Openstack là gì? Những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng Openstack

1191
09-08-2022
Openstack là gì? Những lợi ích tuyệt vời khi sử dụng Openstack

Chắc hẳn bạn đã từng nghe điện toán đám mây hay "cloud computing" rồi phải không? Và cũng từng nghe qua OpenStack, nhưng OpenStack là gì? Nó sẽ mang lại tầm ảnh hưởng quan trọng như thế nào đối với việc vận hành một hệ điều hành ảo? Nguyên lý hoạt động của nó ra sao? 

Để hiểu rõ hơn hãy cùng Bizfly Cloud đi tìm hiểu trong bài viết "Openstack là gì?" hôm nay.

Openstack là gì?

Openstack là nền tảng điện toán đám mây nguồn mở, có khả năng hỗ trợ cả public cloud (đám mây công cộng) và private cloud (đám mây riêng tư). Nền tảng này cung cấp cho người dùng giải pháp xây dựng hạ tầng điện toán đám mây có khả năng mở rộng cao, với nhiều tính năng nổi bật.

Đây là một phần mềm đám mây có thể chạy được trên những sản phẩm phần cứng, ví dụ như x86 và ARM. Đồng thời cũng có thể tích hợp với những hệ thống kế thừa và sản phẩm của bên thứ ba.

OpenStack ban đầu được phát triển bởi NASA và Rackspace, với phiên bản đầu tiên ra đời vào năm 2010. Openstack vốn dĩ được tạo ra như một dự án nguồn mở, cho phép tất cả mọi người có thể thoải mái sử dụng hoặc đóng góp. Với chuẩn Apache License 2.0, phiên bản đầu tiên của nền tảng này đã được phát triển rộng rãi trong cộng đồng người dùng, với sự hỗ trợ của hơn 12,000 cộng tác viên tại gần 130 quốc gia và hơn 150 doanh nghiệp trên toàn cầu. Cho đến thời điểm hiện tại, Openstack đã có 13 phiên bản bao gồm Austin, Bexar, Cactus, Diablo, Essex, Folsom, Grizzly, Havana, Icehouse, Juno, Kilo, Liberty và Mitaka.

Openstack là gì

Openstack là một hệ điều hành ảo cho phép người dùng có thể quản lý thông tin

Sử dụng Openstack trong môi trường đám mây

Đám mây nhằm cung cấp điện toán cho người dùng cuối trong một môi trường từ xa, ở đó phần mềm thực sự chạy như một dịch vụ trên các máy chủ đáng tin cậy và có thể mở rộng hơn là trên máy tính cá nhân của người dùng. 

Điện toán đám mây có thể đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, nhưng thông thường liên quan về việc chạy các hạng mục như phần mềm, nền tảng và cơ sở hạ tầng. Trong đó, OpenStack thuộc loại thứ hai và được coi là cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS). 

Cung cấp cơ sở hạ tầng giúp người dùng dễ dàng nhanh chóng thêm phiên bản mới để các thành phần đám mây khác có thể chạy trên đó. Thông thường, sau đó, cơ sở hạ tầng chạy một "nền tảng" mà nhà phát triển có thể tạo các ứng dụng phần mềm được phân phối đến người dùng cuối.

