỗi 503
- 503 Dịch vụ tạm thời có sẵn
- Lỗi 503: Dịch vụ không khả dụng
- Dịch vụ không khả dụng - Lỗi DNS
- Lỗi HTTP 503
- HTTP 503
- Lỗi 503 Dịch vụ không khả dụng
Một thông báo lỗi 503 bạn có thể gặp khi lướt web
Nguyên nhân gây ra lỗi 503?
Lỗi HTTP 503 service unavailable xảy ra khi máy chủ không thể xử lý yêu cầu của máy khách. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi 503 service unavailable:
- Máy chủ bị quá tải
Máy chủ nhận được nhiều request hơn mức nó có thể xử lý là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi HTTP 503 service unavailable. Có nhiều lý do để xảy ra tình trạng quá tải: chẳng hạn như lưu lượng truy cập tăng đột biến, hoặc một dự án web phát triển mạnh gây ra tình trạng quá tải nếu tài nguyên không được mở rộng để đáp ứng kịp thời. Ngoài ra còn có thể do phần mềm độc hại, tấn công DDoS.
- Máy chủ ngừng hoạt động để bảo trì, chẳng hạn như cập nhật, bảo mật cơ sở dữ liệu hoặc sao lưu dữ liệu và do đó nó không được kết nối với internet trong suốt quá trình này.
- Ứng dụng bị lỗi hoặc bị định cấu hình sai
Ứng dụng web bị định cấu hình sai cũng có thể khiến lỗi HTTP 503 service unavailable xuất hiện, chẳng hạn như xung đột plugin do WordPress gây ra. Lỗi HTTP 503 service unavailable xảy ra khi máy chủ web của bạn không thể nhận được phản hồi thích hợp từ tập lệnh PHP. Tập lệnh PHP này có thể là một plugin WordPress, một theme hoặc một đoạn code tùy chỉnh hoạt động sai.
- Cấu hình máy chủ DNS không chính xác ở phía máy khách (máy tính hoặc bộ định tuyến) có thể dẫn đến thông báo lỗi HTTP 503 service unavailable. Bản thân máy chủ DNS có thể gặp sự cố tạm thời, dẫn đến request HTTP hiển thị thông báo 'service unavailable'.
Vậy, làm thế nào để khắc phục lỗi 503 service unavailable? Dưới đây là một vài phương pháp giúp bạn nhanh chóng khắc phục lỗi 503.
Cách khắc phục lỗi: 503 service unavailable
Cách khắc phục lỗi 503 service unavailable cho khách truy cập trang web
Nếu bạn truy cập vào web với vai trò là khách, gặp phải lỗi 503 server hãy thử các cách sau để khắc phục.
Làm mới trang web để khắc phục lỗi 503 service unavailable
Lỗi 503 chỉ ra sự cố tạm thời do máy chủ trang web đang bị quá tải, vì vậy bạn có thể làm mới trang bằng cách nhấn F5 để khắc phục sự cố. Hoặc nhấn nút Tải lại trang trên thanh địa chỉ.
Lưu ý: Nếu thông báo lỗi Dịch vụ 503 không khả dụng xuất hiện trong khi thanh toán cho giao dịch mua hàng trực tuyến, hãy lưu ý rằng nhiều lần thử thanh toán có thể sẽ tạo ra nhiều khoản phí.
Khởi động lại router và modem của bạn
Mặc dù lỗi 503 rất có thể vẫn là lỗi của trang web bạn đang truy cập, nhưng có thể sự cố là do cấu hình máy chủ DNS trên router hoặc máy tính của bạn. Hãy khởi động lại router và modem để khắc phục.
Bạn có thể khởi động lại router để khắc phục lỗi 503 service unavailable
Thoát ra và truy cập vào 1 thời gian khác
Lỗi 503 xảy ra thường là do máy chủ quá tải vì thế quay trở lại vào thời điểm khác có thể bạn sẽ không gặp lỗi này nữa.
Do chế độ Improper Firewall Configuration
Tường lửa Firewall là một tính năng bảo vệ máy tính, được tích hợp sẵn trên hệ điều hành windows 10, nó có vai trò như một người gác cổng, quyết định hành vi truy cập nào là an toàn hoặc độc hại. Tuy nhiên, cách hoạt động của tường lửa đôi khi bị nhầm lẫn giữa truy cập an toàn và truy cập độc hại nên dẫn đến lỗi 503 Service Unavailable Error.
