Reboot là gì? Làm thế nào để khởi động lại một hệ thống đúng cách

1185
15-12-2018
Reboot là gì? Làm thế nào để khởi động lại một hệ thống đúng cách

Reboot là gì? Để tìm hiểu những thông tin chi tiết về Reboot cùng Bizfly Cloud xem thêm chi tiết ngay tại bài viết này nhé. 

Reboot là gì? 

Reboot (khởi động lại hệ thống máy tính) là một lựa chọn yêu thích của mọi tín đồ công nghệ, cho tất cả các loại sự cố máy tính. Reboot đưa tất cả phần mềm và phần cứng về trạng thái ban đầu, do đó reboot giúp loại bỏ mọi sự cố không liên tục.

Làm thế nào để khởi động lại một hệ thống đúng cách

Nếu bạn đang khắc phục một số vấn đề lớn, đôi khi bạn cần một quy trình reboot thích hợp.

1. Shut down tất cả

Reboot là gì? Làm thế nào để khởi động lại một hệ thống đúng cách - Ảnh 1.

- Shut down máy tính

- Tắt tất cả các thiết bị ngoại vi, bao gồm ổ cứng ngoài, CDROM, máy in.

- Rút phích cắm từ ổ cắm của tất cả các thành phần.

- Lưu ý rằng đèn LED có thể vẫn nhấp nháy trong khoảng một phút sau khi bạn cắt điện. Điều này là bình thường.

>> Tìm hiểu thêm: Start - Reboot - Shutdown trên Linux

2. Kết nối

Ngắt data cable dữ liệu cho tất cả các thiết bị ngoại vi không cần thiết (read - tất cả trừ bàn phím, chuột và màn hình).

Nếu bạn sẽ khôi phục dữ liệu từ ổ cứng ngoài, hãy xóa và sau đó kết nối lại cáp dữ liệu. Đảm bảo kết nối đúng.

3. Turn on

Đầu tiên, bật các thiết bị ngoại vi.

Khi các thiết bị ngoại vi được bật, hãy đợi chúng hoàn thành bất kỳ khởi tạo nào mà chúng có thể cần. Một vài phút thường là đủ.Bật máy tính lên.

Mục đích của reboot

Troubleshooting:

Reboot là gì? Làm thế nào để khởi động lại một hệ thống đúng cách - Ảnh 2.

Người dùng, nhân viên hỗ trợ hoặc quản trị viên hệ thống có thể sử dụng reboot như một kỹ thuật để khắc phục các lỗi trong phần mềm, ví dụ như rò rỉ bộ nhớ hoặc xử lý tài nguyên gây hại cho toàn bộ hệ thống hoặc để chấm dứt phần mềm độc hại. 

Mặc dù reboot không giải quyết được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, nhưng việc đặt một hệ thống trở lại trạng thái tốt giúp bạn có thể sử dụng trong một khoảng thời gian cho đến khi sự cố tiếp theo xảy ra.

Chuyển đổi hệ điều hành:

Với multi-boot system không có hypervisor, cần phải reboot để chuyển đổi giữa các hệ điều hành được cài đặt.

Offensive: 

Như đã nêu trước đó, các thành phần sẽ bị mất điện trong quá trình cold reboot; do đó, RAM sẽ có nguy cơ bị mất dữ liệu. Tuy nhiên, trong một cold boot attack, các cấu hình đặc biệt có thể cho phép một phần trạng thái hệ thống, như đĩa RAM, được bảo toàn thông qua reboot.

Cách Reboot

Để khởi động lại máy tính. Trong DOS, bạn có thể reboot bằng cách nhấn đồng thời các phím Alt, Control và Delete. Đây được gọi là warm boot. Bạn cũng có thể thực hiện một cold boot bằng cách tắt máy tính (turn off) và sau đó bật lại (turn on).

Trên PC chạy Microsoft Windows, bạn reboot bằng cách chọn tùy chọn "Shut Down" từ Start menu. Trên máy Mac, bạn reboot bằng cách chọn tùy chọn "Restart" từ Special menu.

Điểm khác nhau giữa Reboot và reset

Reboot là khởi động lại mà không thay đổi mọi thứ trên máy tính của bạn, mục đích là tắt và mở lại hệ điều hành. Trong khi đó Reset là đặt lại phần cứng hoặc phần mềm trở lại cài đặt mặc định, việc reset sẽ xóa sạch tất cả dữ liệu của bạn.

Khi nào cần sử dụng Reboot

1. Khi hoàn thành cập nhật cài đặt

Mặc dù bạn có thể thấy bản cập nhật cho hệ điều hành đang tải xuống hệ thống của mình, nhưng nhiều bản cập nhật chưa được cài đặt đầy đủ cho đến khi máy tính của bạn được khởi động lại. Nếu bạn không cập nhật hệ thống của mình, bạn có thể gặp nguy cơ bị vi-rút, ransomware tấn công hoặc một loại lây nhiễm phần mềm độc hại khác.

Khởi động lại máy (reboot) đảm bảo rằng mọi bản cập nhật phần mềm hoặc hệ điều hành đều được cài đặt đúng cách, giữ cho hệ thống của bạn an toàn trước nhiều mối đe dọa tấn công mạng.

2. Khi cần xóa bộ nhớ hệ thống

Khi bạn thực hiện các tác vụ khác nhau trên máy tính của mình, bộ nhớ sẽ được sử dụng cho từng tác vụ. Điều này bao gồm các tab trình duyệt hay ứng dụng được mở, v.v. Càng sử dụng nhiều bộ nhớ, hệ thống của bạn có thể càng chậm, dẫn đến các ứng dụng bị đóng băng hoặc bạn mất nhiều thời gian hơn để tải một trang web so với bình thường.

Đặt hệ thống của bạn ở chế độ ngủ sẽ không xóa bộ nhớ hệ thống và giải phóng các tài nguyên bộ nhớ đó. Lúc này máy cần khởi động lại (reboot) để làm tăng đáng kể khả năng phản hồi và tốc độ.

3. Giải quyết các vấn đề về ứng dụng

Bạn càng để một ứng dụng như email mở mà không khởi động lại càng lâu, thì càng có nhiều cơ hội gặp sự cố. Bạn đã bao giờ thấy rằng đột nhiên tìm kiếm của bạn không hoạt động trong chương trình email của bạn không? Hoặc nút con trỏ của bạn không đánh dấu văn bản một cách chính xác trong Word? Khởi động lại (reboot) có thể giải quyết những vấn đề đó và đưa ứng dụng trở lại hoạt động bình thường.

4. Khi gặp sự cố kết nối Internet hoặc Bluetooth

Khi PC không được khởi động lại (reboot) trong một thời gian, nó có thể bắt đầu gặp sự cố với kết nối Wifi hoặc Bluetooth với những thứ như bàn phím không dây. Khởi động lại sẽ đặt lại các kết nối đó và có thể giải quyết các vấn đề bạn đang gặp phải.

5. Khi thiết bị hoạt động chậm

Khi bạn không khởi động lại (reboot) thường xuyên, PC của bạn có thể trở nên chậm hơn theo thời gian. Email mở chậm hơn, trình duyệt mất thêm vài nhịp để phản hồi, tìm kiếm văn bản ứng dụng mất hơn 5 giây so với bình thường. Những giây đó cộng lại làm mất năng suất trong suốt một ngày. Khởi động lại thiết bị ít nhất một lần một tuần có thể giúp bạn duy trì hiệu suất ở mức tối đa và tránh các sự cố làm chậm máy và ảnh hưởng đến năng suất.

Theo Bizfly Cloud

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành Bizfly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: Bizfly Cloud Server, Bizfly CDN, Bizfly Load Balancer, Bizfly Pre-built Application, Bizfly Business Mail, Bizfly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của Bizfly Cloud tại đây.


TAGS: Reboot
SHARE