Sử dụng Openstack trong môi trường đám mây

Các thành phần bên trong Openstack

  • Compute Infrastructure: bao gồm các loại nova như nova compute, nova network, nova schedule, nova api và nova volume. Khi đó No- Schedule có nhiệm vụ lọc ra các thông tin cụ thể từ số lượng thông tin khổng lồ để cung cấp một cách kịp thời, no-compute sẽ chạy các máy ảo, No-network thực hiện việc cấu hình lại các mạng ảo cho máy ảo. Cuối cùng là No-Volume với nhiệm vụ tiếp nhận công việc xử lý, tạo xóa thêm hoặc bớt các volume vào instance.
  • Storage Infrastructure (Swift): bao gồm Proxy node và Storage nodes. Đầu tiên các proxy nodes sẽ tiếp nhận yêu cầu xử lý và gửi về cho storage nodes, sau đó thực hiện sao lưu các mục yêu cầu dưới một account, khu lưu trữ (container) hoặc vùng đối tượng (các object). Mặt khác, thông tin thêm các container sẽ thuộc sở hữu của một account (không giới hạn số lượng) và các object sẽ là các tập con bên trong container. Chính vì vậy, điều bắt buộc là phải có ít nhất một container bên trong account để tiến hành các thao tác update. Tóm lại, Swift sẽ thực hiện các công việc như ghi chép lại các thông tin dữ liệu.
  • Imaging service (Glance): có chức năng xử lý những file ảnh của máy chủ ảo. Đồng thời, thực hiện được một số công việc quản trị khác như cập nhật thêm các tính năng virtual disk images, cài đặt các chế độ quyền riêng tư cho các hình ảnh, dễ dàng tùy biến việc chỉnh sửa hoặc xoá ảnh.
Các thành phần bên trong Openstack

Những lợi ích khi sử dụng Openstack

  • Cho phép đổi mới nhanh chóng, giúp giảm đáng kể thời gian phát triển và thử nghiệm. Từ đó, các nhà phát triển có nhiều thời gian hơn để thử nghiệm ý tưởng mới.
  • Giúp tăng khả năng mở rộng và sử dụng tài nguyên.
  • Không có bất kỳ hạn chế nào bởi đây là mã nguồn mở.
  • Nhận được sự hỗ trợ phát triển từ các công ty lớn hàng đầu của ngành CNTT như IBM, Intel, Red Hat, Dell,…
  • Kèm theo các dịch vụ tiện ích.
  • Có thể dễ dàng truy cập và quản lý.
Những ưu điểm khi sử dụng Openstack

Openstack giúp tăng khả năng mở rộng và sử dụng tài nguyên

Nguyên lý hoạt động của Openstack

  • Glance: tạo Image của OS (ubuntu, window,…), tác dụng lưu trữ và quản lý việc xóa, sửa các metadata của Image.
  • Neutron: tạo network group (nghĩa là tạo một các tên cho các network trong project), sau đó trong network group ta tạo nhiều subnet kèm theo nhiều policy đi kèm, để các VM kết nối vào subnet.
  • Cinder: tạo các volume block storage nhằm cung cấp cho việc tạo VM. Bởi cấu tạo của VM bắt buộc phải sử dụng block storage, vì ít nhất VM phải cần có chỗ lưu OS với nguyên tắc OS phải lưu trên block storage để VM có thể boot.
  • Keystone: là service chứng thực chính, người dùng yêu cầu đến tất cả các service đều phải cần chứng thực để sử dụng. Người dùng gửi yêu cầu lấy thông báo từ keystone sau đó keystone trả về người dùng một thông báo và gửi đến service 1 bản sao thông báo trên, người dùng lại yêu cầu đến server thông qua thông báo nhận được cho đến khi service chấp nhận yêu cầu khi khớp với thông báo.
  • Swift: cung cấp object storage- dịch vụ lưu trữ có thể hoạt động riêng biệt (như google drive, dropbox, …) hoặc cũng có thể tích hợp vào VM để cung cấp nơi lưu trữ.
  • Nova: nhận yêu cầu liên quan đến việc quản lý VM từ người dùng (tạo, xóa , sửa,…), thu gom các tài nguyên liên quan như RAM, CPU từ bản thân service nó quản lý và các tài nguyên từ các service khác trả bao gồm Network, Volume, Image,… để tạo nên máy ảo cũng như giám sát các tài nguyên đó.

Trên đây là những thông tin về "Openstack là gì?" mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng những chia sẻ trên thực sự hữu ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để luôn cập nhật những kiến thức mới nhất mỗi ngày bạn nhé!

TAGS: openstack
SHARE