Webinar là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Webinar đơn giản
Webinar là một trong số những phương pháp như vậy, ngoài ra, webinar còn có những tính năng hỗ trợ các mục đích giáo dục, thảo luận, bán hàng… vô cùng hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Vậy chính xác Webinar là gì và mọi người đang sử dụng webinar như thế nào?CùngBizfly Cloud tìm hiểu những thông tin chi tiết ngay tại bài viết này nhé.
Webinar là gì?
Webinar được định nghĩa là một hội thảo video trực tuyến dựa trên nền tảng web và sử dụng internet để kết nối người (hoặc nhiều người) sở hữu hoặc thực hiện webinar đó với khán thính giả ở khắp mọi nơi trên thế giới. Chủ sở hữu webinar có thể tự thuyết trình, chuyển sang chế độ trình chiếu màn hình và thậm chí mời khách mời cùng tham gia webinar tại các địa điểm khác nhau.
Nền tảng của webinar/họp trực tuyến cũng cung cấp các tính năng tương tác, nhờ vậy, khán giả có thể đặt câu hỏi và trò chuyện trực tuyến với host của webinar (người chủ trì hoặc thực hiện webinar). Nhiều webinar còn xây dựng mục Q&A trong phần cuối chương trình để trả lời thắc mắc của người xem về nội dung trình bày.
Webinar hỗ trợ nhiều tính năng giao tiếp tiện ích
Ưu và nhược điểm của Webinar là gì
Webinar là thuật ngữ trong lĩnh vực công nghệ sử dụng để chỉ một hình thức hội thảo trực tuyến. Hoạt động này diễn ra trên nền tảng web kết nối với khán giả thông qua internet. Với Webinar mọi người có thể dễ dàng chia sẻ thông tin, dữ liệu, thực hiện các buổi họp, thuyết trình từ xa mà không cần gặp mặt trực tiếp.
Ưu điểm của Webinar
- Những cuộc họp, thảo luận thông qua Webinar có thể tổ chức ở mọi nơi và mọi thời điểm. Chỉ cần người thuyết trình và người tham dự sử dụng thiết bị có kết nối internet là có thể sử dụng.
- Các tính năng Zoom luôn được update mới và đa dạng hơn giúp cho các doanh nghiệp/tổ chức dễ dàng lựa chọn hình thức phù hợp cho buổi họp của mình.
- Tiết kiệm tối đa chi phí so với việc tổ chức hội nghị, hội thảo trực tiếp.
- Có thể thu hút đông đảo khách hàng hơn bởi tính tiện lợi, dễ tham gia ở bất kỳ nơi nào, không mất công di chuyển.
- Tương tác và thảo luận với người tham dự một cách dễ dàng thông qua phần hỏi đáp.
Hạn chế của Webinar
- Chất lượng Webinar phụ thuộc lớn vào đường truyền internet. Khi sử dụng mọi người cần ghi hình lại để khách hàng có thể xem lại khi cần thiết.
- Nội dung diễn đạt thông qua Webinar thường không thu hút được sự quan tâm sâu sắc từ người tham dự. Nếu buổi thuyết trình không hấp dẫn thì rất khó có thể phát triển thành buổi đàm phán kinh doanh.
Sử dụng Webinar đem lại những hiệu quả gì?
Các chuyên gia thường sử dụng webinar để cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến doanh nghiệp hoặc tổ chức của mình, đồng thời kết nối với khán giả một cách gần gũi, thân thiện hơn. Nhiều bên thiết kế webinar dưới dạng các bài giảng hoặc hội thảo chuyên đề với mục đích giảng giải chi tiết cho người xem một nội dung cụ thể nào đó. Một số bên lại sử dụng webinar để bán sản phẩm và dịch vụ của riêng họ.
Bên cạnh các mục đích giảng dạy và bán hàng, webinar còn là một công cụ hữu ích để tiến hành phỏng vấn trực tiếp với các chuyên gia, cách này thường giúp thu hút số lượng người xem nhiều hơn. Tính năng chat live là yếu tố thu hút đối với những ai có nhu cầu kết nối và tương tác theo thời gian thực.
Nói một cách đơn giản, nếu bạn muốn tìm hiểu về một chủ đề mà mình đặc biệt quan tâm, webinar sẽ giúp bạn mở rộng kiến thức một cách tốt nhất khi cho phép học và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia. Còn nếu bạn là một chuyên gia, việc tổ chức webinar có thể là một cách tuyệt vời giúp bạn kết nối với khán giả của mình.
Những ứng dụng thực tế của Webinar
Webinar được xem như một công cụ marketing, bán hàng tiết kiệm chi phí và có thể tiếp cận tệp khách hàng đông đảo. Hiện nay mô hình này được ứng dụng rộng rãi trong thực tế với nhiều mục đích khác nhau như:
- Webinar trong Marketing online: Giới thiệu sản phẩm thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và giúp bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Webinar ứng dụng trong giáo dục: Tiếp cận với nhiều đối tượng sinh viên hơn nhờ vào webinar giúp sinh viên không phải tốn thời gian, tiền bạc cho việc học tập, tiếp thu kiến thức mới.
- Trong môi trường doanh nghiệp: Đào tạo, cập nhật nhân viên nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
- Thực hiện các cuộc phỏng vấn: Thực hiện các cuộc phỏng vấn, tương tác với những người tham gia để hiểu rõ hơn về xu hướng khách hàng, đánh giá sản phẩm/ dịch vụ,...
Các tính năng cơ bản của Webinar
Một số các tính năng Webinar cơ bản bao gồm:
Một Webinar slide đơn giản
Trình chiếu slide: Người thực hiện webinar có thể trình chiếu thông qua MS PowerPoint hoặc Keynote của Apple, giống như khi bạn thuyết trình trong lớp học, phòng họp hoặc hội nghị thông thường.
Phát video trực tuyến: Chủ sở hữu webinar có thể hiển thị video lưu trữ sẵn trong máy tính hoặc dưới dạng có thể tìm kiếm trực tuyến, ví dụ như up video lên YouTube.
Trao đổi trực tiếp với người xem: Webinar sử dụng VoIP để truyền phát âm thanh theo thời gian thực.
Tính năng record: Webinar thường cung cấp các tùy chọn cho phép chủ sở hữu ghi lại toàn bộ quá trình trình bày — bao gồm toàn bộ âm thanh và hình ảnh.
Tính năng chỉnh sửa: Người thực hiện có thể sử dụng chuột để tạo chú thích, đánh dấu các mục quan trọng trên màn hình trình chiếu.
Tính năng chat: Người tổ chức có thể mở một hộp chat để trao đổi bằng tin nhắn với khán giả, tính năng này đặc biệt hữu ích với những khán giả muốn đặt câu hỏi.
Thực hiện khảo sát và thăm dò ý kiến: Một số bên cung cấp các nền tảng webinar hỗ trợ tính năng tạo các khảo sát theo dạng câu đố đánh giá cho khán giả tham gia chương trình.
Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Webinar
Trong việc cài đặt, sử dụng Webinar có 3 công việc chính mọi người cần thực hiện. Cụ thể về cách dùng mô hình thảo luận trực tuyến này như sau:
1. Thiết lập một hội thảo trực tuyến trên Zoom Webinar
Bước 1: Đăng nhập tài khoản người dùng tại zoom.us/webinar.
Bước 2: Chọn Webinars trong thanh công cụ khi đó danh sách các Webinars của bạn sẽ được lên sẵn rồi chọn Schedule A Webinar.
Bước 3: Điền thông tin cần thiết để người khác có thể tham dự, gồm:
- Topic (Chủ đề): Hãy một cái tên thật thu hút, dễ hiểu.
- Description (Mô tả): Thêm mô tả chi tiết, hấp dẫn về hội thảo của bạn.
- Use a Template (Lựa chọn mẫu): Chọn mẫu có sẵn trong công cụ.
- When (Thời gian): Chọn ngày và giờ diễn ra buổi họp.
- Duration (Thời lượng): Thời lượng tương đối của Webinar theo dự tính của bạn.
- Time Zone (Múi giờ): Thường là mặc định múi giờ mà bạn đã gửi trong hồ sơ nhưng vẫn có thể thay đổi nếu muốn.
- Recurring webinar (Chu kỳ lặp lại hội thảo): Thiết lập tần suất và ngày kết thúc để sau này không cần làm lại.
- Registration (Đăng ký): Bạn có thể chọn để thiết lập mẫu đơn đăng ký nhưng không bắt buộc.
- Webinar Password (Mật khẩu): Đặt mật khẩu và đổi mật khẩu Webinar nếu bạn muốn. Khi đó người tham gia sẽ phải nhập mật khẩu đã cung cấp trong email xác nhận cùng với ID.
- Video: Host là bật/tắt video máy chủ khi tham gia. Panelist là bật/tắt video của Panelists. Audio Options là tính năng cho phép người tham gia gọi qua điện thoại, âm thanh máy tính hoặc cả hai.
Ngoài ra Webinar còn có một số yêu cầu khác như:
- Webinar Options
- Q & A: Sử dụng bảng Q&A trong buổi hội thảo.
- Enable Practice Session: Chọn chiếu lại thay vì phát trực tiếp.
- Only authenticated users can join: Nếu muốn tham gia người dùng phải đăng nhập tài khoản Zoom.
- Record the webinar automatically: Ghi lại hội thảo một cách tự động và ghi trên máy chủ hoặc lưu trữ trên đám mây.
- Alternative Hosts (Máy chủ lưu trữ thay thế): Cấp cho người khác quyền có thể bắt đầu cuộc họp.
Bước 4: Chọn Schedule để bắt đầu.
2. Bắt đầu hội thảo
Cách 1: Đăng nhập vào cổng thông tin từ web Zoom.us sau đó nhấn vào Webinar rồi chọn Start.
Cách 2: Tại ứng dụng Zoom, các bạn bấm vào tab cuộc họp rồi tìm Webinar và nhấn vào Start. Ngoài ra bạn cũng có thể đăng nhập vào Zoom trước khi nhấp vào liên kết và bấm Start.
3. Xem báo cáo kết quả cuộc hội thảo trên Zoom Webinar
Để xem báo cáo kết quả cuộc hội thảo bạn hãy truy cập trang chủ Zoom Webinar sau đó đăng nhập tài khoản. Tiếp theo các bạn chọn Reports => Account Management => Nhấn Reports => Chọn Usage Reports là xong.
Để sở hữu một webinar của riêng mình, bạn cần chọn một nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng. Có thể việc tìm một webinar miễn phí để sử dụng lâu dài là rất khó, dù vậy phần lớn các nhà cung cấp vẫn hỗ trợ một khoảng thời gian dùng thử miễn phí lên tới 30 ngày hoặc có thể lâu hơn.
Theo lifewire.com
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud