Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu chuẩn nhất

1478
01-09-2021
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách xác định khách hàng mục tiêu chuẩn nhất

Ngày nay, trong mỗi kế hoạch kinh doanh, việc xác định khách hàng mục tiêu là cực kỳ quan trọng bởi một sự thật rằng, chẳng có công ty, thương hiệu nào có thể đủ nguồn lực để nhắm mục tiêu vào toàn bộ thị trường. 

Nhắm tới khách hàng mục tiêu không có nghĩa là bạn từ chối những người không phù hợp với tiêu chí của bạn. Thay vào đó, việc này cho phép bạn tập trung các hoạt động, nguồn lực vào một/hoặc một số thị trường mục tiêu cụ thể có tiềm năng hơn các thị trường khác. 

Khi xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, các nỗ lực marketing sẽ hiệu quả hơn nhiều. Để hiểu rõ hơn về “Khách hàng mục tiêu là gì?”, hãy cùng BizFly Cloud đi tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé!

Khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong phân khúc thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng tới. Đây là nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ của công ty và có khả năng chi trả cho sản phẩm – dịch vụ ấy. Ngày nay, nhóm khách hàng mục tiêu đa dạng và phong phú hơn có thể là các nhóm đối tượng online hoặc đối tượng mua hàng offline.

Khách hàng mục tiêu là gì

Khách hàng mục tiêu được biết đến là đối tượng có nhu cầu về sản phẩm

Lý do cần xác định khách hàng mục tiêu?

Xác định khách hàng mục tiêu đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty như:

1. Tối ưu hiệu quả chi phí

Các công ty, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị, marketing bởi việc khoanh vùng các đối tượng khách hàng phù hợp và chỉ tập trung vào các đối tượng này sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả, góp phần mang lại doanh thu tốt hơn.

2. Nắm chắc thị hiếu của khách hàng

Mang lại hiệu quả cao cho toàn bộ chiến dịch bởi các đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến thường là những người tiêu dùng đã tìm hiểu về sản phẩm và có nhu cầu tìm mua các sản phẩm, dịch vụ liên quan. Kèm theo đó là các chiến lược nội dung, khuyến mãi sẽ thu hút các đối tượng khách hàng này sẽ mua hàng trong thời gian ngắn.

3. Đưa ra được sản phẩm phù hợp với khách hàng

Bên cạnh việc rút ngắn được thời gian thực hiện chiến lược marketing, tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực thực hiện. Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp, công ty có thể sáng tạo và đem đến những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nhờ đó góp phần cải thiện tình hình kinh doanh, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Tóm lại, việc xác định khách hàng mục tiêu đóng vai trò rất lớn để đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy, việc đầu tiên cần làm trước khi tiến hành chạy bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào chính là phải tiến hành xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu sao cho phù hợp với thương hiệu, nhãn hàng của công ty hay doanh nghiệp.

Lý do cần xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu đóng vai trò rất lớn để đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận

Những cách xác định khách hàng mục tiêu

Vậy, câu hỏi đặt ra cho chúng ta là làm thế nào để xác định được nhóm khách hàng mục tiêu hiệu quả và đúng với những gì doanh nghiệp mong đợi?

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản trong Marketing bạn có thể áp dụng để xác định được các đối tượng này, bao gồm các cách như sau:

1. Thông qua nghiên cứu, lý thuyết

  • Dựa trên số liệu mà doanh nghiệp thu thập được trên một nhóm khách hàng rộng tiến hành các thống kê, nghiên cứu.
  • Xác định nhóm khách hàng mà đối thủ của bạn đang theo đuổi đồng thời nghiên cứu về nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của riêng mình.

2. Thông qua yếu tố thực tế - thực tiễn

  • Thực hiện tìm hiểu thị trường (market visit)
  • Quan sát thực tế (in-home visit)
  • Cảm nhận trên cương vị người tiêu dùng
  • Khảo sát thói quen truyền thông thực tế(media habit)
  • Nghiên cứu tâm lý của người tiêu dùng khi sử dụng một sản phẩm, dịch vụ như nhu cầu, mong muốn, nỗi sợ hãi,...
  • Thông tin của khách hàng mục tiêu
  • Phân khúc khách hàng bạn đang cần dựa trên những thông tin như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức thu nhập, lối sống…
  • Độ lớn của phân khúc có đáp ứng được các mức doanh thu mà công ty, doanh nghiệp của bạn mong muốn nhắm đến.
  • Các yếu tố quan trọng khi quyết định mua sắm sản phẩm của phân khúc này như chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu, giá cả, các chương trình khuyến mãi…
  • Các đối tượng mà bạn hướng đến đang sử dụng những sản phẩm của thương hiệu nào? Mức độ đáp ứng nhu cầu của các sản phẩm đó đối với khách hàng của bạn ra sao?
  • Sản phẩm của công ty có đáp ứng tốt nhất cho phân khúc này không? Doanh nghiệp có thể thành công với phân khúc này hay không?
  • Phương pháp để tiếp cận và thuyết phục được khách hàng trong phân khúc này?

>> Xem thêm: Quy trình 4 bước xác định khách hàng mục tiêu tối ưu

Cách xác định khách hàng mục tiêu thông qua yếu tố thực tế - thực tiễn

Cách xác định khách hàng mục tiêu thông qua yếu tố thực tế - thực tiễn

Chiến lược cụ thể để nhắm vào khách hàng mục tiêu

Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu là gì, chúng ta cần lên chiến lược cụ thể chi tiết cho chiến lược marketing của mình bao gồm những bước sau:

1. Tiếp cận khách hàng có nhu cầu

Điều kiện cần và đủ là cần phải xây công cụ tiện lợi, dễ dàng sử dụng, dễ tìm kiếm để khách hàng không bị cản trở khi tìm đến.

2. Sử dụng công cụ quảng cáo chọn lọc đối tượng

Bạn biết không, quảng cáo là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty. Bởi nếu bạn có một kế hoạch quảng cáo phù hợp và hiệu quả thì việc mang danh tiếng thương hiệu của sản phẩm đến gần với khách hàng là điều vô cùng dễ dàng.

Chiến lược cụ thể để nhắm vào khách hàng mục tiêu

Quảng cáo là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty

3. Gây chú ý và tạo nhu cầu

Để gây chú ý và tạo nhu cầu tốt nhất thì việc bung các bài PR với nội dung hấp dẫn là vô cùng quan trọng. Do vậy, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu. Từ những thông tin cơ bản trên, nhà quản trị hay marketer sẽ tổng hợp và đưa ra những chiến dịch phù hợp nhất nhằm gây chú ý và tạo nhu cầu đối với các khách hàng mục tiêu của mình.

4. Hướng tới hành động mua hàng

Việc đeo bám khách hàng thực sự quan tâm đến sản phẩm nhằm hướng đến tỷ lệ chuyển đổi cao nhất cho doanh nghiệp. Để thúc đẩy khách hàng đi đến hành động mua hàng, trước tiên doanh nghiệp phải tìm hiểu những nguyên nhân khách hàng lựa chọn sản phẩm. 

Nói một cách khác, doanh nghiệp phải làm cho họ cảm thấy rằng những gì họ có thể nhận được từ doanh nghiệp là xứng đáng hay nhận lại nhiều hơn những gì mà họ bỏ ra (bao gồm tiền bạc, thời gian và công sức). Để hướng tới hành động mua hàng của khách hàng hiệu quả nhất chúng ta cần:

  • Tác động đến cảm xúc: bằng các chương trình quảng cáo
  • Tạo ra động cơ mua hàng: Để xây dựng những thông điệp quảng cáo có khả năng thúc đẩy khách hàng đi đến hành động, doanh nghiệp còn có thể tác động đến những động cơ sau đây của họ như lòng tham, nỗi lo sợ, cảm giác tội lỗi, sự hiếu kỳ,...

Phía trên là những thông tin về "Khách hàng tiềm năng là gì?" mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng chúng thực sự hữu ích với bạn. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để luôn cập nhật những kiến thức mới nhất về công nghệ mỗi ngày bạn nhé!

>> Có thể bạn quan tâm: Gen Z - Doanh nghiệp cần làm gì để tiếp cận thế hệ khách hàng mục tiêu của thế kỷ mới?

SHARE