Phân biệt firmware vs software, rất cần thiết nếu muốn am hiểu về công nghệ phần mềm

1054
08-03-2021
Phân biệt firmware vs software, rất cần thiết nếu muốn am hiểu về công nghệ phần mềm

Dân công nghệ chắc hẳn đã từng nghe qua firmware vs software. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn còn hoang mang, nhầm lẫn giữa hai khái niệm này vì cả hai đều có thể hiểu là phần mềm nhưng lại có nhiều điểm khác biệt. Vậy firmware hay còn gọi là phần sụn, phần dẻo có gì khác với software (phần mềm)? Hãy cùngBizFly Cloud tìm hiểu nhé!

Phân biệt khái niệm firmware vs software

Firmware và software có một điểm chung là chúng được tạo thành từ nhiều đoạn mã khác nhau. Cả hai đều hoạt động trong các phần cứng gắn trên những thiết bị điện tử ta sử dụng hằng ngày như điện thoại di động, tivi, máy tính… Tuy nhiên, hai khái niệm này có nhiều điểm khác biệt.

Phân biệt firmware vs software, rất cần thiết nếu muốn am hiểu về công nghệ phần mềm - Ảnh 1.

Firmware, hay nhiều người còn gọi là phần sụn, phần dẻo máy tính, là những chương trình nằm cố định và có vai trò điều khiển cấp thấp phần cứng của thiết bị điện tử. Các chương trình này thường không tương tác trực tiếp với người sử dụng như app trên smartphone hay máy tính. Firmware giống như xương sống của các thiết bị điện tử. Nếu không có chúng, bạn sẽ không thể nào điều khiển, vận hành được hầu hết các thiết bị từ đơn giản như bộ điều khiển (remote) TV, máy quạt, máy tính bỏ túi đến những smartphone cao cấp, laptop, Smart TV…

Software, thường được gọi là phần mềm, là một vài đoạn code có mối liên kết với nhau hay cũng có thể là một chương trình hoàn thiện bao gồm nhiều tập tin mã nguồn, dữ liệu, tập tin hướng dẫn… Software có vai trò thực hiện các chức năng nhất định trên các thiết bị như smartphone, máy tính, smart TV… Software cho phép người dùng tương tác trực tiếp (chỉnh sửa, thêm, xóa dữ liệu…) trên giao diện của nó. Phần mềm có vai trò giúp người dùng điều khiển các phần cứng thiết bị thông qua việc gửi các chỉ thị, tín hiệu. Ví dụ như các phần mềm chat video trên laptop giúp người dùng kích hoạt camera của máy. Ngoài ra, software còn cung cấp dữ liệu cho các phần mềm khác hoạt động như các phần mềm hệ thống, hệ điều hành là nền tảng bắt buộc để chạy các ứng dụng khác như video game, trình duyệt web…

Ví dụ về firmware vs software

Để bạn dễ hình dung hơn về firmware vs software, hãy cùng xem xét hai loại chương trình này trên một chiếc điện thoại thông minh nhé! Ví dụ trong module camera của smartphone sẽ có firmware (phần sụn) đóng vai trò thu thập và xử lý hình ảnh trước khi chuyển dữ liệu đến các phần cứng khác. Trên CPU của điện thoại, firmware phần sụn được tích hợp để giúp tối ưu tốc độ xung nhịp, mức điện năng tiêu thụ cũng như thực hiện các tác vụ khác. Hay trên màn hình điện thoại sẽ có tích hợp firmware giúp xử lý dữ liệu độ sáng, màu sắc, gamma...

Còn nói về software (phần mềm) chắc không có gì quá xa lạ. Trên điện thoại di động, phần mềm chính là hệ điều hành Android, iOS hay Windows phone. Ngoài ra, tất cả các ứng dụng, chương trình bạn đang nhìn thấy trên điện thoại cũng đều là software ví dụ như Youtube, Facebook, Gmail, App Store (hay Google Play Sore), các trò chơi điện tử, ứng dụng nghe nhạc, chụp ảnh…

Firmware vs software khác nhau như thế nào?

Dù cả hai đều là những đoạn mã chạy trên phần cứng các thiết bị điện tử, nhưng firmware vs software có nhiều điểm khác biệt như:

- Firmware là những chương trình cố định như một phần quan trọng, cơ bản của thiết bị phần cứng. Nếu không có chúng thì thiết bị không thể hoạt động được. Còn software là những chương trình giúp người dùng tương tác, điều khiển, vận hành thiết bị bao gồm các phần mềm hệ thống không thể thiếu như hệ điều hành máy tính, điện thoại. Bên cạnh đó còn có các phần mềm ứng dụng không bắt buộc phải có (tùy vào nhu cầu người dùng) như phần mềm nghe nhạc, chơi game, xử lý đồ họa...

- Firmware được lưu trữ trong các bộ nhớ ROM, EPROM, hay bộ nhớ flash, còn software có thể được lưu ở bộ nhớ không ổn định (ROM, EPROM, flash), bộ nhớ khả biến và bộ nhớ ảo.

- Các firmware thường có dung lượng nhỏ hơn software vì chúng nằm trong các bộ nhớ có giới hạn về dung lượng. Một firmware có thể chỉ khoảng vài kilobyte, còn phụ thuộc vào từng thiết bị lớn nhỏ khác nhau.

Tuy nhiên, đối với firmware hay BIOS trong các thiết bị như smartphone, máy tính, nhà sản xuất lại cho phép người dùng cập nhật chúng. Quá trình cập nhật cũng khá dễ dàng, nhưng bạn cần phải cẩn thận và đảm bảo nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện bởi khả năng hư hại sau cập nhật cũng khá cao.

Bạn có thể tham khảo thêm: Tầm quan trọng của Firmware Update: Tăng hiệu suất thiết bị lên cấp độ cao hơn!

- Một khác biệt nữa giữa firmware vs software là firmware được viết chủ yếu bằng các ngôn ngữ lập trình cấp thấp chẳng hạn như C. Trong khi software được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình cao cấp như Java, Visual Basic, C++… với nhiều thư viện hỗ trợ.  

Trên đây là một vài kiến thức cơ bản về software và firmware. Hy vọng bài viết đã giúp bạn phân biệt được firmware vs software. Hãy để lại email của bạn bên dưới để được cập nhật những bài viết bổ ích về công nghệ từ BizFly Cloud nhé!

BizFly Cloud là nhà cung cấp đa dịch vụ điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong bốn doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật, an toàn thông tin của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử do Bộ TT&TT chứng nhận.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

SHARE