Khi gặp lỗi 503 service unavailable, bạn có thể thử tắt tường lửa windows bằng cách sau:
Bước 1: Từ menu Start, gõ "Firewall" để mở Windows Defender Firewall
Bước 2: Cửa sổ Windows Defender Firewall mở ra, bạn tìm đến mục Turn Windows Firewall on or off ở khung bên trái, để bật tắt tường lửa windows 10
Bước 3: Chọn Turn off windows defender firewall như hình bên dưới. Lúc này bạn sẽ thấy hai biểu tượng màu đỏ có dấu X ở giữa xuất hiện.
Thực hiện những thao tác trên xong, bạn tiến hành khởi động lại máy và thử truy cập lại trang web vừa báo lỗi 503 service unavailable.
Cách khắc phục lỗi 503 service unavailable cho quản trị trang web
Tắt bớt các ứng dụng đang chạy
Ứng dụng của web hoặc ứng dụng của hệ điều hành bị dừng đột ngột cũng có thể gây lỗi HTTP 503: Dịch vụ không khả dụng. Bạn hãy khắc phục vấn đề bằng cách sau:
Nếu lỗi xảy ra do một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS), bạn cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ để xem có thể giảm thiểu những gì để tránh điều này xảy ra lần nữa. Bạn cũng cần tăng cường bảo mật hoặc áp dụng các bản vá mà tin tặc có thể sử dụng để tấn công trang web của bạn.
Tăng băng thông cho website
Băng thông mô tả lượng dữ liệu tối đa có thể gửi và nhận qua một kết nối cụ thể trong một giây. Chính vì thế băng thông càng lớn thì tốc độ trao đổi dữ liệu càng nhanh từ đó hạn chế được tình trạng lỗi 503 service unavailable.
Khởi động lại máy chủ
Nếu bạn hoặc quản trị viên web có khả năng làm như vậy, thì đây là một trong những giải pháp hiệu quả nhất. Nếu ứng dụng của bạn trải rộng trên nhiều máy chủ, hãy đảm bảo tất cả được khởi động lại theo cách phù hợp để hệ thống được đưa trở lại trực tuyến như thường.
Kiểm tra lại nhật ký server
Nhật ký server ghi lại thông tin về các hoạt động trên trang web của bạn, từ các trang web được khách truy cập yêu cầu đến các lỗi xảy ra trong hệ thống. Sử dụng thông tin từ nhật ký, bạn có thể xác định và sửa lỗi HTTP 503 service unavailable hiệu quả hơn.
Kiểm tra bảo trì tự động
Máy chủ hoặc ứng dụng của bạn có thể được tự động định cấu hình để ngừng hoạt động phục vụ mục đích bảo trì. Nhiều hệ thống quản lý nội dung hiện đại, như WordPress, sẽ tự động tải xuống và cài đặt các bản cập nhật cho phần mềm cơ sở của chúng mà không cần bất kỳ sự can thiệp của bạn.
Máy chủ web có thể xuất hiện lỗi HTTP 503 service unavailable trong khoảng thời gian trên. Hãy truy cập cài đặt quản trị của ứng dụng/máy chủ của mình, kiểm tra các tùy chọn cấu hình để lập lịch bảo trì tự động. Bạn có thể có tùy chọn để tắt cài đặt này nếu bạn muốn có quyền kiểm soát trực tiếp quá trình đó. Đừng quên nâng cấp lên các phiên bản mới thường xuyên, cập nhật các bản sửa lỗi bảo mật quan trọng.
Kiểm tra phần cài đặt tường lửa của server
Tường lửa hoạt động như một người gác cổng, là một thiết bị bảo mật cơ bản giám sát lưu lượng mạng. Nó giúp quyết định lưu lượng nào là an toàn và lưu lượng nào có thể độc hại. Cấu hình tường lửa không phù hợp có thể gây ra việc phát hiện sai và chặn các kết nối từ một máy khách cụ thể. Ví dụ: tường lửa của bạn có thể nhầm request an toàn từ mạng phân phối nội dung (CDN) là độc hại, chặn lưu lượng quan trọng và gây ra lỗi HTTP 503 service unavailable. Cách giải quyết vấn đề này là đặt lại cấu hình tường lửa của server. Bạn có thể liên hệ với nhóm hỗ trợ của nhà cung cấp và yêu cầu hỗ trợ.
Kiểm tra phần code
Hãy kiểm tra bất kỳ mã code nào phía máy chủ và đặc biệt chú ý đến bất kỳ điều gì liên quan đến biểu thức chính quy (Regular expression) - một lỗi regex nhỏ là nguyên nhân gây ra mức sử dụng CPU tăng đột biến, ngừng hoạt động.
Chúc các bạn khắc phục thành công lỗi 503 service unavailable!
Theo Bizfly Cloud chia sẻ
>> Có thể bạn quan tâm: Dàn trang linh hoạt hơn với CSS Flexbox