Wifi là gì? Tìm hiểu về cách thức hoạt động cỉa mạng Wifi
Giờ đây khi đặt chân đến bất cứ thành phố hay đô thị phát triển nào, chúng ta đều dễ dàng tìm thấy các kết nối mạng Wifi. Thậm chí, ở ngay tại Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh, chính quyền quản lý có tham vọng phủ sóng wifi miễn phí phục vụ người dân địa phương và khách du lịch.
Bạn có thắc mắc wifi là gì mà được mọi người quan tâm và săn tìm đến thế? Bài viết này Bizfly Cloud sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về công nghệ kết nối mạng tiên tiến - Wifi.
Wifi là gì?
Wifi là một công nghệ mạng không dây cho phép các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh và máy tính bảng kết nối với Internet mà không cần sử dụng dây cáp. Tên gọi "Wifi" được coi là viết tắt của cụm từ "Wireless Fidelity". Wifi dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc họ IEEE 802.11, được phát triển từ năm 1985 và đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.
Wifi là gì?
Mạng Wifi hoạt động như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của WiFi dựa trên việc sử dụng sóng vô tuyến để truyền và nhận dữ liệu giữa các thiết bị kết nối. Để Wifi hoạt động sẽ cần có:
- Modem: Modem sẽ được kết nối với nhà cung cấp mạng, nhận tín hiệu Internet qua đường dây cáp.
- Router: Router nhận tín hiệu từ modem sau đó chuyển đổi tín hiệu thành sóng vô tuyến để các thiết bị khác có thể kết nối.
- Thiết bị đầu cuối: Điện thoại, laptop, máy tính bảng,... có card mạng không dây để nhận và gửi dữ liệu qua sóng wifi.
Cách thức hoạt động của Wifi như sau:
- Nhận tín hiệu: Modem nhận tín hiệu Internet từ ISP. Tín hiệu này thường là dạng có dây.
- Chuyển đổi tín hiệu: Router nhận tín hiệu từ modem, sau đó chuyển đổi nó thành sóng radio ở các tần số 2.4GHz hoặc 5GHz. Hai tần số này giúp giảm thiểu nhiễu sóng và cải thiện tốc độ truyền tải.
- Truyền dữ liệu: Sóng vô tuyến được phát ra từ router, cho phép các thiết bị đầu cuối trong vùng phủ sóng kết nối với mạng. Khi một thiết bị gửi dữ liệu, nó sẽ mã hóa thông tin thành tín hiệu radio và truyền đi.
- Nhận và giải mã: Router nhận tín hiệu từ các thiết bị, giải mã chúng và gửi đến Internet thông qua modem. Quá trình này có thể diễn ra hai chiều, tức là dữ liệu cũng được gửi từ Internet về thiết bị đầu cuối qua router.
Các tiêu chuẩn kết nối wifi hiện nay
Tín hiệu Wifi ở tần số 2.5GHz hoặc 5GHZ, cao hơn tần số điện thoại di động, radio… cho phép dữ liệu lưu chuyển trong mạng không dây nhiều hơn nhưng phạm vi kết nối lại nhỏ hơn.
Sóng Wifi được đánh giá theo chuẩn kết nối 802.11 (quy ước của IEEE). Từ chuẩn này lại được phân chia theo các chuẩn nhỏ hơn gồm:
Các tiêu chuẩn kết nối wifi hiện nay
Chuẩn 802.11
Đây là chuẩn wifi đầu tiên được IEEE ra mắt vào năm 1997. Chuẩn 802.11 chỉ hỗ trợ tối đa 2Mbps trên băng tần 2.4 GHz. Sự ra đời của chuẩn 802.11 đã tạo tiền đề cho sự phát triển của các chuẩn mạng không dây sau này với chất lượng tốt hơn.
Chuẩn 802.11b
Sau hai năm khi chuẩn 802.11 ra mắt, vào tháng 7/1999, IEEE tiếp tục trình làng chuẩn mạng không dây 802.11b hỗ trợ tốc độ phát lên đến 11 Megabit/s ở băng tần 2.4 GHz và sử dụng mã CCk để xử lý. Tuy nhiên chuẩn 802.11b lại dễ bị nhiễu từ các thiết bị điện tử khác vì hoạt động ở băng tần 2.4 GHz.
Chuẩn 802.11a
Ra mắt cùng năm với chuẩn 802.11b là 802.11a. Chất lượng của chuẩn 802.11a tốt hơn 802.11b khi hoạt động ở tần số 5GHz để tránh bị nhiễu từ của các thiết bị khác, tốc độ cũng nhanh hơn, lên đến 54 Megahit/s. Nhược điểm của chuẩn này là khó xuyên qua tường và chi phí cũng cao hơn.
Chuẩn 802.11g
Chuẩn 802.11g cũng hoạt động ở tần số 2.4 GHz nhưng sử dụng mã OFDM nên tốc độ truyền và nhận dữ liệu tăng lên, đạt 54 Megahit/s.
Chuẩn 802.11n
Năm 2009, IEEE ra mắt chuẩn mạng không dây tiếp theo là 802.11n, đây cũng là chuẩn wifi phổ biến nhất hiện nay. Tốc độ truyền của chuẩn mạng này lên đến 300 Megahit/s và có thể hoạt động trên cả băng tần 2,4 và 5 GHz. Ưu điểm của chuẩn 802.11n có thể kể đến như phạm vi phát sóng rộng, tốc độ cao, giá cả hợp lý. Do đó chuẩn mạng này được sử dụng rộng rãi như vậy.
Chuẩn 802.11ac
Chuẩn wifi này ra mắt vào năm 2013, hoạt động ở băng tần 5 GHz, tốc độ truyền dữ liệu lên đến 173 Megabit/s. Giá thành của chuẩn kết nối này khá cao, các thiết bị phát tín hiệu cũng chưa được phổ biến. Nên dù là chuẩn có tốc độ cao nhất hiện nay nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.
Chuẩn 802.11ad
Năm 2014, một chuẩn mạng tiếp theo được giới thiệu là chuẩn 802.11ad có khả năng hoạt động trên băng tần 60GHz, tốc độ truyền đến 70 megabit/s. Ở chuẩn kết nối này, sóng tín hiệu sẽ khó xuyên tường nên khi router bị che mắt hoặc cách một bức tường, thiết bị sẽ không thể nối wifi.
Chuẩn 802.11ax
Chuẩn 802.11ax còn được gọi là wifi 6, bản cập nhật mới nhất của chuẩn mạng không dây. Chuẩn wifi này được ra mắt vào năm 2019, mang đến những trải nghiệm tốt hơn, tốc độ nhanh hơn, cải thiện hiệu suất năng lượng, dung lượng cũng lớn hơn các chuẩn trước đó.
Wifi Hotspot
Đây là wifi do các thiết bị di động phát ra cho những thiết bị khác sử dụng. Lúc này, thiết bị di động đóng vai trò là một Router.
Ở Việt Nam đang sử dụng chuẩn Wifi nào?
Hiện tại, tại Việt Nam, các chuẩn WiFi được sử dụng phổ biến gồm:
- 802.11n: Đây là chuẩn WiFi được sử dụng nhiều nhất hiện nay, hoạt động trên cả hai băng tần 2.4GHz và 5GHz, với tốc độ tối đa lên đến 600 Mbps. Chuẩn này nổi bật với khả năng truyền dữ liệu nhanh và phạm vi tín hiệu tốt hơn so với các chuẩn trước đó.
- 802.11g: Mặc dù không còn mới, nhưng 802.11g vẫn được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong các mạng gia đình. Chuẩn này hỗ trợ tốc độ tối đa 54 Mbps và chỉ hoạt động trên băng tần 2.4GHz.
- 802.11ac: Chuẩn này đang được áp dụng cho một số thiết bị mới tại Việt Nam, mặc dù mức độ phổ biến vẫn chưa cao như ở các nước phát triển. 802.11ac hỗ trợ băng thông lên tới 1.300 Mbps trên băng tần 5GHz và 450 Mbps trên băng tần 2.4GHz.
- 802.11ax (WiFi 6): Là chuẩn WiFi mới nhất, ra mắt vào năm 2019 và trở nên phổ biến từ năm 2020. WiFi 6 cung cấp tốc độ lý thuyết lên đến 9.6 Gbps và cải thiện hiệu suất trong môi trường đông đúc nhờ công nghệ OFDMA và MU-MIMO.
Mặc dù tất cả các chuẩn WiFi đều có mặt tại Việt Nam, nhưng 802.11n và 802.11g vẫn chiếm ưu thế trong việc sử dụng hàng ngày, còn 802.11ac và WiFi 6 đang dần được áp dụng nhiều hơn.
Wifi có ảnh hưởng tới sức khỏe con người không?
Có nhiều tranh cãi về việc wifi có ảnh hưởng tới sức khỏe con người không. Dưới đây là một số tác hại của wifi:
- Giảm khả năng tập trung và trí nhớ: Một số nghiên cứu cho thấy sóng WiFi có thể làm giảm hoạt động của não, dẫn đến suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng tiếp xúc với sóng WiFi có thể gây ra sự thay đổi trong hoạt động não bộ, đặc biệt là ở phụ nữ.
- Mệt mỏi và căng thẳng: Tiếp xúc lâu dài với sóng WiFi có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và khó ngủ. Nhiều người làm việc trong môi trường có nhiều thiết bị phát sóng WiFi thường xuyên báo cáo tình trạng đau đầu và chóng mặt.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sóng WiFi có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng ở nam giới và gây ra các vấn đề về sinh sản ở phụ nữ, bao gồm nguy cơ sảy thai.
- Tác động đến sự phát triển của trẻ em: Trẻ em được cho là nhạy cảm hơn với bức xạ điện từ, và tiếp xúc với sóng WiFi có thể làm gián đoạn quá trình phát triển của chúng, bao gồm cả sự tổng hợp protein trong các tế bào sinh trưởng.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của sóng WiFi, cũng có nhiều ý kiến cho rằng sóng WiFi ở mức độ cho phép không gây hại cho sức khỏe con người. Một số chuyên gia nhấn mạnh rằng cường độ sóng WiFi thấp hơn rất nhiều so với các loại bức xạ khác như từ lò vi sóng, và hầu hết các nghiên cứu hiện tại không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về tác hại nghiêm trọng nào
Theo Bizfly Cloud tổng hợp
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud